Giá nguyên liệu tăng chóng mặt, doanh nghiệp cầm cự không tăng giá

manoao

Senior Member
Mặc dù nhiều nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng cao, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng cầm cự, tìm cách để không tăng giá sản phẩm bán ra thị trường.

Ông Phạm Văn Long - Giám đốc Cty CP Thực phẩm dinh dưỡng Lolifood cho biết, thời gian gần đây, giá nguyên vật liệu để sản xuất các loại ngũ cốc dinh dưỡng của công ty ông liên tục tăng cao, từ 5 - 10% so với trước đây.

Cụ thể, giá các loại hạt như óc chó, hạnh nhân hiện đang tăng tới 10%, các loại hạt đậu và nhiều loại hạt khác cũng tăng khoảng 5%.
"Việc tăng các loại nguyên liệu đầu vào này khiến việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu tăng giá sản phẩm thì khách hàng sẽ là người chịu thiệt thòi. Chinh vì vậy, sau khi cân nhắc và tính toán, chúng tôi chấp nhận giảm lợi nhuận để không tăng giá bán cho khách hàng của mình", ông Long chia sẻ.

Cũng theo ông Long, việc không tăng giá bán này sẽ làm công ty giảm từ 2 - 3% lợi nhuận.

sieu-thi-15502792.jpeg

Nhiều doanh nghiệp gồng mình không tăng giá bán sản phẩm. (Ảnh: Báo công thương).

"Giữa lúc khó khăn, chúng tôi chấp nhận đồng hành cũng khách hàng", ông Long nhấn mạnh.

Cũng theo ông Long, để đối mặt với tình trạng nhiều nguyên liệu tăng giá, công ty ông hiện đang thực hiện biện pháp tăng số lượng sản xuất để tiền công và chi phí hao mòn giảm xuống. Nói cách khác là lấy số lượng nhiều để bù chi phí.

Tuy nhiên, ông Long cũng cho biết, nếu thời gian tới đây, giá nguyên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng, thì công ty của ông sẽ buộc phải tìm kiếm thêm nhiều giải pháp để giá thành sản phẩm được ổn định.

Cụ thể, công ty có thể tìm kiếm những sản phẩm mới, với chi phí đầu vào thấp hơn, giá thành rẻ hơn, để khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm này.

Cũng trong tình trạng tương tự, ông Kiều Đình Lương - Giám đốc Công ty Cổ phần Thảo dược Nature Herb cho biết, các sản phẩm nhãn hàng thảo dược Mộc Nam của công ty ông đều sử dụng nguyên liệu thảo dược Việt, mà gần đây giá các loại thảo dược trên thị trường liên tục tăng cao 5-12%.

Cụ thể giá linh chi, hà thủ ô tăng tới 12%, hương thảo, hương nhu, bưởi và nhiều loại khác cũng tăng khoảng 5-6%.

Ngoài ra, chi phí sản xuất cũng tăng từ 5-7% do các dây chuyền chiết xuất công xuất lớn tiêu tốn điện và nước và dung môi cao trong khi tình hình giá xăng dầu, điện nước tăng.

Chi phí tăng cao, trong khi để giữ giá sản phẩm không tăng, công ty chỉ còn cách chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ uy tín và niềm tin cho đối tác và khách hàng, sử dụng sản phẩm với giá hợp lí nhất.

Bên cạnh đó, công ty ông Lương hiện đang phải áp dụng nhiều biện pháp tiết giảm chi phí như: Tối ưu chi phí marketing, giảm các hoạt động quảng cáo không hiệu quả, tập trung chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chi phí nhân sự cũng được tối ưu, nâng cao hiệu quả làm việc, cắt giảm các vị trí không cần thiết.


Tương tự, ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Cty Cổ phần cà phê Haki chia sẻ, giá cà phê nguyên liệu mà công ty ông nhập về hiện nay đã tăng 100% so với năm ngoái.

Tuy nhiên, để chia sẻ gánh nặng này với khách hàng, công ty ông Chí chấp nhận giảm 50% lợi nhuận và chỉ tăng giá 50% giá bán cho khách hàng.

"Chúng tôi hiện đang phải gồng mình chống chọi với cơn bão giá nguyên liệu đầu vào, nếu giá vẫn tiếp tục tăng như thế này chúng tôi chắc chắc phải tính đến việc cho nhân công làm việc luân phiên để chia sẻ khó khăn với công ty", ông Chí cho hay.
 
Back
Top