Hỏi về sách kỹ năng đàm phán

danny94

Senior Member
Chào các bác, hiện tại công việc em đang cần đàm phán thương lượng ngày càng nhiều. Cụ thể hơn là đàm phán với đối tác, thương lượng với anh em cấp dưới và khách hàng. Thậm chí là những cuộc gặp với đối thủ cạnh tranh.

Mà em chợt nhận ra gần đây các cuộc đàm phán thương lượng của em thường không đạt hiệu quả cao, em hay rơi vào tình trạng "kèo dưới". Dẫn tới khó khăn khi chốt các mục tiêu hợp tác.

Em tạo thread nhờ các bác có kinh nghiệm về kỹ năng này thì cho em lời khuyên hoặc có cuốn sách nào tâm đắc thì gợi ý để em bổ trợ nha.

Chân thành cảm ơn!!!
 
Khá là hay, nhưng phải nghiền ngẫm và thực hành thì mới ứng dụng được. Đọc như đọc truyện tranh tiểu thuyết thì tai trái ra tai phải.:confident:
gggg.jpg
 
Biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
Đàm phán cũng vậy nếu biết được thóp người đó thì mình ở cửa trên còn không biết thì ở cửa dưới hoặc hên xui. Trước khi đàm phán phải nghiên cứu đối thủ biết càng nhiều càng tốt để có lợi cho đàm phán còn chả biết gì thì họ nắm được thóp mình thì mình chịu thua thiệt thôi.
Ngoài ra kỹ năng mềm, nhìn nhận đối thủ nữa nói chung cái này thuộc thành phần tâm lý con người, cũng như đi xin việc giờ deal mức lương nào là hợp? Nếu như có nội gián chân trong ở công ty đang định tuyển biết họ cần người đảm nhiệm công việc đó, biết được lương mà người trước đã nhận thì có thể đàm phán mức lương tưng xứng hoặc cao hơn còn cũng như thế nhưng không biết họ trả bao nhiêu đòi nhiều nhỡ may họ từ chối mà mình cần việc do đó hạ thấp xuống đòi ít đi thì mình thiệt.
 
Biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
Đàm phán cũng vậy nếu biết được thóp người đó thì mình ở cửa trên còn không biết thì ở cửa dưới hoặc hên xui. Trước khi đàm phán phải nghiên cứu đối thủ biết càng nhiều càng tốt để có lợi cho đàm phán còn chả biết gì thì họ nắm được thóp mình thì mình chịu thua thiệt thôi.
Ngoài ra kỹ năng mềm, nhìn nhận đối thủ nữa nói chung cái này thuộc thành phần tâm lý con người, cũng như đi xin việc giờ deal mức lương nào là hợp? Nếu như có nội gián chân trong ở công ty đang định tuyển biết họ cần người đảm nhiệm công việc đó, biết được lương mà người trước đã nhận thì có thể đàm phán mức lương tưng xứng hoặc cao hơn còn cũng như thế nhưng không biết họ trả bao nhiêu đòi nhiều nhỡ may họ từ chối mà mình cần việc do đó hạ thấp xuống đòi ít đi thì mình thiệt.

Thường trước khi bắt đầu cuộc gặp, mình có chuẩn bị tìm hiểu kỹ lưỡng về đối phương rồi, cũng như dự phòng trước các tình huống xảy ra.
Nhưng vào thực tế đến bước chốt mục tiêu, đôi khi mình ở cửa trên nhưng lại chưa đủ mạnh tay ra kèo có lợi về mình, vì tâm lý sợ bị bể kèo đó.
 
Chào các bác, hiện tại công việc em đang cần đàm phán thương lượng ngày càng nhiều. Cụ thể hơn là đàm phán với đối tác, thương lượng với anh em cấp dưới và khách hàng. Thậm chí là những cuộc gặp với đối thủ cạnh tranh.

Mà em chợt nhận ra gần đây các cuộc đàm phán thương lượng của em thường không đạt hiệu quả cao, em hay rơi vào tình trạng "kèo dưới". Dẫn tới khó khăn khi chốt các mục tiêu hợp tác.

