Khoảng cách từ lý thuyết đến thực tiễn là bao xa

kuromugi

Đã tốn tiền
Lấy cảm hứng từ comment này, xin lỗi vì đã quote và tạo cuộc tranh luận. Nhưng em nghe rất bùi tai mà trong lòng hơi bối rối. Có gì đó vừa đúng vừa sai ở comment này nên thử phát triển theo ý tưởng này.

Thu nhập chính là thước đo cộng đồng đánh giá khối lượng và tầm quan trọng của cái bạn đang làm cho cộng đồng đó tại một thời điểm nhất định. Nó không hề liên quan tới trí thông minh. Nên bảo người thông minh mà kiếm ít tiền cũng không nghịch lý chút nào cả. Chẳng qua không đúng cộng đồng cần thế mạnh của người ta thôi.

Thu nhập là mặt khác của giá trị khi cộng đồng trao cho họ vì lợi ích của cộng đồng đó.

(1)
Người bán bds kiếm lời vì tài sản đó làm thoả mãn cuộc sống của họ.
Họ muốn giàu sang, muốn được tưởng tượng và được đảm bảo trong tưởng tượng để chìm đắm về 1 cuộc sống ấm no. Và mua nhà là một hình thức nhằm đảm bảo cho quá trình đó diễn ra suôn sẻ. Có thể dân chúng phẫn nộ vì giá nhà khá cao, hầu như không ai thích điều đó, nhưng hầu như nếu ai được có một căn nhà cũng sẽ vui sướng, vì điều đó là điều mà những người còn lại không đạt được, đó là chi phí cơ hội. Hoặc thích nghĩ theo lối tục ngữ "không ăn được thì đạp đổ cũng được" - 1 loại tư duy tiềm thức chứ không hoàn toàn có ý thức. Bên cạnh đó mua bán bds cũng giải toả cơn khát muốn đầu tư của thị trường vào những nhu cầu lâu dài. Để cho thị trường có thể được duy trì các hoạt động nhỏ lẻ Vốn tạo nên nền kinh tế.


(2)
Nhưng hiện tại cơn khát thanh khoản không có tác dụng với bds, vậy cơn khát đó đi đâu? Trước khi nói về cơn khát thì hiện tại vàng đang không giữ được giá trị của mình, mà vàng vốn nổi tiếng về thanh khoản, người dân có lẽ sẽ tìm một lợi thế khác có sức thanh khoản, nhưng thực ra chỉ là để nuôi niềm tin về thanh khoản: tín dụng đen, hoặc là đầu tư đa cấp. Có lẽ là một dạng làm ăn lề trái nào đó, thường là sẽ ko có sự bảo hộ của pháp luật, do vậy không phải đóng tiền thuế. Về ý kiến này thì người viết quả thật hơi lăn tăn về lợi thế của người bán, nếu đa phần không tạo ra các sản phẩm vật chất thì chỉ có thể kiếm lợi dựa trên các nhu cầu về niềm tin. Vậy thì phải có nghệ thuật tạo niềm tin từ những thứ đã có, cụ thể mọi người sẽ không thể nghĩ bạn có thể thành công theo cách này, nhưng nếu bạn phông bạt thành công của bạn theo cách này thì hầu như người xung quanh sẽ tự diễn giải chuyện tiếp theo hộ bạn, và bạn chỉ việc chọn lựa 1 cái thích hợp nhất để làm theo. Cái gì cũng cần có đầu tư, một chút.


