Khai mạc triển lãm “Dấu ấn Thành Nam”

Ngày 28/1, triển lãm "Dấu ấn Thành Nam" đã khai mạc tại Bảo tàng tỉnh Nam Định. Đây là sự kiện do Bảo tàng tỉnh Nam Định phối hợp Trung tâm lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) và mừng xuân Quý Mão 2023.


Theo Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Thành Nam là tên gọi thân thương về đô thị cổ thuộc vùng hạ lưu sông Hồng, có lịch sử hình thành và phát triển gần 800 năm. Khởi đầu là Hành đô Tức Mặc rồi Hành cung Thiên Trường, Thành Nam là một trung tâm quyền lực, có vị thế như kinh đô thứ 2 sau Thăng Long của quốc gia Đại Việt ở thời Trần, thế kỷ XIII - XIV. Đây cũng là thời kỳ khởi đầu quá trình đô thị hóa cho sự ra đời của đô thị Vị Hoàng ở thế kỷ XVII - XVIII, trở thành trấn lị của trấn Sơn Nam Hạ (triều Tây Sơn), trấn lị Nam Định (năm 1822), tỉnh lị Nam Định (năm 1832) và trở thành một trong ba thành phố lớn ở Bắc Kỳ thời cận hiện đại.
Khai mạc triển lãm “Dấu ấn thành Nam” -0
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Những giá trị lịch sử, văn hóa được hình thành trong quá trình phát triển thành phố cũng như tỉnh Nam Định phần lớn được kết tinh trong các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đó là tảng nền, là nguồn lực để hôm nay thành phố đang từng bước xây dựng, phát triển hướng tới một đô thị hiện đại, thông minh, bản sắc và bền vững của khu vực Nam đồng bằng Sông Hồng.
Triển lãm “Dấu ấn Thành Nam” giới thiệu đến công chúng quá trình hình thành, phát triển, cùng danh xưng Nam Định và những giá trị lịch sử văn hóa của mảnh đất thành Nam xưa, qua đó phát huy giá trị di sản tư liệu và di sản văn hóa phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng thức, tìm hiểu thông tin của người dân địa phương và du khách đến Nam Định.
Khai mạc triển lãm “Dấu ấn thành Nam” -0
Triển lãm được kết hợp tổ chức với chợ Tết "Một thoáng thành Nam".
Triển lãm bao gồm 2 phần. Phần 1 chủ đề “Thành Nam trong dòng chảy lịch sử” giới thiệu các nội dung: Hành cung Thiên Trường (thế kỷ XIII - XIV); Đô thị Vị Hoàng (thế kỷ XV - XVIII); Thành Nam dưới triều Nguyễn và Pháp thuộc (thế kỷ XIX - XX). Phần 2 chủ đề “Hướng đến đô thị hiện đại, thông minh, bản sắc và bền vững” gồm 2 nội dung: Thành Nam - Dấu ấn một chặng đường; Định hướng phát triển thành phố Nam Định.
Cùng với triển lãm “Dấu ấn thành Nam”, dịp này, cũng tại Bảo tàng tỉnh Nam Định, Ban tổ chức khai mạc chợ Tết “Một thoáng thành Nam” nhằm phục vụ công chúng du xuân đầu năm.
Xem thêm trong nguồn: https://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/khai-mac-trien-lam-dau-an-thanh-nam-i681881/
 
2 ngón hả :sexy_girl:
Quất lâm tự nhé :doubt:
Còn bây giờ người ta sẽ nghĩ đến những người tha phương cầu thực thành đạt.
Năm ngoái tôi phân tích lý do Nam Định chỉ có thể giàu sau các tỉnh xung quanh vì cái vị trí của nó thì nhiều anh ko tin. Nhưng nó là sự thực. Đợi Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình phất hết rồi tới lượt Nam Định
 
Quất lâm tự nhé :doubt:
Còn bây giờ người ta sẽ nghĩ đến những người tha phương cầu thực thành đạt.
Năm ngoái tôi phân tích lý do Nam Định chỉ có thể giàu sau các tỉnh xung quanh vì cái vị trí của nó thì nhiều anh ko tin. Nhưng nó là sự thực. Đợi Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình phất hết rồi tới lượt Nam Định
a có thể cho tôi xin lại link bài đó đc k?
 