Em tạo thread nhờ các bác có kinh nghiệm về kỹ năng này thì cho em lời khuyên hoặc có cuốn sách nào tâm đắc thì gợi ý để em bổ trợ nha.

Chân thành cảm ơn!!!
Khá là hay, nhưng phải nghiền ngẫm và thực hành thì mới ứng dụng được. Đọc như đọc truyện tranh tiểu thuyết thì tai trái ra tai phải.:confident:
View attachment 2364137
@do_vu Đọc vị bất kì ai cuốn đỏ hay nhé, cuốn xanh mình không biết nên chưa mua nhưng xét về đàm phán sách của Cohen là best “ Bạn có thể đàm phán bất cứ điều gì”, mỏng như 2 cuốn thím kia giới thiệu thôi nhưng nó dạy đàm phán từ ma lanh, khôn vặt đến Win - Win, chính trị - chợ búa đều xài láng :shame:
 
Được ăn cả ngã về ko. - nguyên tác khi đàm phán đấy. Anh cứ coi như là mặc cả ấy, anh muốn cái này ở mức 8 thôi, nhưng khi gặp đối tác thì anh cứ bảo tao cần 100. Doạ nạt các kiểu con đà điểu vào. Sợ ngay
 
Liều ăn nhiều ví dụ đàm phán giá 100 chẳng hạn, mình thì đòi 100 nhưng họ chỉ trả 80 thôi giờ là để 100 hay để 80. Nếu như liều 100 không đồng ý thì thôi có thể họ sẽ theo nhưng có thể họ từ chối. Do đó quyết định 100 hay 80 tuỳ thuốc vào các yếu tố bên ngoài mà thu thập được xung quanh cái hàng hoá đang đàm phán đó. Nếu như biết thằng kia nó cần hàng thì có thể nâng lên 110 nó phải chịu nhưng nó không cần mà tìm chỗ nào rẻ hợp lý thì lấy thì xem xét lại không mất đơn hàng này. Tóm lại chỉ có người trong cuộc mới biết đàm phán mức nào hợp lý chứ chả có sách vở nào dạy được, làm nhiều khôn ra thôi và dẹp mẹ mấy cái sách tào lao đi đọc rối não.
 
Liều ăn nhiều ví dụ đàm phán giá 100 chẳng hạn, mình thì đòi 100 nhưng họ chỉ trả 80 thôi giờ là để 100 hay để 80. Nếu như liều 100 không đồng ý thì thôi có thể họ sẽ theo nhưng có thể họ từ chối. Do đó quyết định 100 hay 80 tuỳ thuốc vào các yếu tố bên ngoài mà thu thập được xung quanh cái hàng hoá đang đàm phán đó. Nếu như biết thằng kia nó cần hàng thì có thể nâng lên 110 nó phải chịu nhưng nó không cần mà tìm chỗ nào rẻ hợp lý thì lấy thì xem xét lại không mất đơn hàng này. Tóm lại chỉ có người trong cuộc mới biết đàm phán mức nào hợp lý chứ chả có sách vở nào dạy được, làm nhiều khôn ra thôi và dẹp mẹ mấy cái sách tào lao đi đọc rối não.
Nếu đơn giản chỉ là đàm phán về giá thì nó không thực sự khó khăn.

Nhưng có những case mình gặp đó là về mặt chiến lược, về con người, về cạnh tranh thị trường cơ. Ví dụ cụ thể, thằng X cùng cạnh tranh với mình nhưng giờ X đang gặp khó khăn và đề nghị mình hợp tác. Lúc này phát sinh 2 trường hợp:

1. Mình hợp tác với nó thì khả năng nó vào rồi lại ra và kéo theo những rủi ro về sau. Dù trước mắt thì có lợi cho bên mình trong ngắn hạn. -> Case này đàm phán thế nào để hạn chế rủi ro, đưa nó vào các ràng buộc để đôi bên đều có thể đạt được mục đích nhưng bên mình không bị tổn hại.
2. Mình không thích hợp tác với nó, từ chối thẳng -> nhưng sẽ dẫn tới nó móc nối với bên khác để tiếp tục cạnh tranh với mình. Vậy thì nên đàm phán thế nào để tránh gây xung đột dẫn tới đôi bên đều bị tổn hại.
.....