(3)
Quay trở lại cơn khát đầu tư không thể đáp ứng được trong lĩnh vực bds, nhiều nhà buôn bds phải điêu đứng và chết mòn vì các khoản vay. Họ chi tiêu ít lại và tìm các phương án Để duy trì việc chi tiêu ít lại. Đối với những người có thói quen mua các món hàng có giá trị lớn thì họ sẽ tiếp tục mua các món hàng đó nhưng thường là mua các món hàng lậu/ hết đát, và duy trì một công việc áp lực. Họ sẽ cần phải giải toả sự bất lực của công việc qua các Giải pháp của cộng đồng. Vậy có nên khởi nghiệp trong lĩnh vực xã hội? Những dự án kiểu gì như nông trại mùa hè hay kí ức ngày thành đạt khá thích hợp để chữa lành và nuôi hy vọng? Có lẽ là một liệu pháp yoga chữa lành dành cho các dad? Kiểu như đề cao giá trị của yoga cũng như tính gia quy trong việc hàn gắn gia đình? Nên tìm 1 vài diễn viên xiếc và hỗ trợ họ chi phí thuyết giảng nhằm đưa đến tiếng nói của cộng đồng?


(4)
Đối với những người có thói quen mua các món hàng nhỏ thì họ cần quên đi khối nợ về bds đang gánh bằng suy nghĩ về các hình thức lao động mới. Vậy thì giáo dục chi tiêu sẽ rất thích hợp trong thời điểm này? Vậy thì Giáo Dục Chi Tiêu hay thực chất là giáo dục kỉ luật (như ta vẫn nghe về các khoá tu, trại hè quân sự,...) vậy thì cần một đơn vị để các mom tham khảo về độ tín nhiệm của nó. Vậy có nên xây dựng những trang đánh giá đồng thời trao đổi với nhau giữa phụ huynh? Và từ việc trao quyền quyết định cho phụ huynh, ta có danh tiếng để làm ăn... (Vd như nền tảng fb, vốn ko sản xuất nội dung nhưng lại là 1 cty truyền thông -nhờ kiểm duyệt). Hoặc có thể là giáo dục sáng tạo, đại loại phụ huynh cũng chả biết con sẽ làm gì, nhưng nếu con của các vị phụ huynh đó hành xử thoát khỏi barem thì thì tức là đã có thể thành công? Vậy thì cứ nghiên cứu về các barem đó là ổn?



(5)
Thực trạng là thất nghiệp đang là một xu thế và là một áp lực, nhất là từ việc công việc ban đầu vốn xuất phát từ xin cho, chạy việc, thành ra họ không đủ khả năng để thích nghi. Vậy thì sẽ có nhu cầu bốc phét về khả năng xin việc của họ. Liệu có nên khởi nghiệp trong lĩnh vực Phông Bạt? (1) Ta thường thấy rất nhiều KOL live stream tiền tỉ, vậy hẳn họ sẽ có nhu cầu tìm đến những dịch vụ cung cấp các khoá học trở thành KOL tiền tỉ. Và để bắt đầu kinh doanh được lĩnh vực đó bạn phải đi lừa 1 KOL tiền tỉ trở thành bạn của bạn? Hay thực tế là trở thành nhà cung cấp của 1 KOL tiền tỉ, và như vậy bạn có thể cung cấp cho tất cả những người mơ một giấc mơ KOL tiền tỉ?
 
nó như 2 chiều không gian khác nhau vậy, éo có khoảng cách nào miêu tả được chi tiết cả
Đang nói về kinh tế mà mai fen. Kinh tế hoạt động dựa trên tiền. Mà giá trị của tiền vừa thực vừa ảo. Tiền là đơn vị giao thoa giữa 2 thế giới.
 
Lấy cảm hứng từ comment này, xin lỗi vì đã quote và tạo cuộc tranh luận. Nhưng em nghe rất bùi tai mà trong lòng hơi bối rối. Có gì đó vừa đúng vừa sai ở comment này nên thử phát triển theo ý tưởng này.



Thu nhập là mặt khác của giá trị khi cộng đồng trao cho họ vì lợi ích của cộng đồng đó.

