Khi người tình là một nghề được trọng vọng

proud_bucket

Đã tốn tiền
https://zingnews.vn/khi-nguoi-tinh-la-mot-nghe-duoc-trong-vong-post1372816.html


Madame de Pompadour anh 1
Chân dung Madame de Pompadour. Tranh: François Boucher.
Ở Pháp, kể từ thời Trung cổ, khi hôn nhân của các vị vua thường là hôn nhân chính trị, thì việc kiếm cho mình một hoặc nhiều tình nhân được các vị vua ưa chuộng.

Số lượng nhân tình nhiều khi là cái đích vinh quang, nếu một vị vua mà không có tình nhân còn bị người ta cười nhạo, vị vua nào có nhiều người tình sẽ được kính trọng. Khác với cách hiểu ngày nay, tình nhân của nhà vua là một chức tước chính thức được bổ nhiệm, và được hưởng trợ cấp của triều đình. Sống ở trung tâm quyền lực, nên địa vị của tình nhân nhà vua rất được kính trọng, và có rất nhiều quyền lực chính trị. Một trong những tình nhân của nhà vua nổi tiếng nhất phải kể đến Madame de Pompadour, ân nhân của Voltaire - nhà văn, triết gia vĩ đại của Pháp thời Khai sáng.

Được người quen giới thiệu với triều đình, Madame de Pompadour được Vua Louis XV để ý và trở thành người tình nhà vua trong sáu năm, từ năm 1745 đến năm 1751. Khi bà không còn là tình nhân chính thức của nhà vua, bà vẫn là bạn và người bạn tâm giao của nhà vua và vẫn được ở lại Versailles.

Tình nhân của nhà vua là chỗ dựa vững chắc​

Louis XV chỉ mới 5 tuổi khi lên ngôi, và trước khi lên ngôi, chính quyền đã được kiểm soát từ lâu bởi quan nhiếp chính, Philippe II Công tước xứ Orléans. Do khó khăn về tài chính, quan nhiếp chính đã ra lệnh bán một nửa số ngựa trong chuồng ngựa hoàng gia để giảm bớt gánh nặng cho người dân. Khi biết điều này Voltaire nói rằng sẽ khôn ngoan hơn nếu “giải tán một nửa số lừa trong triều đình”.

Sau khi bị tố cáo, Voltaire bị kết án lưu đày, ông được phép trở về Paris sau khi đã ăn năn và cải tạo. Nhưng đứng trước thời cuộc rối ren, ông vẫn không kiềm chế, ông viết một bài thơ trào phúng lưu vong, lấy quan nhiếp chính làm mục tiêu chỉ trích. Quan nhiếp chính không thể chịu đựng được nữa và phải gửi ông đến Bastille. Quan nhiếp chính đã tuyên bố rằng ông sẽ thích khía cạnh trào phúng của Voltaire - với điều kiện “miễn là Voltaire không mỉa mai tôi”. Khổ nỗi Voltaire không xem trọng ý kiến của quan nhiếp chính, ông vẫn viết những dòng phỉ báng sự cai trị của nhiếp chính.

Do đó Voltaire đã phải chịu nhiều cuộc đàn áp chính trị, nhưng nhờ có Hồng y André-Hercule de Fleury, người bảo trợ ông về nhiều mặt, nên cuộc sống ông cũng dễ thở hơn. Năm 1743, vị giám mục qua đời, và Voltaire phải tìm kiếm một người bảo trợ mới - theo kinh nghiệm chính trị của mình, ông tin rằng tình nhân của nhà vua chắc chắn sẽ là chỗ dựa vững chắc.

Năm 1745, khi biết Madame de Pompadour chuẩn bị bước vào cung điện Versailles, bắt đầu chính thức “nhiệm kỳ” làm người tình nhà vua, Voltaire đã gửi điện chúc mừng và tự đề cử bản thân: “Tôi nghĩ về hạnh phúc của bà, có lẽ nhiều hơn bà nghĩ, nhiều hơn bất kỳ ai khác ở Paris”. Voltaire đã viết một bài thơ ca ngợi để tặng cho người bảo trợ tương lai.

