khoe Gợi ý điểm du lich dịp lễ 30/4: Khu Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam - Di tích Quốc gia Đặc biệt ở Tây Ninh

Pattie

take a small step everyday
tayto
Chỉ còn vài ngày nữa là đến 30/4-1/5 - một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm, tin vui là có khá nhiều thím đang băn khoăn chưa biết nên đi đâu và làm gì :D
Ở topic này, Pattie gợi ý các thím một lựa chọn nho nhỏ để tham khảo, đảm bảo tiêu chí ngon - rẻ - vui vẻ - mát mẻ - yên tĩnh trong những ngày nghỉ ngắn ngủi:

Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam - Di tích Quốc gia Đặc biệt ở Tây Ninh



20206e3cc767-38c2-4a7d-ac5b-1016d3626f50.jpg

Khu Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là một trong 112 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam, tọa lạc tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh 64 km, giáp ranh giới Campuchia.
Khu di tích còn được biết tới với những tên gọi khác, như:
  • R (mật danh của Trung ương Cục miền Nam);
  • Căn cứ Chàng Riệc (gọi theo tên khu rừng đặt Căn cứ);
  • Căn cứ Phạm Hùng (đồng chí Phạm Hùng từng giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục trong một thời gian dài);
  • Căn cứ địa Bắc Tây Ninh.

20202dfbb145-ae3f-4209-8a5e-72720d82b269.jpg


20204f3161fb-6362-424d-a513-96983bde4f16.jpg


202013c64ebb-26d2-42b6-be1a-abf5b6c884b7.jpg

Quyết định 548/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Ngày 23/01/1961, Hội nghị lần thứ 3 của Bộ Chính trị (Ban chấp hành Trung ương khoá III) đã quyết định thành lập Trung ương cục miền Nam, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường Nam Bộ.

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam có ý nghĩa quan trọng trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là bộ phận đầu não chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam. Từ tháng 2/1962 tất cả các cơ quan Trung ương Cục miền Nam đều chuyển về Khu căn cứ Bắc Tây Ninh (Nay là Di tích lịch sử quốc gia Đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam). Trung ương Cục miền Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là chứng tích quan trọng của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta được sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Là địa bàn chiến lược rất quan trọng, với địa hình rừng núi trải rộng nối liền cực Nam Trung bộ với đồng bằng Tây Nam bộ giúp xây dựng hệ thống căn cứ liên hoàn, tạo thế vững chắc cho lực lượng kháng chiến, cũng là nơi được sự chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo cách mạng miền Nam cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.


Gợi ý lịch trình:
  • Lộ trình khoảng 140 km - 150 km tùy điểm xuất phát, vozers tự google maps nhá :D
  • Khuyến khích các vozers nên có mặt ở căn cứ khoảng 6h sáng, vì khu di tích rất rộng, nếu đến nơi vào buổi trưa, khi đi tham quan sẽ rất mệt và đuối, có câu "Tây Ninh nắng cháy da người" đấy
(thực tế thì ko đến nỗi nắng như vậy, vì dù sao thì mình cũng đi dạo trong rừng, nhưng đối với người chưa quen khí hậu Tây Ninh sẽ ko chịu được thời tiết tháng 4 ở nơi này)

Có 2 lựa chọn như sau:

--> Lựa chọn 1:
  • Xuất phát từ 3-4h sáng, để khi đến Căn cứ là khoảng 6h sáng, lựa chọn này không khuyến khích đối với những ai đem gấu theo (đi sớm làm gấu mệt -> gấu cáu -> mất vui).
  • Đi vào khu căn cứ chơi: đi theo bảng chỉ dẫn hoặc hỏi các chú ở đó, sẽ được hướng dẫn tận tình điểm đi tham quan, vì ở trong đó rất rộng, rộng 70 ha, gồm 03 phân khu, Pattie không thể hướng dẫn hết, trừ khi cho Pattie đi theo :sexy_girl: ( just kidding), các thím có thể tham khảo qua phần review ảnh bên dưới)
  • Chơi xong về ghé thị trấn Tân Châu/ thành phố Tây Ninh (nếu di chuyển từ hướng Bình Dương/ Tp.HCM) hoặc Kà Tum (nếu di chuyển từ Bình Phước) ăn uống, nghỉ ngơi, mai về.
Cụ thể chỗ nghỉ, ăn, uống ở Tân Châu/ Kà Tum thì các thím tham khảo bên lựa chọn thứ 2.​