(1)
Người bán bds kiếm lời vì tài sản đó làm thoả mãn cuộc sống của họ.
Họ muốn giàu sang, muốn được tưởng tượng và được đảm bảo trong tưởng tượng để chìm đắm về 1 cuộc sống ấm no. Và mua nhà là một hình thức nhằm đảm bảo cho quá trình đó diễn ra suôn sẻ. Có thể dân chúng phẫn nộ vì giá nhà khá cao, hầu như không ai thích điều đó, nhưng hầu như nếu ai được có một căn nhà cũng sẽ vui sướng, vì điều đó là điều mà những người còn lại không đạt được, đó là chi phí cơ hội. Hoặc thích nghĩ theo lối tục ngữ "không ăn được thì đạp đổ cũng được" - 1 loại tư duy tiềm thức chứ không hoàn toàn có ý thức. Bên cạnh đó mua bán bds cũng giải toả cơn khát muốn đầu tư của thị trường vào những nhu cầu lâu dài. Để cho thị trường có thể được duy trì các hoạt động nhỏ lẻ Vốn tạo nên nền kinh tế.


(2)
Nhưng hiện tại cơn khát thanh khoản không có tác dụng với bds, vậy cơn khát đó đi đâu? Trước khi nói về cơn khát thì hiện tại vàng đang không giữ được giá trị của mình, mà vàng vốn nổi tiếng về thanh khoản, người dân có lẽ sẽ tìm một lợi thế khác có sức thanh khoản, nhưng thực ra chỉ là để nuôi niềm tin về thanh khoản: tín dụng đen, hoặc là đầu tư đa cấp. Có lẽ là một dạng làm ăn lề trái nào đó, thường là sẽ ko có sự bảo hộ của pháp luật, do vậy không phải đóng tiền thuế. Về ý kiến này thì người viết quả thật hơi lăn tăn về lợi thế của người bán, nếu đa phần không tạo ra các sản phẩm vật chất thì chỉ có thể kiếm lợi dựa trên các nhu cầu về niềm tin. Vậy thì phải có nghệ thuật tạo niềm tin từ những thứ đã có, cụ thể mọi người sẽ không thể nghĩ bạn có thể thành công theo cách này, nhưng nếu bạn phông bạt thành công của bạn theo cách này thì hầu như người xung quanh sẽ tự diễn giải chuyện tiếp theo hộ bạn, và bạn chỉ việc chọn lựa 1 cái thích hợp nhất để làm theo. Cái gì cũng cần có đầu tư, một chút.


(3)
Quay trở lại cơn khát đầu tư không thể đáp ứng được trong lĩnh vực bds, nhiều nhà buôn bds phải điêu đứng và chết mòn vì các khoản vay. Họ chi tiêu ít lại và tìm các phương án Để duy trì việc chi tiêu ít lại. Đối với những người có thói quen mua các món hàng có giá trị lớn thì họ sẽ tiếp tục mua các món hàng đó nhưng thường là mua các món hàng lậu/ hết đát, và duy trì một công việc áp lực. Họ sẽ cần phải giải toả sự bất lực của công việc qua các Giải pháp của cộng đồng. Vậy có nên khởi nghiệp trong lĩnh vực xã hội? Những dự án kiểu gì như nông trại mùa hè hay kí ức ngày thành đạt khá thích hợp để chữa lành và nuôi hy vọng? Có lẽ là một liệu pháp yoga chữa lành dành cho các dad? Kiểu như đề cao giá trị của yoga cũng như tính gia quy trong việc hàn gắn gia đình? Nên tìm 1 vài diễn viên xiếc và hỗ trợ họ chi phí thuyết giảng nhằm đưa đến tiếng nói của cộng đồng?


