GDP Mỹ tăng vượt dự báo, 'giấc mơ' Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới khó thành hiện thực

Bing AI

Senior Member

Thành tích nổi trội của nền kinh tế Mỹ trong năm ngoái khiến câu chuyện GDP của Trung Quốc một ngày nào đó sẽ vượt qua Mỹ bị lu mờ.

Mỹ đã vượt xa Trung Quốc trong cuộc đua giành vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới, một phần nhờ vào chi tiêu tiêu dùng vẫn đang vô cùng sôi động.


Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng 6,3% về mặt danh nghĩa - tức chưa được điều chỉnh theo lạm phát - trong năm 2023, vượt xa mức tăng 4,6% của Trung Quốc.

Trong khi một số thành tích vượt trội phản ánh mức lạm phát cao của Mỹ, kết quả năm 2023 một lần nữa nhấn mạnh rằng nền kinh tế Mỹ đang vươn lên một vị trí tốt hơn so với Trung Quốc sau thời kỳ đại dịch.

Tiến sĩ Eswar Prasad, người từng lãnh đạo nhóm nghiên cứu Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và hiện đang làm việc tại Đại học Cornell, cho biết: "Đó là một bước ngoặt đáng kinh ngạc".

"Thành quả hoạt động mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ, song song với những cơn gió ngược ngắn hạn và dài hạn mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt, khiến cho giả thuyết rằng GDP của Trung Quốc một ngày nào đó sẽ vượt qua Mỹ bị lu mờ đi", ông nói thêm.
GDP Mỹ tăng vượt dự báo, 'giấc mơ' Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới khó thành hiện thực
Mỹ đã vượt xa Trung Quốc trong cuộc đua giành vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới
Sự vượt trội về kinh tế được phản ánh trên thị trường chứng khoán của các quốc gia tương ứng. Chứng khoán Mỹ đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tuần này, trong khi chứng khoán Trung Quốc đang sa lầy vào thị trường giá xuống khiến hơn 6 nghìn tỷ USD vốn hóa "bốc hơi".
Vào đầu năm 2023, Hoa Kỳ được cho là sẽ rơi vào suy thoái khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để chống lại mức lạm phát cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.

Mặt khác, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ trải qua sự phục hồi nhanh chóng khi nước này mở cửa trở lại nền kinh tế hoàn toàn sau các đợt phong tỏa nghiêm ngặt để chống lại sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Dữ liệu GDP được công bố ngày 25/1 cho thấy nền kinh tế Mỹ kết thúc năm 2023 một cách thành công, tăng trưởng thực tế đạt 3,3% so với cùng kỳ trong quý IV. Lạm phát đang trên đường quay trở lại mục tiêu 2% của Fed và nỗi lo về suy thoái kinh tế đang mờ dần.
Thị trường bất động sản lao dốc và giảm phát nặng nề tại Trung Quốc
Ngược lại, Trung Quốc đang phải vật lộn dưới sức nặng của cuộc khủng hoảng bất động sản đã kéo dài nhiều năm và chuỗi giảm phát tồi tệ nhất trong khoảng 25 năm trở lại đây.
Xuất khẩu từng là trụ cột quan trọng của tăng trưởng đã suy yếu vào năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tăng vọt và chính quyền địa phương đang gánh quá nhiều nợ.

Trong khi số liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế nước này đã đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hàng năm là 5,2% vào năm 2023, vẫn có những nghi ngờ rằng đây không phải là bức tranh chân thực về những gì đang diễn ra.
Chắc chắn GDP danh nghĩa không phải là cách duy nhất để đo lường quy mô nền kinh tế của một quốc gia. Các nhà kinh tế cũng sử dụng cái gọi là ngang giá sức mua (PPP), cố gắng tính đến sự khác biệt về giá giữa các quốc gia đối với cùng một hàng hóa hoặc dịch vụ.

Trên cơ sở đó, theo tính toán của Bloomberg Economics, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ vào khoảng năm 2016. Để dễ hình dung, vào thời điểm đó, với 1 USD ở Trung Quốc bạn sẽ mua được nhiều hơn những gì có thể mua được tại Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát không cho rằng đó là cách tốt nhất để đo lường sức mạnh kinh tế trên trường thế giới. Vì vậy, GDP danh nghĩa được coi là một chỉ báo tốt hơn.
Phục hồi kinh tế sau đại dịch
Ông Josh Lipsky, cựu cố vấn IMF, hiện là Giám đốc Trung tâm Địa kinh tế của Hội đồng Đại Tây Dương nhận định: "Đại dịch đã che đậy rất nhiều điểm yếu sâu sắc và mang tính cấu trúc của Trung Quốc và sẽ kéo dài suốt thập kỷ, tùy thuộc vào khả năng cải cách của họ".
Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Adam Posen, cho rằng Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm những điểm yếu tiềm ẩn của nền kinh tế khi đóng cửa toàn bộ nền kinh tế và xã hội trong thời kỳ đại dịch.