--> Lựa chọn 2: Đi từ khoảng 1-2h chiều để chiều tối thì đến nghỉ ngơi ở điểm cách Căn cứ ~20 km, sáng dậy sớm đi chơi.
  • Đối với những ai di chuyển từ hướng Bình Dương/ Tp.HCM - khu Căn cứ:
    • Đến thị trấn Tân Châu, thuê nhà nghỉ để cất đồ, tắm rửa, quần nhau với gấu (trường hợp khi đi du lịch có mang theo gấu) :sexy_girl:, sau đó ra thị trấn ăn uống, ngồi hóng gió ở Cầu Suối Dây, rồi về ngủ sớm, giữ sức cho ngày mai còn đi chơi.
    • Gợi ý nhà nghỉ, quán ăn, uống:
      • Nghỉ: khoản này Pattie ko rành rồi, theo lời ông anh thì có nhà nghỉ Hoa Hồng, còn lại thì các thím chịu khó đi loanh quanh kiếm vậy hehehe
      • Ăn: gà thì quán Lộc phát, hải sản ăn quán Bờ Kè, sang hơn thì Kỳ Quan Anh Đào, đơn giản thì Ốc Đêm, 8 Reo, Bèo lô 7, bò thì ăn ở Kà Tum ngon hơn,...
      • Uống: Đi dạo quanh thị trấn có khá nhiều quán cà phê đẹp, các thím tự chọn quán nhe.
    • Đi vào khu căn cứ chơi: đi theo bảng chỉ dẫn hoặc hỏi các chú ở đó, sẽ được hướng dẫn tận tình điểm đi tham quan, vì ở trong đó rất rộng, rộng 70 ha, gồm 03 phân khu, Pattie không thể hướng dẫn ở đây được, các thím có thể tham khảo qua phần review ảnh bên dưới.
  • Đối với những ai di chuyển từ Bình Phước - khu Căn cứ:
    • Đến Kà Tum, thuê nhà nghỉ để cất đồ, tắm rửa, quần nhau với gấu (trường hợp khi đi du lịch có mang theo gấu):sexy_girl:, sau đó đi ăn uống, dạo chợ, rồi về ngủ sớm, giữ sức cho ngày mai còn đi chơi.
    • Gợi ý nhà nghỉ, quán ăn, uống (google địa chỉ theo các tên bên dưới):
      • Nghỉ: Nhà nghỉ 191, Nhà nghỉ Uyên Khang, đây là các nhà nghỉ sạch sẽ, mới xây, nếu vozer yêu thiên nhiên thì khuyến khích chọn Nhà nghỉ 191, có chuồng chim bồ câu, nhiều chim và nhiều cây xanh.
      • Ăn: Quán Thúy An, Mỹ Linh, Chi Nguyễn
      • Uống: Trà sữa Z-Tea, Cà phê Thư giãn (bên cạnh quán ăn Chi Nguyễn), Cà phê Uyên Khang (cạnh nhà nghỉ Uyên Khang).
    • Đi vào khu căn cứ chơi: đi theo bảng chỉ dẫn hoặc hỏi các chú ở đó, sẽ được hướng dẫn tận tình điểm đi tham quan, vì ở trong đó rất rộng, rộng 70 ha, gồm 03 phân khu, Pattie không thể hướng dẫn ở đây được, các thím có thể tham khảo qua phần review ảnh bên dưới.
Lưu ý:
-> Ăn sáng trước khi xuất phát, vì dọc đường mình ko biết quán ăn nào ngon để review cả :(
-> Chuẩn bị áo mưa, kem chống muỗi, nón tai bèo (hoặc vào Nhà đón tiếp mua nón kỷ niệm)
-> NÊN ghé chợ Tân Châu/ Kà Tum mua trái cây, bánh mì, gà quay mang theo, vì trong khu Căn cứ không có bán đồ ăn (ngon).


Clip một đoạn đường đi:



Nhìn rất mát mẻ đúng không nè ^^


(xem tiếp ở #2, #3, #4)


---------------------------------
Photo editor: @(Tieu_Phong)
Bài viết có tham khảo một số thông tin từ wiki, Cục Di sản văn hóa
Copy vui lòng ghi rõ nguồn Next.voz.vn
 
Khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam rộng 70 ha, gồm 03 phân khu: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

1. Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Tháng 3 năm 1951, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (khóa II) quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam, do đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư, đồng chí Lê Đức Thọ làm Phó Bí thư. Sau đó, đồng chí Lê Đức Thọ được cử làm Bí thư, đồng chí Phạm Hùng làm Phó Bí thư. Ngày 6/9/1954, Bộ Chính trị quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam, lập lại Xứ ủy Nam Bộ và các Khu ủy.