Còn nhiều case phức tạp hơn thế, bác nói làm nhiều khôn nhiều thì đợi tới lúc khôn chắc sập cmn tiệm :dribble:
 
@do_vu Đọc vị bất kì ai cuốn đỏ hay nhé, cuốn xanh mình không biết nên chưa mua nhưng xét về đàm phán sách của Cohen là best “ Bạn có thể đàm phán bất cứ điều gì”, mỏng như 2 cuốn thím kia giới thiệu thôi nhưng nó dạy đàm phán từ ma lanh, khôn vặt đến Win - Win, chính trị - chợ búa đều xài láng :shame:
Làm nhiều lên exp thôi, chứ lúc làm nhiều yếu tố hội tụ lại, cả 10.000 tình huống và 10.000 kết quả khác nhau

Có lúc vẫn là case đó mình áp dụng lại nhưng vẫn fail như thường

Với lại chả sách vở nào chỉ đâu, nếu có chắc xem youtube sơ qua rồi thực chiến nhiều thôi

Còn ko muốn làm nhiều mà đạt kết quả, khôn lên, chắc ko có đâu, muốn giỏi chỉ có làm nhiều rồi exp tăng xác suất tăng lên thôi, easy game

Ko có con đường tắt đâu nhé :)
 
Được ăn cả ngã về ko. - nguyên tác khi đàm phán đấy. Anh cứ coi như là mặc cả ấy, anh muốn cái này ở mức 8 thôi, nhưng khi gặp đối tác thì anh cứ bảo tao cần 100. Doạ nạt các kiểu con đà điểu vào. Sợ ngay
Liều ăn nhiều ví dụ đàm phán giá 100 chẳng hạn, mình thì đòi 100 nhưng họ chỉ trả 80 thôi giờ là để 100 hay để 80. Nếu như liều 100 không đồng ý thì thôi có thể họ sẽ theo nhưng có thể họ từ chối. Do đó quyết định 100 hay 80 tuỳ thuốc vào các yếu tố bên ngoài mà thu thập được xung quanh cái hàng hoá đang đàm phán đó. Nếu như biết thằng kia nó cần hàng thì có thể nâng lên 110 nó phải chịu nhưng nó không cần mà tìm chỗ nào rẻ hợp lý thì lấy thì xem xét lại không mất đơn hàng này. Tóm lại chỉ có người trong cuộc mới biết đàm phán mức nào hợp lý chứ chả có sách vở nào dạy được, làm nhiều khôn ra thôi và dẹp mẹ mấy cái sách tào lao đi đọc rối não.
Làm nhiều lên exp thôi, chứ lúc làm nhiều yếu tố hội tụ lại, cả 10.000 tình huống và 10.000 kết quả khác nhau

Có lúc vẫn là case đó mình áp dụng lại nhưng vẫn fail như thường

Với lại chả sách vở nào chỉ đâu, nếu có chắc xem youtube sơ qua rồi thực chiến nhiều thôi

Còn ko muốn làm nhiều mà đạt kết quả, khôn lên, chắc ko có đâu, muốn giỏi chỉ có làm nhiều rồi exp tăng xác suất tăng lên thôi, easy game

Ko có con đường tắt đâu nhé :)
Cuốn “ Bạn có thể Đàm phán bất cứ điều gì”, mỏng, không tốn thời gian để xem hết và cũng không nhiều tình huống để các fen cất công ghi nhớ. Do bản thân chúng ta ít phải đàm phán, mặc cả gì lớn lao nên cho rằng lý thuyết không quan trọng.
Mình ví dụ các fen một tình huống trong sách có liên hệ đến ngoại giao nước mình đó là “ Lợi thế thời gian”, ông tác giả viết về một đoàn ngoại giao được cử sang nước bạn để trao đổi hợp tác quốc tế. Phía nước kia đón tiếp đoàn rất nhiệt tình nhưng tuyệt nhiên họ không bàn đến công việc. Thời gian gần kề nhưng những nhà ngoại giao xin gặp mặt trao đổi họ hoặc là tránh mặt hoặc cử người không có quyền quyết định trao đổi. Đến cận ngày đoàn kia bị yêu cầu rất nhiều điều bất lợi nhưng vì đã sang không thể đi tay không về nên buộc phải nhượng bộ rất nhiều, nước bạn nắm lợi thế về hợp tác nên chiến lược này cực kì phù hợp. Các fen nhớ vụ Biden sang Việt đến hồ nước thả đồ ăn từ tốn cho cá mà cô lãnh đạo phía ta chộp lấy rổ thính, đổ sạch xuống hồ để rồi dân mạng bỉ bôi không? Vì phía ta là nước nhược tiểu, cần tranh thủ thời gian để đàm phán đấy, Mẽo là bố thiên hạ rồi, quan tâm đếch đâu? Không nhượng bộ thì bố về :go:
Tỷ lệ đàm phán thực chất là 7/3 nhé! Không phải 8/2
 
