Cư dân ở TP.HCM khổ sở vì kiến ba khoang

4 More Years

Senior Member

Thời gian gần đây, TP.HCM bước vào mùa mưa, kiến ba khoang bắt đầu xuất hiện trở lại và tấn công người dân, đặc biệt cư dân sống tại các căn hộ cao tầng.

"10 năm ở TP.HCM, đây là lần đầu tiên mình bị dính nọc kiến ba khoang. Cảm giác bỏng rát, ngứa ngáy khó chịu", Văn Nguyện (28 tuổi, sống tại một chung cư ở TP Thủ Đức) cho biết.
Chia sẻ với Tri thức - Znews, Nguyện cho hay mình mới bị viêm da do kiến ba khoang vài ngày trước. Từ một vết nhỏ ban đầu, vết thương giờ đây lan ra khắp cổ, kéo dài xuống vai, lưng bụng và cánh tay, sưng đỏ.
"Nhà ở tầng 13, khi phát hiện có kiến ba khoang, mình đã nhanh chóng dọn nhà nhưng vẫn không tránh khỏi 'kiếp nạn'. Ban đầu, vùng da cổ chỉ có cảm giác ngứa ngáy, không nghĩ do kiến ba khoang nên gãi lấy gãi để. Có lẽ đó là lý do vết thương lan ra khắp cơ thể", Nguyện chia sẻ.
Sau khi biết mình bị dính nọc kiến ba khoang, Nguyện lập tức đến nhà thuốc. Sau khi biết tình trạng của mình không quá nghiêm trọng, chỉ cần rửa vết thương với dung dịch có màu xanh gây mất thẩm mỹ, anh quyết định chờ đợi để vết thương tự lành.

Vết thương do kiến ba khoang kéo dài từ cổ xuống vai Nguyện. Ảnh: NVCC.
kien ba khoang anh 1

kien ba khoang anh 1
Vết thương do kiến ba khoang kéo dài từ cổ xuống vai Nguyện. Ảnh: NVCC.

Kiểu viêm da phổ biến nhưng dễ chẩn đoán nhầm​

Theo bác sĩ chuyên khoa II Lê Vi Anh, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, vào mùa mưa, kiến ba khoang sinh sản mạnh mẽ, số người bị viêm da do dính nọc của loài vật này cũng tăng đáng kể.
Kiến ba khoang có mình thon dài, đuôi nhọn, các đốt ở bụng xen kẽ màu cam và đen. Nọc kiến ba khoang chứa độc tố pederin. Đây là chất có độc tố cao, gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA và ngăn chặn tăng sinh tế bào trong một khoảng thời gian.
Do đó, khi tiếp xúc với pederin trong dịch kiến ba khoang từ 1-2 ngày, phần da tiếp xúc sẽ xuất hiện các hồng ban, mụn nước, viêm kèm cảm giác bỏng rát. Các vết hồng ban xuất hiện trên da như đường bò của kiến trên cơ thể.
Theo bác sĩ Anh, hầu hết trường hợp dính nọc kiến ba khoang không quá nặng để gây ảnh hưởng đến tính mạng. Các triệu chứng tổn thương sẽ hết sau hơn một tuần xuất hiện.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể bị viêm kết mạc do bị dính nọc độc vào mắt.

kien ba khoang anh 2
Thời tiết ẩm ướt của TP.HCM vào mùa mưa tạo điều kiện cho kiến ba khoang sinh sản mạnh mẽ. Ảnh: Science Info.
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Trang, khoa Da Liễu - Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhiều người bệnh bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang bị chẩn đoán nhầm với Zona.
Zona là bệnh lý do virus Varricella-zoster. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng đám mụn nước nhỏ, rát đỏ, ở một bên cơ thể, theo đường đi của dây thần kinh. Đặc biệt, bệnh thường đi kèm các triệu chứng đau rất dữ dội.
Một số trường hợp bị chẩn đoán nhầm với bệnh Herpes. Herpes là bệnh do virus Herpes simplex gây nên với tổn thương là mụn nước nhỏ tập trung thành đám, ở vùng niêm mạc môi, sinh dục… Người bệnh thường có cảm giác ngứa, rát, châm chích.

Dính nọc kiến ba khoang bôi thuốc gì?​

Ngay sau khi tiếp xúc hay nghi ngờ tiếp xúc, mọi người nên rửa vết thương với nhiều nước sạch. Nếu bị tiếp xúc vùng mắt, cần rửa nhiều bằng nước muối sinh lý 0,9%.
Theo bác sĩ Quỳnh Trang, khi thấy mình có dấu hiệu bị dính nọc kiến ba khoang, mọi người có thể thuốc bôi tại chỗ như hồ nước, kem có chứa kháng sinh và corticoid. Trong trường hợp tổn thương lan rộng, gây phù nề nhiều hay có triệu chứng toàn thân, bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc uống như kháng histamine, kháng sinh, corticoid…
"Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi và điều trị, cần được khám bởi các bác sĩ có chuyên khoa. Nếu được điều trị đúng, bệnh thường khỏi sau 5-7 ngày", bác sĩ cho hay.
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo nếu kiến ba khoang xuất hiện, người dân nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì loài vật này rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.
Ngoài ra, người dân có thể ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà; sử dụng lưới chắn chuyên dụng, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào.
 