(4)
Đối với những người có thói quen mua các món hàng nhỏ thì họ cần quên đi khối nợ về bds đang gánh bằng suy nghĩ về các hình thức lao động mới. Vậy thì giáo dục chi tiêu sẽ rất thích hợp trong thời điểm này? Vậy thì Giáo Dục Chi Tiêu hay thực chất là giáo dục kỉ luật (như ta vẫn nghe về các khoá tu, trại hè quân sự,...) vậy thì cần một đơn vị để các mom tham khảo về độ tín nhiệm của nó. Vậy có nên xây dựng những trang đánh giá đồng thời trao đổi với nhau giữa phụ huynh? Và từ việc trao quyền quyết định cho phụ huynh, ta có danh tiếng để làm ăn... (Vd như nền tảng fb, vốn ko sản xuất nội dung nhưng lại là 1 cty truyền thông -nhờ kiểm duyệt). Hoặc có thể là giáo dục sáng tạo, đại loại phụ huynh cũng chả biết con sẽ làm gì, nhưng nếu con của các vị phụ huynh đó hành xử thoát khỏi barem thì thì tức là đã có thể thành công? Vậy thì cứ nghiên cứu về các barem đó là ổn?



(5)
Thực trạng là thất nghiệp đang là một xu thế và là một áp lực, nhất là từ việc công việc ban đầu vốn xuất phát từ xin cho, chạy việc, thành ra họ không đủ khả năng để thích nghi. Vậy thì sẽ có nhu cầu bốc phét về khả năng xin việc của họ. Liệu có nên khởi nghiệp trong lĩnh vực Phông Bạt? (1) Ta thường thấy rất nhiều KOL live stream tiền tỉ, vậy hẳn họ sẽ có nhu cầu tìm đến những dịch vụ cung cấp các khoá học trở thành KOL tiền tỉ. Và để bắt đầu kinh doanh được lĩnh vực đó bạn phải đi lừa 1 KOL tiền tỉ trở thành bạn của bạn? Hay thực tế là trở thành nhà cung cấp của 1 KOL tiền tỉ, và như vậy bạn có thể cung cấp cho tất cả những người mơ một giấc mơ KOL tiền tỉ?
Bạn nói dài quá. Cũng có chút liên quan đến comment ý kiến của tôi nên tôi trả lời. Lưu ý ý kiến của tôi hoàn toàn có thể sai vì nhận thức xã hội còn hạn chế.
Theo tôi đọc thì 5 ý của bạn đều xoay quanh sự việc
1. "Xã hội không tạo ra thêm giá trị thực, của cải thực"
2. "Sau một thời gian kinh tế phát triển nóng, bơm thổi, các kênh thơm ngon nay đã thối, người đang tưởng mình giàu nay lại vào ngõ cụt"
3. "Khi đang ở tận cùng vô vọng thì người ta lại thích nghe những thứ phù phiếm bùi tai, sẵn sàng trả giá cho cái gọi là hy vọng (đó là phông bạt bạn mô tả)"
Qua 3 nền tảng trên, thì tôi có thể giải thích dựa vào kinh tế học Áo (sơ khái hiểu dc từ cuốn "nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào"). Xã hội đang ko tăng năng suất lao động, bơm thổi, con người chạy theo những ngành ko mang lại giá trị thực, thì vẫn sẽ đà mất giá đồng tiền tiếp diễn, bong bóng (nhà đất hay bất cứ ngành nào có bóng) đều phình to, chính phủ tiếp tục xả tiền (thực chất là vay tiền để nợ cho tương lai). Đến lúc tận cùng thì sẽ bể ra, người dân phải chắt bóp cầm cự, làm nhiều tiêu ít, để cán cân nghiêng về phía năng suất lao động.
Tôi cũng ko hiểu câu hỏi của bạn lắm, hỏi là "có đi trở nên thật với VN ko?" thì tôi thấy nó đang diễn ra rồi mà. Và hậu quả thì như trên tôi nêu ý kiến.
 
Tôi không rõ lắm, nhưng đội lao động chân tay thường bỉ bôi lý thuyết, tụm năm tụm bảy chê đội tri thức, chục năm sau họ vẫn làm tạp vụ, vẫn hì hục đổ mồ hôi kiếm tiền trong khi người họ chê dù kém thực hành vẫn đút chân dưới gầm bàn lướt VoZ.
 
