Đức thúc đẩy chuyển đổi năng lượng và sản xuất năng lượng xanh

Build Back Better

Senior Member
Phát biểu họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck khẳng định cần phải tăng cường năng lực sản xuất các loại năng lượng tái tạo ở Đức và châu Âu.


Duc thuc day chuyen doi nang luong va san xuat nang luong xanh hinh anh 1
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck. (Nguồn: Reuters)
Ngày 21/2, chính phủ Đức đã xác nhận 3 biện pháp quan trọng, trong đó có hỗ trợ tài chính để thúc đẩy các công nghệ chuyển đổi năng lượng cũng như tăng cường sản xuất năng lượng xanh.

Phát biểu họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck khẳng định cần phải tăng cường năng lực sản xuất các loại năng lượng tái tạo ở Đức và châu Âu.

Theo ông Habeck, các biện pháp tập trung hỗ trợ tài chính cho những dự án đầu tư và công cụ phòng ngừa rủi ro cũng như điều chỉnh các điều khoản về thuế cho phép tăng tốc triển khai năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời ở phạm vi quốc gia và có thể cả hợp tác với các dự án châu Âu.

[Ủy ban châu Âu dự báo kinh tế Đức tăng trưởng nhẹ trong năm 2023]

Bộ trưởng Kinh tế Đức cũng cho biết những kế hoạch mới nhất của Đức sẽ song hành với đề xuất hôm 1/2 của Ủy ban châu Âu (EC) về việc cho phép tăng viện trợ nhà nước.

Mục đích là để cho phép Liên minh châu Âu (EU) cạnh tranh với các nền kinh tế khác như Mỹ - quốc gia đã đưa ra những khuyến khích tín dụng thuế cho các nguồn năng lượng tái tạo, hoặc Ấn Độ - quốc gia trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của thế giới.

Để đạt được mục tiêu trên, Đức phải tạo ra 57 gigawatt (GW) từ các tuabin gió mới trên đất liền, 22 GW từ các tuabin ngoài khơi và 150 GW từ năng lượng Mặt Trời. Tổng cộng, Đức muốn tiếp cận với 360 GW công suất năng lượng xanh vào năm 2030.

https://www.vietnamplus.vn/duc-thuc-day-chuyen-doi-nang-luong-va-san-xuat-nang-luong-xanh/847337.vnp
 
có ai có thuyết âm mưu giải thích vì sao Đức muốn thúc đẩy xe điện với năng lượng tái tạo không?
 
Làm gì cần thuyết âm mưu gì.

Xăng dầu thì như mấy bạn trên kia nói. Nếu đầu tư vào một thứ công nghệ mà công nghệ đó phụ thuộc vào thứ tài nguyên bản thân không có hoặc không có nguồn cung dồi dào dễ tiếp cận thì về lâu về dài chỉ có làm lợi cho đối thủ. Tuy đất hiếm, kim loại quý thì xe điện, điện xanh, hydrogen cũng cần (hydrogen cần ít hơn bên pin điện và càng ngày càng thay thế được nhiều nhé)... nhưng dù sao thì cũng còn có cách giải quyết được (là liên kết với nhiều nước có thể khai thác được - chứ còn Đức có mỏ lithium nhưng mà đào lên sợ bị dân đập cho vì ô nhiễm). Dù sao quy mô đào xúc của đám xanh nó vẫn nhỏ hơn đám hoá thạch nhiều.

Lý do nữa là nói chung xã hội dân chủ thì ngày nay khó mà ép dân họ theo mấy nguồn năng lượng bẩn như mấy xứ nào đó lắm. Nhiều khi chi phí cho nguồn lao động, năng lượng... cao vẫn có thể giải quyết được, chứ dân với công đoàn nó kéo đến trước cửa ép không cho xây nhà máy thì chịu. Thực ra dân Tây nó cũng muốn giữ nền sản xuất "vì lợi ích quốc gia" chứ, nhưng đến lúc có thằng xây cái nhà máy đầy khói không xa trường học của con thì ai nó chịu? Sang mấy nước như TQ thì sao mà mong chính quyền nó bảo vệ doanh nghiệp phương Tây như với doanh nghiệp TQ được? Với cả lúc xảy ra chuyện gì tầm cỡ quốc tế, có mà kiện củ khoai...