Tại nhà của Madame de Pompadour, Voltaire được tiếp đãi nồng nhiệt, và ông đã đền đáp lòng hiếu khách của bà chủ bằng một số bài thơ bất hủ. Trong thời gian sau này, Voltaire không bao giờ để mất bất kỳ cơ hội nào để làm hài lòng Pompadour, bất cứ điều gì Pompadour làm đều trở thành lý do để ông làm thơ tâng bốc ca ngợi. Madame de Pompadour thì tràn đầy vui sướng, vì những bài thơ được sáng tác dưới cái tên Voltaire nên chúng rất giá trị trong việc tuyên truyền danh tiếng cho bà.

Nhờ bài thơ ca ngợi mà thành Viện sĩ viện Hàn lâm​

Vào tháng 7 năm 1745, Louis XV đã chiến thắng trong trận Fontenoy. Trong ba ngày, Voltaire đã hoàn thành bài thơ ca ngợi chiến thắng Fontenoy dành tặng cho “vị vua đáng yêu của chúng ta”, Voltaire tự tin rằng bài thơ này có thể làm nhà vua chú ý.

Trong bài thơ của mình, ông bắt chước phong cách của Boileau, sử dụng một số lượng lớn ám chỉ thần thoại và những từ ngữ lộng lẫy, và nhịp điệu vang dội. Có lẽ vì nhu cầu chính trị, ngoài việc tôn vinh nhà vua, Voltaire còn đề cập đến trong bài thơ của mình nhiều người ông có thể sẽ lợi dụng trong tương lai - đặc biệt là bạn của ông, Công tước Richelieu. Khi nghe tin, các quý bà, quý cô Paris vội vàng cầu xin cho người tình của mình, khẩn cầu Voltaire nhắc tên họ vào một “vị trí thích hợp” trong bài thơ. Bài thơ được tái bản từ bản này sang bản khác, nó liên tục kéo dài cho đến bản thứ năm, cuối cùng biến bài thơ thành một trò cười.

Voltaire đạt được danh vọng và tài sản, nhưng trái tim của ông đau đớn - ông nói trong một bức thư gửi thị trưởng Lyon, Sidwell: “Xin đừng mắng một người đàn ông nghèo đã năm mươi tuổi mà vẫn cần phải làm một thằng hề của nhà vua, tôi đã chạy từ Paris đến Versailles, làm thơ trên xe ngựa, tôi phải lớn tiếng ca ngợi nhà vua, khen ngợi công chúa một cách thận trọng, khen ngợi hoàng gia một cách khôn ngoan, và tôi còn phải làm hài lòng triều đình...”.

Nhưng nhờ vào bài thơ ca ngợi chiến thắng Fontenoy, Madame de Pompadour đã bày tỏ ủng hộ ông trước triều đình, Voltaire nhận được vinh dự mà ông hằng mơ ước: ông được bổ nhiệm làm sử gia hoàng gia, với mức lương hai nghìn livres, có một căn phòng ở Versailles. Tuy nhiên, Voltaire không hài lòng, mục tiêu cuộc đời ông là trở thành viện sĩ của Viện Hàn lâm Pháp. Với danh tiếng và những thành tựu văn học của Voltaire, việc được phong viện sĩ là điều hợp lý, nhưng vấn đề là một số thành viên tham gia cuộc bầu chọn đã không đồng ý.

Trước lời cầu xin của Madame de Pompadour, nhà vua đã ra tay can thiệp. Vào mùa xuân năm 1746, Voltaire đạt được nguyện vọng của mình và được bầu làm viện sĩ, nhưng kết quả này cũng làm dấy lên sự bất mãn của giới quý tộc và lòng ghen tị của văn giới.

Lòng biết ơn chân thành​

Năm 1749, Emilie du Chatelet - người tình lâu năm của Voltaire qua đời, Voltaire trở nên quẫn trí và mắc chứng trầm cảm, ông nói đây là “nỗi đau thực sự duy nhất của cuộc đời tôi”.

Cộng thêm việc ông bị các quý tộc trong cung cô lập, ông quyết định nhận lời mời của vua nước Phổ, Frederick Đại đế, đến triều đình nước Phổ làm cố vấn. Nhưng Voltaire sớm phát hiện ra rằng “vị quân vương khai sáng” chỉ là vẻ bề ngoài bịa đặt, trong khi thực chất vua Phổ theo đuổi một chủ nghĩa quân phiệt triệt để.


Tranh vẽ Madame de Pompadour của họa sĩ Maurice Quentin de La Tour. Ảnh: Getty.
Madame de Pompadour anh 2

Madame de Pompadour anh 2
Tranh vẽ Madame de Pompadour của họa sĩ Maurice Quentin de La Tour. Ảnh: Getty.
 
Back
Top