Bạn nói dài quá. Cũng có chút liên quan đến comment ý kiến của tôi nên tôi trả lời. Lưu ý ý kiến của tôi hoàn toàn có thể sai vì nhận thức xã hội còn hạn chế.
Theo tôi đọc thì 5 ý của bạn đều xoay quanh sự việc
1. "Xã hội không tạo ra thêm giá trị thực, của cải thực"
2. "Sau một thời gian kinh tế phát triển nóng, bơm thổi, các kênh thơm ngon nay đã thối, người đang tưởng mình giàu nay lại vào ngõ cụt"
3. "Khi đang ở tận cùng vô vọng thì người ta lại thích nghe những thứ phù phiếm bùi tai, sẵn sàng trả giá cho cái gọi là hy vọng (đó là phông bạt bạn mô tả)"
Qua 3 nền tảng trên, thì tôi có thể giải thích dựa vào kinh tế học Áo (sơ khái hiểu dc từ cuốn "nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào"). Xã hội đang ko tăng năng suất lao động, bơm thổi, con người chạy theo những ngành ko mang lại giá trị thực, thì vẫn sẽ đà mất giá đồng tiền tiếp diễn, bong bóng (nhà đất hay bất cứ ngành nào có bóng) đều phình to, chính phủ tiếp tục xả tiền (thực chất là vay tiền để nợ cho tương lai). Đến lúc tận cùng thì sẽ bể ra, người dân phải chắt bóp cầm cự, làm nhiều tiêu ít, để cán cân nghiêng về phía năng suất lao động.
Tôi cũng ko hiểu câu hỏi của bạn lắm, hỏi là "có đi trở nên thật với VN ko?" thì tôi thấy nó đang diễn ra rồi mà. Và hậu quả thì như trên tôi nêu ý kiến.
Em cảm ơn ạ. Cho em hỏi khi người dân làm nhiều tiêu ít thì liệu họ có thay đổi cách suy nghĩ về kiếm tiền hay không? Nếu ở đây là cả một tập thể, cộng đồng sẽ phải làm nhiều tiêu ít? Liệu họ còn giữ cách làm ăn chộp giật? Có vẻ đã có nhiều người muốn làm ăn bằng những sản phẩm thật nhưng hầu như là do "một cơ chế nào đó" thành ra họ đã bỏ cuộc? Điều gì đã tiếp sức cho cơ chế này hay là duy trì cơ chế này qua thời gian? Văn hoá? Văn hoá thôn quê hay văn hoá thành thị hay văn hoá giáo dục? Bị chi phối bởi các nhân tố từ nước ngoài? Có kiểu nào như sức ép kinh tế từ phía trung quốc không? Liệu có một cộng đồng nào đó duy trì được các giá trị thật vẫn tồn tại hay không -đến hiện tại mà không bị tha hoá hay là ảnh hưởng bởi tinh thần chung?

Bên cạnh đó thì có vẻ nhiều người sẽ nói là vỡ bong bóng nọ kia nhưng có vẻ có một số bong bóng sẽ vỡ lâu hơn những thứ khác? Vậy điều gì giữ cho những bong bóng đó vỡ chậm hơn những bong bóng khác? Và dấu hiệu then chốt của một bong bóng kinh tế là gì?
 
Biết được cộng đồng cần gì cũng là khó rồi🤣

via theNEXTvoz for iPhone
Thực ra một phần em viết mấy cái dài dài đó là muốn biết có phải là đó là thứ mà cộng đồng muốn hay không, bên cạnh đó những giải pháp mà em ghi có phải đó là thứ mà những người trong cộng đồng sẽ làm?
 