Còn hạt nhân thì xin mời đọc tình sử hạt nhân Pháp-Đức ở đây để biết thêm chi tiết:
https://nsebull.com/can-the-french-nuclear-industry-avoid-meltdown/

Trích đoạn
Meanwhile, with little accountability and oversight the industry became a state within a state, characterised by what one former insider calls “a serious lack of self-doubt”. This led to some terrible business decisions. In the early 2000s Framatome, the company that built reactors for EDF, developed ambitions of its own. Under new management—and a new name, Areva—it signed a contract with Finland to build a new type of plant, the European pressurised-water reactor (EPR), developed jointly with Siemens, a German conglomerate. Not to be outdone, EDF decided to build its own EPR at home in Flamanville, and sell others to China and Britain.

Areva and EDF both started construction before they knew what exactly they would build and how much it would cost. As often happens in Franco-German projects, the EPR was an unwieldy beast, not least because it had to satisfy both countries’ nuclear inspectors. The upshot is that neither reactor has yet produced much electricity. Both are way over budget. The Finnish project, at Olkiluoto, bankrupted Areva, whose reactors business EDF took over in 2017. The cost of Flamanville has gone from €3.3bn in 2007 (then $4.8bn) to €19bn (including financing) and counting.

[...]

More difficult still may be building the new reactors. EDF engineers have been working on a fresh design, called EPR2. Gone are many parts needed to comply with German rules. Components will be standardised. Instead of 13,309 different faucets and valves, the EPR2 is to sport only 1,205. And it will be built in pairs, with 18 months between the start of construction of the first and the second reactor.

Hạt nhân hợp với mấy nước tập trung quyền lực hoặc dân đông mà tương đối đồng đều. Nước Đức là một quốc gia phân tán quyền lực, phân tán luôn về mặt nhân lực nghiên cứu, kinh tế. Mà hồi trước, nếu như chung dự án rất to về hợp tác quốc phòng hay kinh tế với Pháp, khả năng cao quyền lãnh đạo cái dự án đó sẽ ngả dần sang Pháp (vốn có khả năng tập trung nhân lực, rồi là hệ thống gián điệp, quyền lực mềm... tốt hơn), kể cả bên chi tiền nhiều là Đức chăng nữa (cái dự án xe tăng chung bây giờ cũng thế).

Nhưng mà vẫn có thể chấp nhận được nếu như nó thành công. Thành công thì kệ cho Pháp lãnh đạo cũng được, có năng lượng ổn định thì là tốt, lúc ấy lo mà làm ăn những cái khác.
Tuy nhiên hạt nhân nó khá "cứng nhắc" và khó điều chỉnh linh hoạt theo điều kiện, quy định riêng của từng nước, nên khi phục vụ nhiều nước thì nó đâm rườm rà.
Hàn Quốc xây nhanh được vì họ có ít khách hàng quốc tế, chứ nếu nhiều khách hàng thì chả nhẽ lại làm bản thiết kế riêng cho mỗi nước.

Năng lượng tái tạo thì lại hợp với nước có cơ địa phân tán.

/
À, còn bây giờ tập trung vào hydrogen nhưng xe con thì đi đường pin điện là vì hiện tại thì công nghệ xe điện sạc trưởng thành hơn công nghệ hydrogen, mà quan trọng hơn là muốn hydrogen hoá đám công nghiệp nặng, điều hoà lưới điện với vận tải đường trường trước - bây giờ nguồn cung hydrogen đang còn hẻo.
 
Last edited:
Làm gì cần thuyết âm mưu gì.

