Hàng nghìn người Anh được thử nghiệm vaccine chống ung thư

melody350g

Senior Member
Bệnh nhân đầu tiên ở xứ sở sương mù được thử nghiệm vaccine chống ung thư là ông Elliot Pfebve, 55 tuổi, người mắc ung thư trực tràng. Ông đã được tiêm vaccine tại bệnh viện Đại học Birmingham.

Vaccine được nghiên cứu đánh giá về bệnh ung thư trong thử nghiệm ung thư đại trực tràng dựa trên một phân tử gọi là mRNA, công nghệ tương tự được sử dụng cho vaccine COVID-19.

Vaccine ung thư mRNA khác với vaccine thông thường. Trọng tâm của vaccine không phải là phòng ngừa mà được sử dụng như loại thuốc cá nhân hóa, nhằm huấn luyện hệ thống miễn dịch của người mắc chống lại bệnh ung thư. Để có liều vaccine, chuyên gia sẽ lấy mẫu khối u và mô khỏe mạnh của người bệnh, sắp xếp trình tự DNA và RNA, so sánh mức độ khác nhau để xác định đột biến, lấy làm kháng nguyên cho vaccine.

Sau khi tiêm vào cơ thể, vaccine mRNA sẽ huấn luyện các tế bào tạo ra một phần protein ung thư (kháng nguyên) giống với kháng nguyên đã được xét nghiệm trước đó của bệnh nhân. Sau đó, hệ miễn dịch sẽ phát triển kháng thể chống lại chúng.

Ông Iain Foulkes, Giám đốc điều hành nghiên cứu và đổi mới tại trung tâm nghiên cứu Cancer Research UK, cho biết: "Thật vô cùng thú vị khi các bệnh nhân ở Anh bắt đầu tiếp cận với vaccine ung thư được cá nhân hóa cho bệnh ung thư ruột. Công nghệ này tiên phong trong việc sử dụng vaccine dựa trên mRNA để làm nhạy cảm hệ thống miễn dịch của con người, từ đó phát hiện và nhắm mục tiêu vào bệnh ung thư ở giai đoạn sớm nhất".

Những thử nghiệm lâm sàng này rất quan trọng trong việc giúp nhiều người sống lâu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống và thoát khỏi nỗi sợ hãi về bệnh ung thư. Nếu thành công, vaccine sẽ là yếu tố thay đổi trong việc ngăn ngừa sự khởi phát hoặc quay trở lại của bệnh ung thư ruột.

Hiện loại vaccine này do công ty BioNTech của Đức và Genentech của Mỹ cùng phát triển, đang trong quá trình thử nghiệm và chưa được phê duyệt.

Trước mắt, Anh sẽ tập trung thử nghiệm đầu tiên vào ung thư đại trực tràng, da, phổi, bàng quang, tuyến tụy và thận. Các dạng ung thư khác có thể được bổ sung trong thời gian tới.
1717386138649.png
Trước mắt, Anh sẽ tập trung thử nghiệm đầu tiên vào ung thư đại trực tràng, da, phổi, bàng quang, tuyến tụy và thận. Các dạng ung thư khác có thể được bổ sung trong thời gian tới.
 
các fen biết giá bao nhiêu ko nhỉ, giá dưới 500 củ thì ko ngần ngại dắt cả nhà đi chích ngay
JHEIEZC.png

ngoài ung thư thì tôi còn hãi thêm cái tiểu đường
aLfPNwl.jpg
 
các fen biết giá bao nhiêu ko nhỉ, giá dưới 500 củ thì ko ngần ngại dắt cả nhà đi chích ngay
JHEIEZC.png

ngoài ung thư thì tôi còn hãi thêm cái tiểu đường
aLfPNwl.jpg
Nhà a có điều kiện nhỉ, vd giá cơ bản như a nói thì 2 vợ chồng 2 đứa con + cha mẹ 2 bên thì tiền chích là 4 tỷ
 
các fen biết giá bao nhiêu ko nhỉ, giá dưới 500 củ thì ko ngần ngại dắt cả nhà đi chích ngay
JHEIEZC.png

ngoài ung thư thì tôi còn hãi thêm cái tiểu đường
aLfPNwl.jpg
Cái này gọi là Vaccine nhưng nó ko phải Vaccine phòng bệnh, nó là một loại thuốc và có khả năng điều chỉnh cá nhân hóa, tức là anh phải phát hiện có khối u rồi, người ta sẽ trích lấy gien của khối u đó, tìm phần đột biến, chế tạo Vaccine dựa trên đột biến đó, rồi tiêm trở lại cơ thể để dạy hệ miễn dịch tiêu diệt khối u có đột biến đó...
 
Nhà a có điều kiện nhỉ, vd giá cơ bản như a nói thì 2 vợ chồng 2 đứa con + cha mẹ 2 bên thì tiền chích là 4 tỷ
cũng có điều kiện thật, thời này bán lô đất là lo được mà, sức khỏe là vàng
con cái thì còn nhỏ, tạm thời ko chích cũng đc, chờ lớn giá nó sẽ down xuống thôi
xếp theo ưu tiên ai nguy cơ cao thì chích trước
d1gwKaw.png
 
Trọng tâm của vaccine không phải là phòng ngừa mà được sử dụng như loại thuốc cá nhân hóa, nhằm huấn luyện hệ thống miễn dịch của người mắc chống lại bệnh ung thư. Để có liều vaccine, chuyên gia sẽ lấy mẫu khối u và mô khỏe mạnh của người bệnh, sắp xếp trình tự DNA và RNA, so sánh mức độ khác nhau để xác định đột biến, lấy làm kháng nguyên cho vaccine.
Như này là mỗi bệnh nhân sẽ lấy mẫu khác nhau à.
 
Trọng tâm của vaccine không phải là phòng ngừa mà được sử dụng như loại thuốc cá nhân hóa, nhằm huấn luyện hệ thống miễn dịch của người mắc chống lại bệnh ung thư. Để có liều vaccine, chuyên gia sẽ lấy mẫu khối u và mô khỏe mạnh của người bệnh, sắp xếp trình tự DNA và RNA, so sánh mức độ khác nhau để xác định đột biến, lấy làm kháng nguyên cho vaccine.
Như này là mỗi bệnh nhân sẽ lấy mẫu khác nhau à.
từng chữ một có trong đoạn đấy luôn đi hỏi thêm là sao :ops:
 
Trọng tâm của vaccine không phải là phòng ngừa mà được sử dụng như loại thuốc cá nhân hóa, nhằm huấn luyện hệ thống miễn dịch của người mắc chống lại bệnh ung thư. Để có liều vaccine, chuyên gia sẽ lấy mẫu khối u và mô khỏe mạnh của người bệnh, sắp xếp trình tự DNA và RNA, so sánh mức độ khác nhau để xác định đột biến, lấy làm kháng nguyên cho vaccine.
Như này là mỗi bệnh nhân sẽ lấy mẫu khác nhau à.
cá nhân hóa chi phí cao lắm. Chắc phải 1 củ đô/người
 
cá nhân hóa chi phí cao lắm. Chắc phải 1 củ đô/người
Cái này về chuyên môn y học t ko biết là làm thủ công hay áp dụng máy móc được. Nếu áp dụng máy móc được thì chắc ko đắt đến mức fen nói đâu
 
Back
Top