Tôi không rõ lắm, nhưng đội lao động chân tay thường bỉ bôi lý thuyết, tụm năm tụm bảy chê đội tri thức, chục năm sau họ vẫn làm tạp vụ, vẫn hì hục đổ mồ hôi kiếm tiền trong khi người họ chê dù kém thực hành vẫn đút chân dưới gầm bàn lướt VoZ.
Điều gì khiến lý thuyết đi được vào thực tế vậy bác? Ai sẽ làm và làm ra sao?
 
Hóng ai tóm tắt lại, vì mệnh đề và phần đưa ví dụ ko khớp nhau, khó phản biện.

via theNEXTvoz for iPhone
Vâng em thấy có vẻ như em cũng đã hơi viết như vậy. Nhưng nếu để tóm tắt lại thì nhờ sự đánh giá và tin dùng của cộng đồng mà cá nhân thu lại được lợi ích. Nhưng có vẻ như các cá nhân lại chỉ thu lại được lợi ích dựa vào những thứ ức chế trong tâm lý chứ không phải nguyện vọng của cộng đồng.

Em viết có vẻ hơi dài và lạc đề vì nghĩ thường con người sẽ rơi vào các ức chế xã hội. Và những thứ được cộng đồng đánh giá cao không nhiều.
 
Em cảm ơn ạ. Cho em hỏi khi người dân làm nhiều tiêu ít thì liệu họ có thay đổi cách suy nghĩ về kiếm tiền hay không? Nếu ở đây là cả một tập thể, cộng đồng sẽ phải làm nhiều tiêu ít? Liệu họ còn giữ cách làm ăn chộp giật? Có vẻ đã có nhiều người muốn làm ăn bằng những sản phẩm thật nhưng hầu như là do "một cơ chế nào đó" thành ra họ đã bỏ cuộc? Điều gì đã tiếp sức cho cơ chế này hay là duy trì cơ chế này qua thời gian? Văn hoá? Văn hoá thôn quê hay văn hoá thành thị hay văn hoá giáo dục? Bị chi phối bởi các nhân tố từ nước ngoài? Có kiểu nào như sức ép kinh tế từ phía trung quốc không? Liệu có một cộng đồng nào đó duy trì được các giá trị thật vẫn tồn tại hay không -đến hiện tại mà không bị tha hoá hay là ảnh hưởng bởi tinh thần chung?

Bên cạnh đó thì có vẻ nhiều người sẽ nói là vỡ bong bóng nọ kia nhưng có vẻ có một số bong bóng sẽ vỡ lâu hơn những thứ khác? Vậy điều gì giữ cho những bong bóng đó vỡ chậm hơn những bong bóng khác? Và dấu hiệu then chốt của một bong bóng kinh tế là gì?
Bạn đúng là có sự tò mò đáng ngưỡng mộ đấy. Nhiều câu hỏi quá không biết trả lời như thế nào cho hết. Có những thứ bạn phải từ từ nghiệm ra mới tin được, hỏi trên forums cũng chỉ tham khảo, đôi lúc sa vào tranh luận ko đáng có. Tôi sẽ giải đáp vài câu tôi nghĩ là tôi biết vậy.
Người ở nước đang phát triển hay đã phát triển thì đều có lòng tham, lòng tham tích cực dẫn đến tăng năng suất lao động, lòng tham tiêu cực dẫn đến chộp giật lừa lọc. Văn hóa là một phần quan trọng hình thành nên thói quen ấy, khi mà văn hóa Á Đông trung hoa coi trọng sự phát triển cá nhân, văn hóa Âu Mỹ lại khuyến khích tính trách nhiệm tập thể. Nên có thể hàm hồ nói phần nào đó Á Đông sẽ có nhiều người và nhiều loại hình "lòng tham tiêu cực, ích kỷ" hơn. Chính vì những văn hóa như này giao thoa lẫn nhau nên nước ta cũng thích thương mại dịch vụ (tiền dễ kiếm, k bỏ công bỏ vốn nhiều) mà không chuộng sản xuất (1 phần vì anh Tàu trên đầu sản xuất quá kinh rồi).
Tuy nhiên khi cần chịu khổ thì con người ở đâu cũng chịu khổ được, ví dụ nhãn tiền nhất là khủng hoảng 2008 ở Mỹ, và Covid19 lúc mới xuất hiện. Con người nhịn ăn nhịn mặc trở nợ, hay sống trong sợ hãi của bệnh tật, thì mọi thứ cũng qua đi. Qua đi trở lại bình thường mới thì con người lại có xu hướng "quên đi đau thương" và sa vào sai lầm lần nữa. Kiểu vậy.
Bong bóng KT vỡ hay không là do nhà nước có muốn cứu hay ko. càng bơm tiền nhiều thì càng lâu bể, nhưng bể ra rồi thì sát thương cho toàn xã hội sẽ nặng nề hơn. Dấu hiệu then chốt của bong bóng kinh tế thì bạn google sẽ ra đấy.
 
