Giáo sư y khoa đòi từ chức, y tế Hàn Quốc rơi vào đợt khủng hoảng mới

Một bài viết nhiệt tình dài thượt nhưng lại là đoán/lái lý do biểu tình của người ta => dư luận viên của chính phủ hàn quốc, chó thứ cấp của các tập đoàn hàn quốc.
Thím hơi quá lời, mặc dù cái bài kia tôi nhìn thấy ít nhất 2 lần ở voz. Bọn như anh ấy nói là culi là bọn học hành đàng hoàng, làm ~100h/tuần, đối mặt với kiện tụng suốt ngày; và thu nhập ngang với thu nhập chung là xứng đáng. Đm, câu này ở xứ nào đó thì thôi, chứ ở xứ khác thì đấy, đứng sang 1 bên cho người khác làm rồi đấy. Còn đánh tráo sang địa vị xã hội, tôi đã nói rồi, tiền ít thì không có địa vị gì hết.
 
Một chính sách làm tăng khối lượng công việc cho chính lực lượng lao động đang bị quá tải thì họ phản đối thôi.
Nhóm phản đối là các bác sĩ, giáo sư thuộc các bệnh viện đào tạo (thường chính là các bệnh viện công top đầu ở thành phố lớn). Đây chính là lực lượng bác sĩ đang bị quá tải. Lí do:
1. Ngoài khám chữa bệnh, họ còn thêm 1 chức năng là đào tạo - hướng dẫn - quản lý sinh viên y.
2. Cũng như ở VN, ở Hàn Quốc cũng vậy, bệnh nhẹ thì khám ở bệnh viện địa phương - phòng khám - bệnh viện tư, bệnh nặng thì đẩy vô các bệnh viện công top đầu. Mặc dù ở Hàn có những bệnh viện viện tư nhân có lực lượng bác sĩ rất giỏi cùng với thiết bị hiện đại, nhưng kèm theo đó là chi phí đắt đỏ, cũng chỉ phục vụ cho nhóm khách hàng có tiền.
Biện pháp của chính phủ là tăng số lượng sinh viên lên để đào tạo nhiều bác sĩ hơn. Chính sách này chính là trực tiếp tăng khối lượng công việc đè lên đầu của nhóm bác sĩ, giáo sư đang quá tải vì họ phải đào tạo, hướng dẫn nhiều sinh viên.
  • Công việc đã quá tải, lại đè thêm việc, chất lượng công việc sẽ giảm xuống. Bản chất nhóm bác sĩ này không thiếu tiền, dù thu nhập không bằng làm tư nhưng họ vẫn nằm trong top nhóm ngành nghề thu nhập cao
  • Chính phủ có thể tăng thêm số lượng bệnh viện đào tạo, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc giảm bớt tiêu chuẩn để đạt yêu cầu bệnh viện đào tạo, chất lượng đào tạo cũng giảm theo.
Trong khi đó, sinh viên Y ra trường có xu hướng chạy theo nơi có việc nhẹ, lương cao. Chính là các bệnh viện tư, mà tốc độ phát triển của các bệnh viện tư này lại ăn đứt bệnh viện công. Một bệnh viện nổi lên là nhiều khi trong vài năm có thể phát triển ra vài chi nhánh, cứ nhìn tốc độ phát triển của các chuỗi phòng khám ở VN là rõ. Trong khi bệnh nặng thì đa số chui vô bv công lớn.
Cho nên giải pháp hiện tại của chính phủ Hàn chưa biết có giải quyết vấn đề quá tải ở tương lai hay ko? Nhưng trước mắt sẽ vắt kiệt sức lực lượng bác sĩ - giáo sư vốn đã quá tải.
 
Back
Top