Gặp khó vì quy định chỉ đánh bắt cá ngừ vằn từ 5 kg và cá trích dài 110 mm

Coagulation

Senior Member
Công văn cũng đề cập tới một số vướng mắc mà ngành thủy sản gặp phải. Đáng chú ý, quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên tại nghị định 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19-5-2024.

Quy định này có nhiều điểm chưa phù hợp đối với một số loài, cụ thể có sản lượng thương mại xuất nhập khẩu lớn toàn cầu.

Đơn cử với cá ngừ vằn, quy định chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác đối với loài này là 0,5 m tương đương size 5-7kg, trong khi tiêu chuẩn quốc tế đối với loài cá này là size 1,8 – 3,4kg

VASEP cho biết, trong quy định bảo tồn của châu Âu, không tìm thấy quy định về kích thước tối thiểu của cá ngừ, mà chỉ có một số loài nhạy cảm; kích thước tối thiểu cũng thay đổi khác nhau tuỳ từng vùng biển và nguồn lợi tại khu vực đó.

“Nội dung cơ bản là EU bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bằng các biện pháp như “hạn ngạch (quota), thời gian cấm biển, nghề khai thác…, chứ không thuần tuý chỉ bằng kích thước tối thiểu”- VASEP nêu trong kiến nghị.

Hiệp hội dẫn chứng, các tàu cá của Tây Ban Nha vẫn đánh bắt cá ngừ vằn dưới 1.5 kg và vẫn được cấp chứng nhận thủy sản khai thác (C/C). Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương cũng không có quy định kích thước tối thiểu một số loài cá ngừ, trong đó có ngừ vằn.

Tương tự, đối với cá trích xương, quy định chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác đối với loài này là 0,11 m. Tuy nhiên, trong thực tiễn khai thác ở Việt Nam mà doanh nghiệp thu gom được thường chiếm khoảng 1/3 lượng nguyên liệu loài này.

Mực ống (loligo edulis và loligo chinensis) cũng được quy định chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác đối với loài loligo edulis là 0.08 m và loài Loligo chinensis là 0,17 m. Điều này không phù hợp, vì hiện nay các loài mực ống trên theo thông lệ thương mại của khách hàng nhiều nước được xuất khẩu chủ yếu ở các size dưới 0.08 m.

Bên cạnh đó, còn có tôm sắt cứng, quy định chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 0.07 m. Trong khi ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, thông lệ thương mại của khách hàng nhiều nước và lượng tôm sắt cứng với các size dưới 0.07 m mà doanh nghiệp thu gom được để sản xuất, xuất khẩu chiếm trên 50% nguyên liệu.

Như vậy, các quy định trên sẽ khiến ngư dân phải thay đổi lưới có kích thước mắt lưới đáp ứng, các tổ chức quản lý cảng cá phải bổ sung tiêu chí ngư cụ vào phần kiểm tra cấp phép xuất - cập bến. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ thiếu trầm trọng nguyên liệu để thu mua sản xuất, xuất khẩu.
 
Ai không làm được đứng ra 1 bên cho cá tôm trở lại biển
r2DB4tw.gif
 
Đang sợ cái thẻ này lắm nên đành giết nhầm con hơn bỏ sót. Thêm cái thẻ nữa thì lại vỡ mồm không chỉ ngư dân đánh bắt mà cả công nhân chế biến đông lạnh.
 
Phải thế thôi chứ nhìn ngư dân giờ tận diệt mà thấy nản, tuần rồi đi Hồ Cốc thấy ngư dân đánh lưới dính rất nhiều trứng mực đã thành con gần nở thế mà mấy cha ngư dân gỡ cá ghẹ rồi bỏ đám trứng đó trên bờ cho khô héo, may tôi cứu dc mấy đùm trứng về ấp nở trong bể cá biển ở nhà :(, đám còn lại ngoài bãi chắc cả ngàn con mực sắp nở
 
Last edited:
Đang sợ cái thẻ này lắm nên đành giết nhầm con hơn bỏ sót. Thêm cái thẻ nữa thì lại vỡ mồm không chỉ ngư dân đánh bắt mà cả công nhân chế biến đông lạnh.
Ăn thẻ vàng eu 7 năm rồi, giờ nó cbi sang đánh giá lại. Nếu lần này ko đạt thì lên thẻ đỏ
 
Phải thế thôi chứ nhìn như dân giờ tận diệt mà thấy nản, tuần rồi đi Hồ Cốc thấy ngư dân đánh lưới dính rất nhiều trứng mực đã thành con gần nở thế mà mấy cha ngư dân gỡ cá ghẹ rồi bỏ đám trứng đó trên bờ cho khô héo, may tôi cứu dc mấy đùm trứng về ấp nở trong bể cá biển ở nhà :(, đám còn lại ngoài bãi chắc cả ngàn con mực sắp nở
Còn trò đánh bắt bằng mìn, phá nát luôn hệ sinh thái đáy biển
 
Cái lol gì cũng mang "chuẩn quốc tế" ra so. Trong khi chúng mày đã tận diệt gần hết rồi chứ có như biển của người ta đâu.
NCtxRtQ.png
Lúc chơi mìn, giã cào thì méo thấy lôi chuẩn quốc tế ra. Đánh cho biển trong nước hết mẹ cá, phải đánh trộm nước người ta thì cũng cạn mẹ lời :beat_brick:
 
Tư duy thích ăn hàng thiên nhiên nên vẫn còn tận diệt. Trừ khi thích ăn hàng đông lạnh như bọn tây lông thì may ra. Mà bên tàu họ ăn như nào nhỉ.
 
Phải thế thôi chứ nhìn ngư dân giờ tận diệt mà thấy nản, tuần rồi đi Hồ Cốc thấy ngư dân đánh lưới dính rất nhiều trứng mực đã thành con gần nở thế mà mấy cha ngư dân gỡ cá ghẹ rồi bỏ đám trứng đó trên bờ cho khô héo, may tôi cứu dc mấy đùm trứng về ấp nở trong bể cá biển ở nhà :(, đám còn lại ngoài bãi chắc cả ngàn con mực sắp nở
ngư dân nước ngoài chủ tàu nó phải đi học rồi thi lấy chứng chỉ chứ ở việt nam toàn loại thất học thì chấp làm gì
 
Tư duy thích ăn hàng thiên nhiên nên vẫn còn tận diệt. Trừ khi thích ăn hàng đông lạnh như bọn tây lông thì may ra. Mà bên tàu họ ăn như nào nhỉ.
tây lông cũng thích ăn hàng thiên nhiên thôi, cá hồi tự nhiên tươi sống = 10 giá cà hồi nuôi organic = 10 giá cá hồi nuôi công nghiệp = 10 giá cá hồi đông lạnh dc giám giá trong siêu thị nhé
chẳng qua là họ dân trí cao
 
Back
Top