Hỏi ngu: Tại sao nhà ống (nhà dân) thường xây các tầng cao bằng nhau ?

Yang Yena

Senior Member
Nhà A 3 tầng, Nhà B ngay cạnh 4 tầng. Chiều cao tầng 1A = 1B, 2A = 2B.... Khi đó là ban công sẽ ngang nhau và trèo được qua giữa nhau. Chẳng phải như thế sẽ tăng nguy cơ bị trộm này nọ. Nếu xây cách nhà (có khoảng trống hoặc có nhà bé ở giữa) thì không xảy ra chuyện này

Liệu có yêu cầu về kiến trúc lúc thiết kế (dễ hơn, ổn định hơn) ?
Liệu có yêu cầu nào về luật trong xây dựng ?

Mong được thông não
 
Do giới hạn mỗi lầu của nhà phố là 3.4m mà lớp bê tông nền là >0.1m, lớp trần thạch cao >0.2m để che đà rồi nên thực tế lọt lòng 1 tầng tầm 3m.

Làm thấp thì ngột, cao thì vướng quy định & cầu thang phải làm dài ra nên Bác nhìn same same nhau là thế.
 
Last edited:
Để tối đa diện tích thì xây sát mép. Chiều cao giữa các tầng thì theo một mức độ nên nó cao bằng nhau. Ban công giữa các tầng bằng nhau thì rào vào thôi. Ban công bằng nhau là một chuyện. Nóc nhà như nhau kia kìa.

Gửi từ Samsung SM-N975U1 bằng vozFApp
 
Thường ở tp thì do quy hoạch, còn ở quê thì loanh quoanh có mấy ông thầu đó thôi. Có nơi chỉ có 1 cty xây nhà, nếu không phải cty đó thì giấy tờ không thông, ai duyệt cho mà xây.
 
Tất cả đều do quy hoạch và công năng sử dụng:
Thứ nhất, quy hoạch chiều cao nhà phố (cấp 4) thì cũng ở một chiều cao mái.
Thứ 2, do công năng sử dụng thì chiều cao các tầng tầm 3.3m vì nó vừa tầm mắt & không khi lưu thông dễ chịu và đi ống ngầm âm trần dễ dàng.
=> Các tầng sẽ bị giống nhau.
Tuy nhiên có một số nhà họ biến tấu thiết kế như lệch tầng này nọ vẫn được.
 
Để tối đa diện tích thì xây sát mép. Chiều cao giữa các tầng thì theo một mức độ nên nó cao bằng nhau. Ban công giữa các tầng bằng nhau thì rào vào thôi. Ban công bằng nhau là một chuyện. Nóc nhà như nhau kia kìa.

Gửi từ Samsung SM-N975U1 bằng vozFApp
Hỏi ngu tiếp: nếu nhà A xây sau, nếu xây từng tầng bằng với từng tầng nhà xây trước đó thì có được lợi gì trong thi công không nhỉ (kiểu lợi dụng được chỗ đứng/sắt thép/tăng độ ổn định hơn)
 
Hỏi ngu tiếp: nếu nhà A xây sau, nếu xây từng tầng bằng với từng tầng nhà xây trước đó thì có được lợi gì trong thi công không nhỉ (kiểu lợi dụng được chỗ đứng/sắt thép/tăng độ ổn định hơn)
Mỗi nhà xây trước xây sau thì đều là móng riêng cột riêng tường riêng với nhau hết mà lợi dụng cái gì. Lợi dụng nhà hàng xóm nó kiện cho đập bỏ thì bỏ mẹ.
Chỉ có các mảnh đất quá nhỏ ko đủ tiêu chuẩn xây dựng cao theo ý muốn thì có thể hợp khối cùng xây 1 lúc để đc xây cao thì có.
 
chiều cao mỗi lầu có quy định hết chứ đâu phải muốn xây cao bao nhiêu là xây đâu
 
Hỏi ngu tiếp: nếu nhà A xây sau, nếu xây từng tầng bằng với từng tầng nhà xây trước đó thì có được lợi gì trong thi công không nhỉ (kiểu lợi dụng được chỗ đứng/sắt thép/tăng độ ổn định hơn)
Không có liên quan gì nhau. Càng không đụng đến nhau càng tốt. Đụng một chút thôi đủ rối.
 
  • Thứ nhất, do kiến trúc nếu xây cùng thời thì thường hay cùng kiểu kiến trúc dẫn tới cao độ same same nhau.
  • Thứ hai, xây sàn sàn nhau nhìn nó đẹp hơn là xây nhà cao thấp khác nhau, cái này là do sở thích của gia chủ.

Còn luật chỉ giới hạn chiều cao công trình tại vị trí xây dựng thôi chứ ko ai giới hạn từng tầng chỉ được xây tầng 1 bao nhiêu m, tầng 2 bao nhiêu mét cả.

Sent from Xiaomi Redmi Note 7 using vozFApp
 
Hỏi ngu tiếp: nếu nhà A xây sau, nếu xây từng tầng bằng với từng tầng nhà xây trước đó thì có được lợi gì trong thi công không nhỉ (kiểu lợi dụng được chỗ đứng/sắt thép/tăng độ ổn định hơn)
Không
Vì thường khi xây sau nhà a sẽ phải xây hụt vào vài li đất, tức là làm sao ko được dựa tường vào nhà b=>2 nhà độc lập gioàn toàn

Nhưng có nhiều trường hợp thầu đất nó mua cả lô to rồi chia ra nhiều lô nhỏ để xây thì các nhà chung lô này sẽ chung tường chung móng => tiết kiệm vật liệu và công xây nhưng vẫn đảm bảo tính chắc chắn
 
chiều cao mỗi lầu có quy định hết chứ đâu phải muốn xây cao bao nhiêu là xây đâu
  • Thứ nhất, do kiến trúc nếu xây cùng thời thì thường hay cùng kiểu kiến trúc dẫn tới cao độ same same nhau.
  • Thứ hai, xây sàn sàn nhau nhìn nó đẹp hơn là xây nhà cao thấp khác nhau, cái này là do sở thích của gia chủ.