Bạn đúng là có sự tò mò đáng ngưỡng mộ đấy. Nhiều câu hỏi quá không biết trả lời như thế nào cho hết. Có những thứ bạn phải từ từ nghiệm ra mới tin được, hỏi trên forums cũng chỉ tham khảo, đôi lúc sa vào tranh luận ko đáng có. Tôi sẽ giải đáp vài câu tôi nghĩ là tôi biết vậy.
Người ở nước đang phát triển hay đã phát triển thì đều có lòng tham, lòng tham tích cực dẫn đến tăng năng suất lao động, lòng tham tiêu cực dẫn đến chộp giật lừa lọc. Văn hóa là một phần quan trọng hình thành nên thói quen ấy, khi mà văn hóa Á Đông trung hoa coi trọng sự phát triển cá nhân, văn hóa Âu Mỹ lại khuyến khích tính trách nhiệm tập thể. Nên có thể hàm hồ nói phần nào đó Á Đông sẽ có nhiều người và nhiều loại hình "lòng tham tiêu cực, ích kỷ" hơn. Chính vì những văn hóa như này giao thoa lẫn nhau nên nước ta cũng thích thương mại dịch vụ (tiền dễ kiếm, k bỏ công bỏ vốn nhiều) mà không chuộng sản xuất (1 phần vì anh Tàu trên đầu sản xuất quá kinh rồi).
Tuy nhiên khi cần chịu khổ thì con người ở đâu cũng chịu khổ được, ví dụ nhãn tiền nhất là khủng hoảng 2008 ở Mỹ, và Covid19 lúc mới xuất hiện. Con người nhịn ăn nhịn mặc trở nợ, hay sống trong sợ hãi của bệnh tật, thì mọi thứ cũng qua đi. Qua đi trở lại bình thường mới thì con người lại có xu hướng "quên đi đau thương" và sa vào sai lầm lần nữa. Kiểu vậy.
Bong bóng KT vỡ hay không là do nhà nước có muốn cứu hay ko. càng bơm tiền nhiều thì càng lâu bể, nhưng bể ra rồi thì sát thương cho toàn xã hội sẽ nặng nề hơn. Dấu hiệu then chốt của bong bóng kinh tế thì bạn google sẽ ra đấy.
À vâng, em cảm ơn. Nhưng có một vài cái nghe hơi ngược một chút nhỉ?

Em nghĩ là văn hoá á đông hơi có xu hướng hành xử đám đông, gia phong, tập quyền, gia trưởng, còn phương tây lại có xu hướng cá nhân hơn chứ nhỉ, từ các phong trào khai sáng, quyền bình đẳng, tự do...

Về cái bong bóng cá nhân tự dưng em lại có 1 câu hỏi như vậy vì bong bóng là không tránh khỏi, nhưng là một bộ phận của nó em muốn xem mình có thể khai thác một mặt tích cực nào khác không, muốn vậy phải đảm bảo nó không sập quá sớm, đồng thời biết mình đang phải chờ điều gì.
 
Back
Top