Xăng dầu thì như mấy bạn trên kia nói. Nếu đầu tư vào một thứ công nghệ mà công nghệ đó phụ thuộc vào thứ tài nguyên bản thân không có hoặc không có nguồn cung dồi dào dễ tiếp cận thì về lâu về dài chỉ có làm lợi cho đối thủ. Tuy đất hiếm, kim loại quý thì xe điện, điện xanh, hydrogen cũng cần (hydrogen cần ít hơn bên pin điện và càng ngày càng thay thế được nhiều nhé)... nhưng dù sao thì cũng còn có cách giải quyết được (là liên kết với nhiều nước có thể khai thác được - chứ còn Đức có mỏ lithium nhưng mà đào lên sợ bị dân đập cho vì ô nhiễm). Dù sao quy mô đào xúc của đám xanh nó vẫn nhỏ hơn đám hoá thạch nhiều.

Còn hạt nhân thì xin mời đọc tình sử hạt nhân Pháp-Đức ở đây để biết thêm chi tiết:
https://nsebull.com/can-the-french-nuclear-industry-avoid-meltdown/

Trích đoạn


Hạt nhân hợp với mấy nước tập trung quyền lực hoặc dân đông mà tương đối đồng đều. Nước Đức là một quốc gia phân tán quyền lực, phân tán luôn về mặt nhân lực nghiên cứu, kinh tế. Mà hồi trước, nếu như chung dự án rất to về hợp tác quốc phòng hay kinh tế với Pháp, khả năng cao quyền lãnh đạo cái dự án đó sẽ ngả dần sang Pháp (vốn có khả năng tập trung nhân lực, rồi là hệ thống gián điệp, quyền lực mềm... tốt hơn), kể cả bên chi tiền nhiều là Đức chăng nữa (cái dự án xe tăng chung bây giờ cũng thế).

Nhưng mà vẫn có thể chấp nhận được nếu như nó thành công. Thành công thì kệ cho Pháp lãnh đạo cũng được, có năng lượng ổn định thì là tốt, lúc ấy lo mà làm ăn những cái khác.
Tuy nhiên hạt nhân nó khá "cứng nhắc" và khó điều chỉnh linh hoạt theo điều kiện, quy định riêng của từng nước, nên khi phục vụ nhiều nước thì nó đâm rườm rà.
Hàn Quốc xây nhanh được vì họ có ít khách hàng quốc tế, chứ nếu nhiều khách hàng thì chả nhẽ lại làm bản thiết kế riêng cho mỗi nước.

Năng lượng tái tạo thì lại hợp với nước có cơ địa phân tán.

mồm mép mấy thằng thổ tả như mày toàn nếu, nếu, rồi dùng feeling cứ như ta đây là thằng tiên tri, dẫn chứng toàn nguồn thổ tả wall of text, đúng bản chất bọn mọt giấy cánh tả được huấn luyện để định hướng thao túng bọn trẻ con. Lúc thiệt đến quyền lợi thì lẻo :rolleyes:

Gửi từ Samsung SM-F926U bằng vozFApp

Gửi từ Google Pixel 5 bằng vozFApp
 
Last edited:
Tao đã bao giờ làm gì mày, mà mày là giống diều quạ gì gáy nửa đêm thế. The Economist nó là tả cái đếch gì (bài kia nó gốc từ đó), mà về năng lượng nó vẫn đăng cả bài bênh lẫn chửi hạt nhân nhé.

Mà thôi tao cũng không việc gì nói với rác. Ignore mày luôn cho rảnh.
 
mồm mép mấy thằng thổ tả như mày toàn nếu, nếu, rồi dùng feeling cứ như ta đây là thằng tiên tri, dẫn chứng toàn nguồn thổ tả wall of text, đúng bản chất bọn mọt giấy cánh tả được huấn luyện để định hướng thao túng bọn trẻ con. Lúc thiệt đến quyền lợi thì lẻo :rolleyes:

Gửi từ Samsung SM-F926U bằng vozFApp

Gửi từ Google Pixel 5 bằng vozFApp

thế mày có thuyết âm mưu gì thì nói ra
 
Back
Top