Còn luật chỉ giới hạn chiều cao công trình tại vị trí xây dựng thôi chứ ko ai giới hạn từng tầng chỉ được xây tầng 1 bao nhiêu m, tầng 2 bao nhiêu mét cả.

Sent from Xiaomi Redmi Note 7 using vozFApp
@@
 
  • Thứ nhất, do kiến trúc nếu xây cùng thời thì thường hay cùng kiểu kiến trúc dẫn tới cao độ same same nhau.
  • Thứ hai, xây sàn sàn nhau nhìn nó đẹp hơn là xây nhà cao thấp khác nhau, cái này là do sở thích của gia chủ.

Còn luật chỉ giới hạn chiều cao công trình tại vị trí xây dựng thôi chứ ko ai giới hạn từng tầng chỉ được xây tầng 1 bao nhiêu m, tầng 2 bao nhiêu mét cả.

Sent from Xiaomi Redmi Note 7 using vozFApp
Tùy nơi mà có những quy định khác nhau, có nơi chỉ yêu cầu chiều cao nhà không vượt quá chiều cao quy định, nhưng cũng có nơi thì yêu cầu đến cả chiều cao tầng cũng phải bằng nhau, hỏi chính quyền thì họ sẽ bảo: do quy định về quy hoạch đô thị chỗ đó như vậy, chứ chẳng dựa vào luật chung nào cả, mỗi nơi mỗi kiểu.
 
Tùy nơi mà có những quy định khác nhau, có nơi chỉ yêu cầu chiều cao nhà không vượt quá chiều cao quy định, nhưng cũng có nơi thì yêu cầu đến cả chiều cao tầng cũng phải bằng nhau, hỏi chính quyền thì họ sẽ bảo: do quy định về quy hoạch đô thị chỗ đó như vậy, chứ chẳng dựa vào luật chung nào cả, mỗi nơi mỗi kiểu.

Quy hoạch thì chỉ mặt tiền những khu đô thị mới thôi (số ít), còn đa phần thì vẫn ko có quy định bắt buộc.

Sent from Xiaomi Redmi Note 7 using vozFApp
 
toàn trả lời tào lao ko liên quan:
1/ về phía chủ thầu:
  • đa số công trình dân dụng VN ko qua kỹ sư thiết kế mà toàn all in one một thằng thầu xây nhà sẽ lo hết từ lên bản vẽ, xin giấy phép xây dựng, thủ tục...đến thuê thợ hồ, đổ bê tông.... Vậy nên thiết kế nhà đại đa số là học lỏm, học vẹt từ một vài nguồn nào đó.
  • vì xây nhà ống bt chủ nó cũng chả trả thêm nếu làm cầu kỳ này nọ, xây sao bền chắc bên ngoài hợp nhãn là đc. Vậy nên sáng tạo làm gì? Một khuôn rập ra.
  • là xây càng cao càng tốn vật liệu và nguy hiểm vì phá cách rất dễ xảy ra trục trặc. Vì vậy thầu cạnh tranh nhau thì chắc bài nhất xây phần thô y một bài là xong.
  • còn xây thấp thì ít người làm, ít tiền quá thì làm chứ bt phải bằng nhà bên hoặc cao hơn.

2/ phần gia chủ
- cái này bao giờ bạn xây nhà sẽ hiểu tâm lý. Đau đầu lắm
 
Last edited:
Nhà A 3 tầng, Nhà B ngay cạnh 4 tầng. Chiều cao tầng 1A = 1B, 2A = 2B.... Khi đó là ban công sẽ ngang nhau và trèo được qua giữa nhau. Chẳng phải như thế sẽ tăng nguy cơ bị trộm này nọ. Nếu xây cách nhà (có khoảng trống hoặc có nhà bé ở giữa) thì không xảy ra chuyện này



Mong được thông não
Chỗ nhà tôi mỗi nhà 1 kiểu, nhà sau cao hơn nhà trc.
 
Nhà A 3 tầng, Nhà B ngay cạnh 4 tầng. Chiều cao tầng 1A = 1B, 2A = 2B.... Khi đó là ban công sẽ ngang nhau và trèo được qua giữa nhau. Chẳng phải như thế sẽ tăng nguy cơ bị trộm này nọ. Nếu xây cách nhà (có khoảng trống hoặc có nhà bé ở giữa) thì không xảy ra chuyện này



Mong được thông não
xây cao hay thấp còn tùy tỉ lệ dài- rộng nhà, sẽ có những mốc vd 3,9-3,8-4,1-4(chuẩn thiết kế xây trần tầng 1)
Và con tùy là nhà bạn ở vị trí nào(ở hẻm, ở đường dal lớn), ở mặt đường thì thường phải xây 4,1 m vì đường xá sẽ nâng theo thời gian.
Tầng 1,2 sẽ xây cao (4,1-3,9) vì phải đổ đà dày và thường là phòng chức năng(bếp, phòng khách...) từ tầng 3 trở lên thường là trần thấp lại 3,5-3,6 m tùy chủ nhà muốn xây sao!
À đây là xây nhà ống liền ko chung móng nha!
 
Back
Top