Cuốn “ Bạn có thể Đàm phán bất cứ điều gì”, mỏng, không tốn thời gian để xem hết và cũng không nhiều tình huống để các fen cất công ghi nhớ. Do bản thân chúng ta ít phải đàm phán, mặc cả gì lớn lao nên cho rằng lý thuyết không quan trọng.
Mình ví dụ các fen một tình huống trong sách có liên hệ đến ngoại giao nước mình đó là “ Lợi thế thời gian”, ông tác giả viết về một đoàn ngoại giao được cử sang nước bạn để trao đổi hợp tác quốc tế. Phía nước kia đón tiếp đoàn rất nhiệt tình nhưng tuyệt nhiên họ không bàn đến công việc. Thời gian gần kề nhưng những nhà ngoại giao xin gặp mặt trao đổi họ hoặc là tránh mặt hoặc cử người không có quyền quyết định trao đổi. Đến cận ngày đoàn kia bị yêu cầu rất nhiều điều bất lợi nhưng vì đã sang không thể đi tay không về nên buộc phải nhượng bộ rất nhiều, nước bạn nắm lợi thế về hợp tác nên chiến lược này cực kì phù hợp. Các fen nhớ vụ Biden sang Việt đến hồ nước thả đồ ăn từ tốn cho cá mà cô lãnh đạo phía ta chộp lấy rổ thính, đổ sạch xuống hồ để rồi dân mạng bỉ bôi không? Vì phía ta là nước nhược tiểu, cần tranh thủ thời gian để đàm phán đấy, Mẽo là bố thiên hạ rồi, quan tâm đếch đâu? Không nhượng bộ thì bố về :go:
Tỷ lệ đàm phán thực chất là 7/3 nhé! Không phải 8/2
Cảm ơn anh đưa ra những nhận xét rất hay.

Đúng là sách không bao giờ nêu ra hết cũng như sát 100% với tình huống thực tế của mỗi người. Và đồng ý thực tế sẽ dạy ta khôn ra hơn, nhưng giống như chơi game thì mình cũng phải trang bị trước các kỹ năng mặc dù chả biết vô trận có xài tới hay không. Để đến khi đụng thì còn có chất liệu mà tư duy và triển khai áp dụng.

Anh bàn về "lợi thế thời gian" đúng vừa với chiến lược mình mới áp dụng cách đây vài hôm. Khi nhận thấy đối thủ bị hạn hẹp thời gian và càng kéo dài họ càng rơi vào thế bị động, mình đã không trả lời trực tiếp vào vấn đề của họ mà chỉ trả lời vòng vo đại khái, mục đích để lùi thêm thời gian cho họ hoàn toàn phụ thuộc vào mình để dễ dàng đưa ra các yêu cầu.

Nhưng để nhận định được tình huống trên cũng như vận dụng nó vào thì không đơn giản tí nào, phải căng não ra mà đoán định từng câu chữ cũng như nắm bắt thái độ của họ ngay trong buổi gặp nhau đấy.

Đó là lý do mình nhận ra cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức để vận dụng thành thạo hơn, sau này gặp nhiều case khó khăn hơn thì mới có thể tự tin triển khai được.
 
Mình đã order 2 cuốn Đọc vị bất kỳ ai - Áp dụng trong doanh nghiệp Bạn có thể đàm phán bất cứ điều gì.

Vẫn mong các bác có kinh nghiệm thì chia sẻ thêm cho mình những đầu sách liên quan khác nha.
 
Back
Top