Ngày 23/01/1961, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) quyết định thành lập lại Trung ương Cục miền Nam. Đầu 1965, Trung ương Cục được giao nhiệm vụ chỉ đạo Nam bộ và cực Nam Trung bộ, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Xứ ủy Nam bộ, đảm nhận trọng trách Bí thư Trung ương Cục.

Trong giai đoạn 1967 – 1975, đồng chí Phạm Hùng làm Bí thư; các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Đáng và Hoàng Văn Thái làm Phó Bí thư Trung ương Cục.

Khu căn cứ được xây dựng tại rừng Chàng Riệc, Rùm Đuôn giữa rừng nguyên sinh với nhiều tầng cây che phủ.Hệ thống nhà ở và phòng làm việc trong căn cứ nổi trên mặt đất, toàn bộ cột, kèo, đòn tay đều làm bằng gỗ, mái được lợp bằng lá trung quân. Các hầm trú ẩn thường làm kế cận nhà ở và làm việc, chìm vào lòng đất.

Hiện nay, di tích này được quy hoạch thành hai khu vực chính:

  • Khu di tích: phục hồi nhà thường trực, hội trường lớn, hội trường nhỏ, nhà bảo vệ, văn phòng, bếp Hoàng Cầm, nhà ở và làm việc của các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Võ Văn Kiệt, Phạm Hùng..., hệ thống giao thông hào, ụ chiến đấu và hầm hàm ếch, phân bố đều trên toàn tuyến.
  • Khu tưởng niệm gồm: nhà đón tiếp, trưng bày, khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Tổng diện tích xây dựng của khu vực này là 750m2.
2. Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Ngày 20/12/1960, tại Trảng Chiêng, xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập và cử ra Ủy ban Trung ương lâm thời. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trải qua các kỳ đại hội sau:

- Đại hội Đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ nhất (từ ngày 16/2 - 3/3/1962), lần thứ hai (từ ngày 11 - 18/11/1964);
- Từ ngày 15 - 20/8/1967, tại vùng căn cứ địa Bắc Tây Ninh, Đại hội bất thường của Mặt trận đã thông qua Cương lĩnh chính trị làm cơ sở cho việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là Đại hội lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng.

Khu di tích này phân bố bên dòng Suối Chò, gồm 3 phân khu chức năng khác nhau:
  • Khu di tích gốc gồm: nhà bảo vệ, nhà giao liên, nhà khách, nhà các đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, bếp Hoàng Cầm, hội trường và một số đoạn giao thông hào, hầm trú ẩn…;
  • Khu tưởng niệm gồm: nhà bia, nhà đón tiếp, nhà trưng bày;
  • Khu bảo tồn: gắn với cảnh quan thiên nhiên.

3. Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

Từ ngày 6 - 8/6/1969, tại rừng Tà Nốt, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn.

Khu Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với diện tích là 60 ha, được chia làm ba khu vực:
  • Khu di tích gốc gồm: nhà làm việc, nhà ăn, bếp Hoàng Cầm, hầm trú ẩn, giao thông hào.
  • Khu tôn tạo gồm: nhà đón tiếp, trưng bày, phòng khách, nhà làm việc, nhà bia;
  • Khu bảo tồn: gắn với cảnh quan thiên nhiên.
-----

2020672b2578-106f-4d0e-9640-cce2aabdabd9.jpg

2020005a5913-d756-4c0d-92ae-c9df89afaa49.jpg

20206c625d6a-1411-47c8-89a1-cd4229af6a2e.jpg

202093ce52c3-15f3-41ab-a8b5-f76ff4b7b4fd.jpg

Khu di tích Ban An ninh
một trong số những công trình nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội 2010



2020e05f23d9-bdc3-44f2-86ad-498d8a4315f2.jpg

Chiến sỹ Đoàn 180- An ninh vũ trang bắn cháy xe tăng của Mỹ trên quốc lộ 22 tỉnh Tây Ninh, năm 1967


2020f3dc0db7-6653-46e2-8034-75242172bf1c.jpg

Xe tăng của Mỹ bị mấy anh ở trên bắn cháy xong đem về trưng :sexy-girl:


2020a72c7752-3d2d-43ed-a145-a65d27e33139.jpg

Nhà đón tiếp
Nhìn từ ngoài vào, ở bên phải nhà đón tiếp này có một quầy nước
của một chị mặc áo bà ba, chị này khá là vui vẻ, dễ thương và nhiệt tình,
cà phê siêu ngon, lúc ghé đây mải tám chuyện
nên quên chụp hình quầy nước cũng như hình chị rồi,

thím nào đi về nhớ khoe ảnh chị ấy nha :D


20204d2bd4a5-8c18-4c62-8a4c-d568e62fb447.jpg

Trích cảm tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến ghé thăm


2020f5c29552-885e-4db5-8c57-0c192c1fc825.jpg

Đường vào khu Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam


2020f351a0bb-8d67-4395-9515-22152502c058.jpg

Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam
Ra đời sau khi Trung ương Cục được thành lập tháng 1-1961 đã giúp

Trung ương Cục xây dựng tổ chức các cơ quan Trung ương Cục, các khu ủy, tỉnh ủy, quận, huyện ủy
và cơ sở đảng không ngừng lớn mạnh, góp phần đưa cách mạng miền Nam giành thắng lợi bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử


20206007ff11-93fc-440b-83b7-3561ff2d5480.jpg

Đảng ủy các cơ quan Dân Chính Đảng
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khối Cơ quan Đảng ủy Dân Chính Đảng được Trung ương Cục giao nhiệm vụ lãnh đạo công tác tư tưởng và tổ chức xây dựng Đảng ở các ban, ngành Trung ương Cục và tổ chức quân sự hóa toàn căn cứ.
Năm 1968, Đảng ủy Dân Chính Đảng đã động viên toàn Đảng bộ, nhân dân xuống đường vào Sài Gòn cùng với quân dân toàn miền Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa Xuân Mậu Thân vào đầu não của địch giành thắng lợi lớn, buộc địch phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Paris, rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam vào năm 1973.
Tháng 4/1968, Trung ương Cục tách Đảng ủy Dân Chính Đảng ra khỏi căn cứ và chỉ định đồng chí Huỳnh Thanh Mua (Hai Chiến) làm Bí thư và giao nhiệm vụ mới. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục, Đảng ủy đã chỉ đạo toàn Đảng bộ chuẩn bị mọi điều kiện tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Đảng ủy cùng với Ban quân quản, quân dân Thành phố Sài Gòn xây dựng chính quyền cách mạng, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội thành phố. Đến tháng 4/1977 Đảng ủy Dân Chính Đảng Trung ương Cục miền Nam được Trung ương Đảng ra Quyết định giải thể sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.


20207bd9b83c-dec0-44ac-ba90-e14b3b15fe30.jpg

Mô hình hội trường Nguyễn Ái Quốc miền Nam (tiền thân của Học viện Chính trị Khu vực II)


20205ab13fc6-dca6-451f-a174-3d70a993ea42.jpg

202088241738-0f1a-4777-9cf0-5a55d8c849f6.jpg

Ban Kinh tài Trung ương cục miền Nam
Theo thông tin lịch sử được ghi trên bia đá đặt tại công trình Nhà bia lưu niệm Ban Kinh tài Trung ương cục miền Nam thời kỳ 1961-1962, thì ngày 23/1/1961, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam bộ. Tháng 10/1961, tại Hội nghị lần thứ nhất Trung ương cục miền Nam (Mã Đà - Chiến Khu Đ), Ban Kinh tài (Kinh tế tài chính) của Xứ ủy đổi thành Ban Kinh tài Trung ương cục miền Nam do đồng chí Võ Chí Công, Phó bí thư Trung ương cục miền Nam làm Trưởng ban.

Ban Kinh tài Trung ương cục miền Nam giữ vai trò là cơ quan tham mưu của Trung ương cục miền Nam trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kháng chiến trước mắt và lâu dài. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương cục miền Nam, Ban Kinh tài đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng kinh tế, tài chính kháng chiến ngày một vững mạnh; bảo vệ phát triển sản xuất vùng giải phóng, lợi dụng kinh tế địch để bồi dưỡng phát triển kinh tế kháng chiến; tiếp nhận chi viện kinh tế tài chính từ hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam; góp phần xây dựng hậu cần tại chỗ cho cách mạng miền Nam.



202031986d1b-5d57-4f7d-a318-7bf3bfa9d105.jpg

Ban kiểm tra Trung ương Cục miền Nam
72 năm trước, ngày 16-10-1948, tại Chiến khu Việt Bắc, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Nghị quyết thành lập Ban Kiểm tra Trung ương. Ban Kiểm tra Trung ương Cục miền Nam là cơ quan chuyên trách của Đảng, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong thời kỳ chiến tranh ác liệt.



