Lịch sử hình thành mã QR

Bing AI

Senior Member

Những mã QR hình vuông vô cùng phổ biến và hiện diện khắp nơi hiện nay thực ra đã được phát minh bởi một kỹ sư người Nhật Bản cách đây 30 năm.​

Chú thích ảnh
Ông Masahiko Hara - người đã phát minh ra mã QR. Ảnh: mainichi.jp
Tờ Mainichi Shimbun cho biết đó là kỹ sư Masahiro Hara (67 tuổi). Ông Hara làm việc tại công ty Denso Wave chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp thuộc Tập đoàn Toyota. Ông chia sẻ về lý do tạo mã QR: “Ban đầu, tôi tạo ra chúng để theo dõi các linh kiện ô tô tại nhà máy”. Đó là năm 1992 khi ông Hara vẫn còn làm việc tại bộ phận nghiên cứu và phát triển mã vạch của Denso Corp, công ty mẹ của Denso Wave.
Denso Corp tập trung nghiên cứu và phát triển để hiện đại hóa phương pháp sản xuất kanban của Toyota, còn được gọi là phương pháp đúng lúc. Vào thời điểm đó, Denso Corp dùng mã vạch để theo dõi linh kiện ô tô được vận chuyển. Nhưng mã vạch chỉ có thể chuyển đổi thông tin khoảng 20 chữ, số. Càng nhiều thông tin cần miêu tả, chẳng hạn như lịch sử sản xuất và vận chuyển, thì càng cần nhiều mã vạch, dẫn đến một sản phẩm cần khoảng 10 mã vạch.
Công nhân đã sử dụng đầu đọc để quét mã vạch của từng sản phẩm mỗi khi họ vận chuyển chúng. Trong giai đoạn bận rộn, hàng nghìn mã vạch cần được quét, dẫn đến thách thức lớn về hiệu quả làm việc.
Ông Hara bắt tay vào phát triển một loại mã mới có thể chứa nhiều thông tin và quét được một cách hiệu quả. Ông tập trung vào mã hai chiều (2D), vốn bắt đầu được phát triển ở Mỹ. Trong khi mã vạch được coi là một chiều (1D) với các đường thẳng đứng đặt cạnh nhau, thì mã 2D bao gồm các ô nhỏ được xếp thành hàng như một bức tranh khảm, tạo điều kiện để có thể chứa nhiều thông tin trong một không gian nhỏ. Tuy nhiên, bất tiện phát sinh khi các hình dạng hoặc ký tự khác xuất hiện ở gần mã, máy quét không thể phân biệt và mất thời gian để đọc thông tin chính xác.
Sau một số thử nghiệm và sai sót, mã QR của ông Hara đã ra đời. Nếu nhìn kỹ vào một mã QR, bạn có thể thấy những ô vuông màu đen nhỏ hơn ở ba góc của hình vuông. Chúng được gọi là “mẫu phát hiện vị trí”, vô cùng đặc biệt với mã QR. Ý tưởng đến với Hara khi ông nhìn ra ngoài cửa sổ tàu hỏa và thấy một tòa nhà có cửa sổ không khớp nhau ở các tầng trên.
Nhờ “mẫu phát hiện vị trí”, máy quét nhanh chóng nhận dạng mã QR và đọc thông tin chứa trong đó. Đây là một trong những điểm hấp dẫn của mã QR và cũng là một phần tên của mã này: "QR" là viết tắt của "quick response” (tạm dịch: phản hồi nhanh).
Ngoài khả năng nhận diện nhanh và chính xác, lượng thông tin có thể đưa vào mã tăng đáng kể, lên 1.800 ký tự kanji của Nhật Bản, tương đương với một tài liệu cỡ A4. Với những ưu điểm này, mã QR ra mắt thế giới vào năm 1994.
Điều đặc biệt là Denso Corp đã chọn không đăng ký quyền sáng chế đối với mã QR. Mục đích của Denso Corp là để mã QR phổ biến rộng rãi rồi từ đó công ty tăng lợi nhuận thông qua việc bán máy quét và các thiết bị liên quan khác.
Vào thời điểm đó, chỉ các tổ chức mới sử dụng mã QR. Sự phát triển của điện thoại di động là bước khởi đầu cho giai đoạn bùng nổ khiến người người nhà nhà biết đến mã QR. Năm 2002, tập đoàn Sharp (Nhật Bản) ra mắt điện thoại di động có đầu đọc mã QR. Sau đó, các nhà sản xuất khác cũng làm theo.
Chú thích ảnh
Người dân quét mã QR để thanh toán tại quầy bán thịt ở Chợ Tân Đinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Văn Phúc – TTXVN

Khi người tiêu dùng sở hữu máy quét, các tập đoàn bắt đầu sử dụng mã QR được nhúng với thông tin liên kết người dùng tới trang web của họ.
Với sự ra đời của điện thoại thông minh, việc sử dụng mã QR đã vượt xa mong đợi của ông Hara và các đồng nghiệp. Điều khiến ông ngạc nhiên nhất là mã QR hiện được sử dụng để thanh toán.
Nền tảng thanh toán trực tuyến Alipay đã bắt đầu sử dụng mã QR để trao đổi số tiền thanh toán của người dùng và các thông tin liên quan khác.
Ông Hara cười và nói: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mã QR sẽ được sử dụng để trao đổi tiền. Tôi vẫn lo lắng có thể xảy ra sai sót nghiêm trọng”.
Năm 2014, Hara và nhóm của ông đã trở thành những công dân Nhật Bản đầu tiên giành được Giải thưởng Nhà phát minh châu Âu do Văn phòng Bằng sáng chế châu Âu trao tặng hàng năm.
 
