Khuyến cáo cho trẻ nghỉ học nếu chất lượng không khí xấu 3 ngày liên tục

mangos

Senior Member
Đây là khuyến cáo mới của Cục Quản lý môi trường y tế, trong đó bao gồm cảnh báo trong các tình huống chất lượng không khí

o-nhiem-khoi-bui-1511317863874.jpg

Khói bụi đang ngày càng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Theo văn bản vừa được bà Lương Mai Anh, cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), gửi các tỉnh thành, Tổ chức Y tế thế giới và các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.

Tiếp xúc với chất ô nhiễm trong không khí có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch. Thời gian qua, tại một số thành phố đã xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong cộng đồng.

Chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, đánh giá bằng chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI):

- Khoảng giá trị AQI 0 - 50: Chất lượng không khí tốt, biểu thị màu xanh, không ảnh hưởng tới sức khỏe

- AQI 51 - 100 (mức trung bình, biểu thị màu vàng): Chất lượng không khí ở mức chấp nhận được. Những người nhạy cảm (người cao tuổi, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch...) có thể chịu những tác động nhất định tới sức khỏe.

- AQI 101 - 150 (chất lượng không khí kém, biểu thị màu da cam): Người nhạy cảm gặp phải các vấn đề về sức khỏe, những người bình thường ít ảnh hưởng.

- AQI 151 - 200 (chất lượng không khí xấu, biểu thị màu đỏ): Những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

- AQI 201 - 300 (chất lượng không khí rất xấu, biểu thị màu tím): Cảnh báo ảnh hưởng tới sức khỏe: Mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng.

- AQI 301 - 500 (chất lượng không khí mức nguy hại, biểu thị màu nâu): Cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe: Toàn bộ dân số bị ảnh hưởng tới sức khỏe mức nghiêm trọng.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi không khí nhiều bụi?
- Khi ra khỏi nhà thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng, đúng quy cách.

- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.

- Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp gas.

- Trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

- Người hút thuốc lá, thuốc lào: Nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.

- Thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi) nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.

- Thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp, tim mạch... cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

- Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng, giữ ấm cơ thể về mùa đông, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.


- Người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn, điều trị.

- Người già, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cần tuân thủ khám sức khỏe định kỳ.
Khi nào cần ngưng hoạt động ngoài trời?
- Chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI mức 51 - 100), những người nhạy cảm giảm thời gian hoạt động ngoài trời và các hoạt động vận động cần gắng sức.

- Chất lượng không khí ở mức kém (AQI ở mức 101 - 150), người bình thường giảm thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời, nhất là đối với những người có triệu chứng đau mắt, ho, đau họng.

Bên cạnh đó, hạn chế hoặc tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao (như đường phố, các điểm giao cắt giao thông, các công trình xây dựng, khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề và các khu vực ô nhiễm khác).

Đối với học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, tuy nhiên hạn chế các hoạt động tập thể dục hoặc vận động cần gắng sức trong thời gian dài.

- Khi không khí ở mức xấu (AQI 151 - 200), người bình thường hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Tránh hoạt động tại khu vực nguy cơ ô nhiễm không khí cao.

Những người nhạy cảm tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động vận động cần gắng sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Theo dõi sức khỏe, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

- Chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI ở mức 301- 500), người bình thường tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn. Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm.

Những người nhạy cảm tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà. Đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm, nếu khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
...............
 
Vậy nghỉ học ở nhà có thay đổi được chất lượng không khí hít vào hay không? Khi mà trường và nhà cùng 1 vị trí địa lý. Thay vì lo cải thiện chất lượng không khí thì lại ra cái khuyến cáo nhảm để trấn an?
 
Vậy nghỉ học ở nhà có thay đổi được chất lượng không khí hít vào hay không? Khi mà trường và nhà cùng 1 vị trí địa lý. Thay vì lo cải thiện chất lượng không khí thì lại ra cái khuyến cáo nhảm để trấn an?
thì ở trong nhà đóng cửa đỡ hơn đi ngoài đường, ở trường chạy nhảy chứ. Sau đó lại học online vì ô nhiễm mt. :ops:
 
thì ở trong nhà đóng cửa đỡ hơn đi ngoài đường, ở trường chạy nhảy chứ. Sau đó lại học online vì ô nhiễm mt. :ops:
thời gian chạy nhảy có bao nhiêu, học ở trường giờ cũng toàn đóng cửa bật máy lạnh thôi. Việc khuyến cáo này chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc làm màu.
 
thời gian chạy nhảy có bao nhiêu, học ở trường giờ cũng toàn đóng cửa bật máy lạnh thôi. Việc khuyến cáo này chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc làm màu.
mỗi ngày hit 20-30' đủ bệnh rồi cần gì nhiều, nhưng phương án nghỉ học là xử lí phần ngọn, ko tận gốc được
 
thời gian chạy nhảy có bao nhiêu, học ở trường giờ cũng toàn đóng cửa bật máy lạnh thôi. Việc khuyến cáo này chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc làm màu.
thì hạn chế được thời gian ở ngoài khi từ nhà tới trường, tiết học thể dục :D
này bộ y tế khuyến cáo thôi, chứ còn giải quyết thì việc của mấy anh môi trường mà
mà làm đéo gì có giải pháp, ô nhiễm khói bụi từ lâu rồi mà có thấy được cái chiến dịch nào quyết liệt đâu
 
Haha rồi không khí ô nhiễm kéo dài tới 5 7 tháng thì con trẻ ở nhà nguyên năm luôn :haha: v mà cũng nghĩ ra mà đề xuất được. Rồi còn người lớn người già thì sao không thấy có đề xuất gì?
 
Back
Top