20209927007b-4ffe-4c2c-a1da-f1fd732e1065.jpg

202043f0ad26-8368-4eed-beed-1330b1b34136.jpg

20205130d169-bd05-4af3-b4d4-6aad122d45c7.jpg

Công trình chào mừng 70 năm Trường Đảng miền Nam


202052bf9754-c396-474d-b03c-2f34808de88c.jpg

Ban Dân vận Trung ương cục miền Nam


Những năm gần đây, do thời gian bào mòn, khu Căn cứ Trung ương Cục miền Nam đã xuống cấp nghiêm trọng, tháng 2/2020, tỉnh Tây Ninh quyết định đầu tư trên 440 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo 22 di tích, hạng mục di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020.
----------------------------------------
Photo editor: @(Tieu_Phong)
Bài viết có tham khảo một số thông tin từ wiki, Cục Di sản văn hóa
Copy vui lòng ghi rõ nguồn Next.voz.vn
 
Từ tháng 2/1962 tất cả các cơ quan Trung ương Cục miền Nam đều chuyển về Khu căn cứ Bắc Tây Ninh (Nay là Di tích lịch sử quốc gia Đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam).

2020bb0f6d80-38a4-48e2-9be2-bad36a523d7e.jpg

2020cfc49bee-21af-493e-a3a4-c911df4fdca8.jpg

20203ae3f036-d377-4e6a-83f5-5e40a1d65ea2.jpg

202041a269ee-8fcc-4486-968f-6cf31dfd5883.jpg

202074d0097f-5836-49c4-8b4e-1d9c7e98902a.jpg

20206280df9b-fdd6-469f-80b0-842304d0d87c.jpg

20205f833726-21bf-4361-826a-a1e8f8460756.jpg

2020b83c2993-7b90-443b-a665-f99cb74cad38.jpg

2020c3225b6a-1ee8-4a4c-ae7a-6aa83fb4f931.jpg

20207ad36a33-8892-488b-9a06-6ce4679e6bd2.jpg

202039d3eb59-f54f-4ea2-9d46-d3a421239021.jpg

------------------------------------
Photo editor: @(Tieu_Phong)
Bài viết có tham khảo một số thông tin từ wiki, Cục Di sản văn hóa
Copy vui lòng ghi rõ nguồn Next.voz.vn
 
Thêm một số ảnh:

202036976b34-bb61-4357-9959-9ea68b38b883.jpg

2020d483d044-ba6f-46b0-8b62-cf3665271924.jpg

2020a08fc12a-947b-42f1-b17c-3a193a4155d9.jpg

202091670d39-43b3-4981-b774-315791abe09f.jpg

2020f24e632e-2879-4b91-a01a-159e786183d2.jpg

2020d55f02c9-a011-4c27-89e1-4d81512ab1b3.jpg

202042aafe6a-d01a-4715-bbb2-c2100c116b47.jpg


Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Xứ ủy Nam Bộ, tiếp đó là Trung ương Cục miền Nam, đã được xây dựng ở nhiều nơi, nhưng thời gian ở Bắc Tây Ninh là dài nhất, có những quyết định đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam

---------------------------------
Photo editor: @(Tieu_Phong)
Bài viết có tham khảo một số thông tin từ wiki, Cục Di sản văn hóa
Copy vui lòng ghi rõ nguồn Next.voz.vn
 
trong ngày chẳng có cái gì để chơi cả. chủ yếu rừng rừng và rừng.
có đi thì đi thành nhóm chứ đi couple để có ý định thử cảm giác lạ với thiên nhiên thì tập xác định coi chừng cướp - giết - hiếp :go:
 
trong ngày chẳng có cái gì để chơi cả. chủ yếu rừng rừng và rừng.
có đi thì đi thành nhóm chứ đi couple để có ý định thử cảm giác lạ với thiên nhiên thì tập xác định coi chừng cướp - giết - hiếp :go:
thím yên tâm vụ cướp - giết - hiếp nếu đi vào dịp lễ 30/4 - 1/5, vì dịp này khá đông người đi chơi ở đây, đặc biệt là dân bản xứ, chốt trạm dọc đường cũng rải rác đều đặn

hôm qua mình mới đi về, dù là ngày thường nhưng cũng ko hề vắng (như lúc đầu mình tưởng) :D

còn về quan điểm "chẳng có gì để chơi" thì do sở thích mỗi người thôi, bản thân mình thì rất thích mấy câu này của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao"

:D
 
Back
Top