Hèn gì Nhật vẫn dùng nhiều ví điện tử quét mã QR thanh toán ầm ầm dù ở Nhật tùm lum cách thanh toán từ credit, apple pay, google pay, thẻ IC
 
QR được chấp nhận rộng rãi rồi. Hồi Apple pay mới về Việt Nam Cuhiep, Duy Luân quảng cáo như công nghệ đỉnh cấp vũ trụ vậy ... giờ không thấy rầm rộ nữa.

nó không đỉnh cao nhưng là sự phát triển trong hệ thống thanh toán thẻ, giờ thằng apple pay, google pay cho thanh toán qr qua nữa là ngon (tất nhiên là phải không cần internet)
 
QR được chấp nhận rộng rãi rồi. Hồi Apple pay mới về Việt Nam Cuhiep, Duy Luân quảng cáo như công nghệ đỉnh cấp vũ trụ vậy ... giờ không thấy rầm rộ nữa.

QR là dùng tiền trong tài khoản sẵn có của mình để trả.

Apple Pay là dùng tín dụng vay nợ trong tài khoản Credit của Ngân hàng để trả.

Ko so sánh 2 cái này với nhau được. Như tôi dùng credit quen rồi thì Apple Pay cực kỳ tiện lợi. QR từ Momo hay App Ngân hàng tôi chỉ dùng khi ko dùng được Apple Pay thôi.
 
QR được chấp nhận rộng rãi rồi. Hồi Apple pay mới về Việt Nam Cuhiep, Duy Luân quảng cáo như công nghệ đỉnh cấp vũ trụ vậy ... giờ không thấy rầm rộ nữa.
Apple pay và các hình thức tương đương vẫn nhanh, tiện nhất. Chỉ có điều là bên nhận tiền cần có máy quẹt có nfc thôi. Mà tôi nghĩ vẫn có thể dev để biến cái đt thành máy quẹt nfc thanh toán đc luôn.
 
QR là dùng tiền trong tài khoản sẵn có của mình để trả.

Apple Pay là dùng tín dụng vay nợ trong tài khoản Credit của Ngân hàng để trả.

Ko so sánh 2 cái này với nhau được. Như tôi dùng credit quen rồi thì Apple Pay cực kỳ tiện lợi. QR từ Momo hay App Ngân hàng tôi chỉ dùng khi ko dùng được Apple Pay thôi.

apple pay dùng thẻ debit được mà.
 
Apple pay và các hình thức tương đương vẫn nhanh, tiện nhất. Chỉ có điều là bên nhận tiền cần có máy quẹt có nfc thôi. Mà tôi nghĩ vẫn có thể dev để biến cái đt thành máy quẹt nfc thanh toán đc luôn.

có rồi chứ không còn là có thể nữa, nhưng ít người mặn mà.
 
QR được chấp nhận rộng rãi rồi. Hồi Apple pay mới về Việt Nam Cuhiep, Duy Luân quảng cáo như công nghệ đỉnh cấp vũ trụ vậy ... giờ không thấy rầm rộ nữa.
2 phương thức thanh toán khác nhau hoàn toàn mà. Nếu mà để nói thì apple/samsung pay thanh toán nhanh hơn hẳn khi mua hàng ở các shop/malll, chạm 1 phát là xong. Nó dùng để thanh toán với thẻ là thẻ tín dụng, thứ mà QR ko thể làm được. QR thực chất nó chỉ là phương thức chuyển khoản thông thường thôi, làm nhanh gọn các bước ko phải nhập thông tin
 
QR được chấp nhận rộng rãi rồi. Hồi Apple pay mới về Việt Nam Cuhiep, Duy Luân quảng cáo như công nghệ đỉnh cấp vũ trụ vậy ... giờ không thấy rầm rộ nữa.
ko thấy rầm rộ là do anh ko xài ấy chứ, tôi đi mua đồ quẹt apple pay đều, đỡ phải mang thẻ tín dụng theo
 
2 phương thức thanh toán khác nhau hoàn toàn mà. Nếu mà để nói thì apple/samsung pay thanh toán nhanh hơn hẳn khi mua hàng ở các shop/malll, chạm 1 phát là xong. Nó dùng để thanh toán với thẻ là thẻ tín dụng, thứ mà QR ko thể làm được. QR thực chất nó chỉ là phương thức chuyển khoản thông thường thôi, làm nhanh gọn các bước ko phải nhập thông tin
Bản chất đều là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, ở các nước mạnh về thanh toán thẻ thì QR không phát triển, còn ngược lại các nước mạnh về QR thì người dân ít dùng thẻ hơn .
 
QR làm sao tiện bằng Apple Pay/Samsung Pay?
Vấn đề cốt lõi QR pay được các nhà bản lẻ chấp nhận rộng rãi vì triển khai đơn giản, miễn phí , anh đi trà đá, cafe mua mớ rau thử thanh toán thẻ xem được ko. QR nó mới là cái thay đổi thói quen không dùng tiền mặt ở Việt Nam, Bản chất Apple Pay/Samsung pay thay thế thẻ truyền thông có ở Việt Nam hơn chục năm rồi.
 
QR phổ biến vì nó miễn phí thôi
Bọn shop VN tiếc tiền phí máy POS quẹt thẻ nên toàn bắt khách ck cho free
 
Back
Top