Quất lâm tự nhé :doubt:
Còn bây giờ người ta sẽ nghĩ đến những người tha phương cầu thực thành đạt.
Năm ngoái tôi phân tích lý do Nam Định chỉ có thể giàu sau các tỉnh xung quanh vì cái vị trí của nó thì nhiều anh ko tin. Nhưng nó là sự thực. Đợi Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình phất hết rồi tới lượt Nam Định
phân tích đi a. t nguyên quán ghi hà nam ninh mà cũng không phất nổi đây. :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
 
ND chưa phát đc vì chưa sáp nhập tỉnh tương lai sáp nhập theo chiều đông tây NB- ND, HNa-TB, HY-HD; vì trước mắt nó cần hoàn thành con đường cao tốc ven biển lúc đó trục giao thông xuyên từ QN về phía Trung bộ sẽ thúc đẩy hành lang kinh tế ven biển và duyên hải, kcn đẩy về thuận lợi cả cảng biển HP và TQ. Còn bây giờ thì chờ.:rolleyes:
 
Quất lâm tự nhé :doubt:
Còn bây giờ người ta sẽ nghĩ đến những người tha phương cầu thực thành đạt.
Năm ngoái tôi phân tích lý do Nam Định chỉ có thể giàu sau các tỉnh xung quanh vì cái vị trí của nó thì nhiều anh ko tin. Nhưng nó là sự thực. Đợi Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình phất hết rồi tới lượt Nam Định

Không phải do lãnh đạo à ?
 
phân tích đi a. t nguyên quán ghi hà nam ninh mà cũng không phất nổi đây. :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
nguyên quán thì đi nơi khác kiếm ăn rồi bác. Xu hướng làm giàu vài chục năm tới vẫn chủ đạo là FDI, đón làn sóng di chuyển từ trung quốc sang và đầu tư mới.
Ngày xưa chê Thái Bình đất cụt, nhưng giờ nhìn bản đồ thì Nam Định mới là đất cụt.

1674924746704.png
FDI nhập hàng về, xuất hàng đi bằng đường bộ qua các tuyến cao tốc sang Trung Quốc, qua cảng Hải Phòng, qua sân bay Nội Bài. Cả 3 con đường này Nam Định đều thua bọn Thái Bình - Hà Nam. Còn bọn Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang thì khỏi nói rồi nhé, nó gần hơn nhiều.
Nhìn bản đồ thì đường đỏ là quốc lộ, đường đen là đường sắt, Nam Định có quốc lộ, nhưng là đoạn ngã 3 tam giác, dính có tí. Đường sắt thì gần như đã phế ở thời điểm hiện tại.
Bọn FDI nó sẽ ưu tiên vị trí, nhân công. Vị trí thua, chỉ còn nhân công. Nên bọn FDI giá trị cao như điện tử, ô tô nó sẽ chọn vị trí ngon, còn bọn FDI đểu như may mặc, da giày sẽ chọn vị trí đểu. Mới mấy hôm rồi Bắc Giang nó tuyên bố ko chấp nhận bọn FDI nghèo nữa, nâng suất đầu tư tối thiểu. Xét theo cái này thì Nam Định sẽ ăn được mấy miếng xương mà bọn khác ko ăn, và tất nhiên là ko thể giàu bằng.
Doanh nghiệp nội sẽ ưu tiên vị trí nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, nhân công. Nam Định nghe thì có cả 3, nhưng lượng dân tha hương nhiều, người ở lại thì nghèo, nên thị trường dân thì đông mà tiền thì ít. Ai làm sale chắc thấy ngay. Mấy huyện gần quốc lộ có thể tận dụng để mở xưởng thủ công mỹ nghệ, cơ khí, hàng may mặc trong nước...vv
Nông nghiệp nghe thì rất ngon. Nhưng nhìn bản đồ thì thấy đất cũng chả to, lúa nước thì nghèo, rau cỏ thì xa Hà Nội, hoa quả thì đất không trồng được, bão nhiều.

Sắp tới có đường cao tốc ven biển, 1 loạt cây cầu vượt sông, FDI giá rẻ có thể sẽ đổ về mấy huyện ven biển như Giao Thủy, Hải hậu, nghĩa hưng. Nhưng ae đừng ôm đất, FDI giá rẻ lâu giàu lắm
 
Last edited:
Back
Top