Điều đó khiến các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ tăng tích trữ tiền mặt vì họ không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đây là một căn bệnh mà ông Posen gọi là "Covid kéo dài về kinh tế", một tình trạng mãn tính được đánh dấu bằng sự thiếu sức sống và uể oải kéo dài.
GDP Mỹ tăng vượt dự báo, 'giấc mơ' Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới khó thành hiện thực
Nguồn: Bloomberg

Trong khi đó, Mỹ đã khiến các nhà kinh tế ngạc nhiên về khả năng phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch. Một số người như Posen thậm chí còn nghi ngờ rằng đất nước này có thể đang trên đà tăng trưởng năng suất, điều này sẽ cho phép nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn mà không tạo ra lạm phát.
 
Thằng làm thuê học mót được vài ngón nghề đòi bật lại thằng chủ với suy nghĩ: "Tao không làm thuê cho mày nữa thì chết cụ mày". Hề hước vãi lỏ.
Còn tuyên bố nó không làm thuê nữa là cả thế giới khủng hoảng kinh tế vì phụ thuộc vào nó mà.
 
Còn tuyên bố nó không làm thuê nữa là cả thế giới khủng hoảng kinh tế vì phụ thuộc vào nó mà.
Quan trọng là ông chủ, còn thằng làm thuê không có thằng này sẽ có thằng khác thay thế.Giờ Tầu đang sml vì tư bản phương Tây chuyển dần sx ra khỏi Tầu qua các nước khác
 
Mỹ có thể tăng gấp đôi GDP bằng cách tăng gấp đôi dân số thông qua nhập cư.

Với diện tích như Mỹ thì dân số 600 triệu người vẫn còn là rộng.
 
tính cmt chữi nhưng nghĩ lại trước sau gì cũng xoá thớt, thôi để rồ mẽo mất não vào thông cho nhau vậy, haizz :tire:
Còn t thì éo rồ thằng nào, mỗi sáng đi làm t phải đóng lạm phát cho nước mẽo là t cay thôi :tire:
Tôi thấy anh chửi mỹ từ thớt này qua thớt khác, khổ thân anh nếu thấy khổ quá thì anh về mẹ VN đi chứ lên này chửi đổng làm gì cho nó cay? Không thì anh cũng chỉ là phường mặt ngoài thì chửi nhưng mặt trong thì bú liếm mỹ thôi.
 
tính cmt chữi nhưng nghĩ lại trước sau gì cũng xoá thớt, thôi để rồ mẽo mất não vào thông cho nhau vậy, haizz :tire:
Còn t thì éo rồ thằng nào, mỗi sáng đi làm t phải đóng lạm phát cho nước mẽo là t cay thôi :tire:
In tiền thì nước éo nào mà chả in $ .Gãy đổ chuỗi cung ứng vì covid chắc cũng tại thằng Mỹ ? Mấy thằng bên châu Âu cũng lam phát sml chắc cũng vì nó xài tiền đô chắc ?
 
In tiền thì nước éo nào mà chả in $ .Gãy đổ chuỗi cung ứng vì covid chắc cũng tại thằng Mỹ ? Mấy thằng bên châu Âu cũng lam phát sml chắc cũng vì nó xài tiền đô chắc ?
Đi học đi a tạch, tôi cũng lười giải thích vì sao rồi. Mít mót xoá bao thớt rồi, để rồ mấy a vào thông nhau vậy :D
 
Tôi thấy anh chửi mỹ từ thớt này qua thớt khác, khổ thân anh nếu thấy khổ quá thì anh về mẹ VN đi chứ lên này chửi đổng làm gì cho nó cay? Không thì anh cũng chỉ là phường mặt ngoài thì chửi nhưng mặt trong thì bú liếm mỹ thôi.
2 chuyện ko liên quan, chuyện cá nhân của tôi chưa đến lượt a ý kiến
 
Đi học đi a tạch, tôi cũng lười giải thích vì sao rồi. Mít mót xoá bao thớt rồi, để rồ mấy a vào thông nhau vậy :D
Những nước bên châu Âu có tung tiền ra giúp dân giống Mỹ hay không thì tôi dek biết có điều họ cũng bi đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa từ TQ y chang thằng Mỹ này vậy .Giả sử cung tiền không thay đổi ( không có tung tiền ra ) mà hàng hóa khan khiếm hơn cũng là tiền đề để lạm phát đấy.
 
tính cmt chữi nhưng nghĩ lại trước sau gì cũng xoá thớt, thôi để rồ mẽo mất não vào thông cho nhau vậy, haizz :tire:
Còn t thì éo rồ thằng nào, mỗi sáng đi làm t phải đóng lạm phát cho nước mẽo là t cay thôi :tire:
A đang ở đâu vậy, nếu đang ở mỹ thì tức là a có sự lựa chọn và tự a chọn
Còn nếu a ở vn thì hơi lạ

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mà t thấy anh hotmia gì chửi Mỹ thì sao nhỉ. Đất nước tự do , lãnh đạo làm ăn như lone coca làm con dân phải lao động nhiều hơn để sinh sống. Các anh cứ bảo về VN , về VN chửi lãnh đạo để đi tù à.
 
Mà t thấy anh hotmia gì chửi Mỹ thì sao nhỉ. Đất nước tự do , lãnh đạo làm ăn như lone coca làm con dân phải lao động nhiều hơn để sinh sống. Các anh cứ bảo về VN , về VN chửi lãnh đạo để đi tù à.
Nghe bảo mỗi ngày đi làm để gánh lạm phát chắc là dân nhập cư k được bú quyền lợi
 
Back
Top