Lễ hội 'đàn ông khỏa thân' ở Nhật bị xóa sổ vì xã hội già hóa

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Xã hội già hóa nhanh chóng đã khiến nhiều cộng đồng tại Nhật Bản không còn đủ người có thể đảm đương các nghi lễ có tuổi đời lên đến cả nghìn năm.

Đền Kokuseki ở tỉnh Iwate, phía bắc Nhật Bản, nổi tiếng với lễ hội Sominsai thường niên. Đây được coi là một trong những lễ hội kỳ lạ nhất xứ sở mặt trời mọc, nơi hàng trăm người đàn ông khỏa thân tranh giành một túi đựng những chiếc bùa làm bằng gỗ theo truyền thống có tuổi đời lên đến cả nghìn năm.

Song năm nay là năm cuối cùng lễ hội này diễn ra, đánh dấu tác động mới nhất mà cuộc khủng hoảng dân số gây ra cho văn hóa truyền thống Nhật Bản. Việc tổ chức sự kiện thu hút hàng trăm người tham gia và hàng nghìn khách du lịch mỗi năm đã trở thành gánh nặng đối với những cư dân lớn tuổi ở địa phương khi họ ngày càng khó đảm đương các nghi thức nặng nhọc trong lễ hội.

“Rất khó để tổ chức một lễ hội quy mô như thế này. Bạn có thể thấy những gì diễn ra ngày hôm nay - rất nhiều người có mặt ở đây và mọi thứ đều rất thú vị. Nhưng ở hậu trường, có rất nhiều nghi lễ và rất nhiều công việc phải làm... Tôi không thể làm ngơ trước thực tế khó khăn", AFP dẫn lời đạo sĩ Daigo Fujinami ở đền Kokuseki, đền thờ Thần đạo ra đời vào năm 729.

1708253145522.png

Những người đàn ông tham dự lễ hội Sominsai ở đền Kokuseki hôm 17.2

Xã hội Nhật Bản đã già đi nhanh hơn hầu hết các quốc gia khác. Xu hướng này đã buộc vô số trường học, cửa hàng và dịch vụ phải đóng cửa, đặc biệt là ở các cộng đồng nhỏ hoặc nông thôn.

Lễ hội Sominsai của đền Kokuseki thường diễn ra từ ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch cho đến sáng hôm sau. Song trong thời kỳ đại dịch Covid-19, lễ hội này đã được tinh giản, chỉ còn giữ lại hoạt động cầu nguyện và các nghi lễ có quy mô nhỏ hơn.

Người dân địa phương cho biết lễ hội cuối cùng diễn ra hôm 17.2 là phiên bản rút gọn, kết thúc vào khoảng 23 giờ, nhưng đã thu hút đám đông lớn nhất trong lịch sử gần đây.

Khi mặt trời lặn, những người đàn ông mặc khố trắng đến ngôi đền nằm trên núi, tắm trong một con lạch và diễu hành quanh khuôn viên đền. Giữa khu rừng tuyết tùng và trong cái lạnh của gió mùa đông ở phía bắc Nhật Bản, họ hô vang "jasso joyasa" (có nghĩa là "ác quỷ, hãy biến đi").

Một số người cầm máy ảnh để ghi lại trải nghiệm của họ, trong khi hàng chục đài truyền hình theo chân những người đàn ông này qua những bậc thềm đá và những con đường đất của ngôi đền.

Cao trào của lễ hội là khi hàng trăm người đàn ông chen chúc bên trong ngôi đền la hét và chen lấn nhau một cách hung hãn để tranh giành một túi đựng bùa.

Từ năm tới, đền Kokuseki sẽ thay thế lễ hội bằng các nghi lễ cầu nguyện và những cách khác để tiếp tục thực hành tâm linh.

"Nhật Bản đang phải đối mặt với tỷ lệ sinh giảm, dân số già và tình trạng thiếu người trẻ để làm những việc khác nhau. Có lẽ rất khó để làm được giống trong quá khứ", ông Yasuo Nishimura, một người tham dự lễ hội, bày tỏ.

Ông Toshiaki Kikuchi, cư dân địa phương đã nhận được bùa và là người đã giúp tổ chức lễ hội trong nhiều năm, cho biết ông hy vọng lễ hội này sẽ quay trở lại trong tương lai.

"Dù là dưới một hình thức khác, tôi hy vọng sẽ duy trì được truyền thống này... Có rất nhiều điều bạn chỉ có thể coi trọng nếu bạn tham gia", ông nói sau lễ hội.

..................
 
Vấn đề do di cư nội địa nữa. Đám trẻ 9x 2k có lòi ra thì cũng lên thành phố hết, thành dân thành phố hết. Nên mấy cái tỉnh lẻ này còn toàn ông già bà cả nhảy múa với nhau thôi, bọn trẻ chúng nó có về éo đâu.
0ce8kh2.png
 
Vấn đề do di cư nội địa nữa. Đám trẻ 9x 2k có lòi ra thì cũng lên thành phố hết, thành dân thành phố hết. Nên mấy cái tỉnh lẻ này còn toàn ông già bà cả nhảy múa với nhau thôi, bọn trẻ chúng nó có về éo đâu.
0ce8kh2.png
Lên tokyo 2 năm, làm việc văn phòng da trắng, tóc tai gọn gàng chắc chửi đám osaka da nâu như thằng hattori là thằng nhà quê, tộc mất. Áp lực công việc đè hết lên đàn ông, phụ nữ nằm ngửa :boss:
 
Cũng đúng thôi, ko thể xem những cái chim già nua ko thể cương, những cái bìu nhăn nheo như quả táo tầu thiếu sức sống
 
Quan họ, tuồng chèo, rối nước, cải lương, đàn ca tài tử,... VN cũng đang mất dần 1 đống di sản đây
 
Back
Top