Thằng VGP ở TĐ nhức đầu vì kiến này lắm. Có xịt côn trùng r á. Mà đến mùa thể nào cũng có ng la làng bị cắn. :sweat: mà bọn này độc địa thiệt.

via theNEXTvoz for iPhone
 
người ta bảo nọc con này còn độc hơn cả rắn hổ mang nên chả có thiên địch thì phải
 
Nay tối lại ko dám mở cửa, đóng kín mít hết. Ở tít tầng 21, mà tối bật đèn là thể nào cũng có vài con bay vô. Phát hiện là phải xử ngay. Giết rồi cũng phải dùng cồn lau lại cái chỗ mà xác nó xịt nước ra, chứ chủ quan lỡ đụng vô thì dù nó khô rồi nó vẫn ngứa rát.
 
thời sv lần đầu gặp éo biết, lấy tay đập 1 phát nát bét, thế là ôn lằn mất mấy hôm. từ sau thấy chỉ dám gạt éo dám làm gì n cả
 
Thằng VGP ở TĐ nhức đầu vì kiến này lắm. Có xịt côn trùng r á. Mà đến mùa thể nào cũng có ng la làng bị cắn. :sweat: mà bọn này độc địa thiệt.

via theNEXTvoz for iPhone
Xịt ở dưới nó bay lên trên, ngày xưa tôi ở KTX tầng 10. Mấy lão không xịt không sao, chiều xịt tối kiểu gì cũng có vài con bay vào.
 
thời sv lần đầu gặp éo biết, lấy tay đập 1 phát nát bét, thế là ôn lằn mất mấy hôm. từ sau thấy chỉ dám gạt éo dám làm gì n cả
t lấy ngón tay búng nó đi thôi mà cũng dính lên tới khoé mắt, éo hiểu kiểu gì
TI4HjPD.png
 
Xịt ở dưới nó bay lên trên, ngày xưa tôi ở KTX tầng 10. Mấy lão không xịt không sao, chiều xịt tối kiểu gì cũng có vài con bay vào.
Ở đây thì xịt từ trên xuống dưới phen ko bỏ sót tầng. 1 lý do đơn giản ng của bên côn trùng ko có vân tay thang máy. Nên nhờ ng bấm lên tầng cao nhất r xịt xong thả thang bộ xuống tầng dứoi. Còn vì sao trên cũng có thì tôi chịu chắc thuốc ko xi nhê :byebye:
Mà ngộ cái là nhà tôi kế bên vgp cách nhau bờ tường thôi. Mà trong đó đầy. Nhà tôi méo có mới hay mặc dù nhà tôi cây cối nhiều

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có đợt tôi bị khắp cổ, bà hàng xóm có con ở mỹ đưa hộp thuốc bôi, 2 ngày sau là khô luôn. Ảo diệu vcl :stick: xài mấy cái thuốc bôi ngoài tiệm phải cả tuần
đó là anh ko biết mua thuốc chứ ra ngoài hiệu mua đúng loại bôi vài hôm là khỏi , thằng em tôi nó bị nó ăn kín 2 đùi may mà ko để lại sẹo
 
Hồi ở SG mình ở chung cư, trên tầng 8 vẫn bị con này đốt suốt. Thường bị đốt trong khi ngủ, sáng dậy mới thấy. Đau thì m không thấy đau lắm, vẫn trong mức chịu đựng bình thường. Nhưng mỗi lần bị nó đốt mình đều rơi vào trạng thái kiệt sức, kiểu làm gì cũng thấy mệt như nhiễm độc ấy. Mà khốn nạn là mấy con này nó quý mình, nhà 2 người nằm chung giường nó toàn đốt mình. :ops:
 
Nay tối lại ko dám mở cửa, đóng kín mít hết. Ở tít tầng 21, mà tối bật đèn là thể nào cũng có vài con bay vô. Phát hiện là phải xử ngay. Giết rồi cũng phải dùng cồn lau lại cái chỗ mà xác nó xịt nước ra, chứ chủ quan lỡ đụng vô thì dù nó khô rồi nó vẫn ngứa rát.
giống mình nhà tầng 23 mà đóng mít cửa, hôm trước đứng bên trong nhìn ra thấy 2 con đang bò ở ban công là bắt đầu thấy có mùi rồi
V092S5K.gif
 
thời sinh viên ở ktx khu A đến mùa là đau khổ vs bọn này, gần mấy bụi cây nên nó bay vào phòng, nó cum vào khăn tắm, quần áo đang phơi, mỗi lần bị vừa mưng mủ, vừa ngứa vừa rát suốt mấy ngày mới hết. Sao trên đời có con độc thế ko biết :ah:
 
Back
Top