thắc mắc Luật chính tả Trong chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ

Iosha1188

Member
Luật chính tả

Trong chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ

1. Luật viết hoa:


a. Tiếng đầu câu: Tiếng đầu câu phải viết hoa.

b. Tên riêng :

b.1.Tên riêng Tiếng Việt:

- Viết hoa tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Vạn Xuân, Việt Nam.

- Một số trường hợp tên riêng địa lí được cấu tạo bởi 1 danh từ chung (sông, núi, hồ, đảo, đèo) kết hợp với một danh từ riêng (thường có một tiếng) có kết cấu chặt chẽ đã thành đơn vị hành chính thì viết hoa tất cả các tiếng. VD: Sông Cầu, Sông Thao, Hồ Gươm, Cửa Lò,…

- Ngoài các trường hợp trên ra thì chỉ viết hoa tiếng là danh từ riêng. VD: sông Hương, núi Ngự, cầu Thê Húc, …

b.2.Tên riêng tiếng nước ngoài:

- Trường hợp các tên riêng nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt thì viết hoa như viết tên riêng Việt Nam. VD: Hàn Quốc, Bồ Đào Nha,…

- Trường hợp các tên riêng nước ngoài không phiên âm qua âm Hán - Việt thì chỉ viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

VD: Cam-pu-chia, Xinh-ga-po,….

c. Viết hoa để tỏ sự tôn trọng : Ví dụ: Bà Trưng, Bà Triệu...

2. Luật ghi tiếng nước ngoài:

Các trường hợp không phiên âm qua âm Hán - Việt thì nghe thế nào viết thế ấy (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ) phải có gạch nối.

Ví dụ: Pa-nô, pi-a-nô.

3. Luật ghi dấu thanh:

- Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá, loá, quỳnh, bào, mùi…

- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi.

Ví dụ: mía, múa...

- Ở tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi.

Ví dụ: miến, buồn...

4. Luật ghi một số âm đầu:

a. Luật e, ê, i:


- Âm /c/ (cờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ k (gọi là ca)

- Âm /g/ (gờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ gh (gọi là gờ kép)

- Âm/ng/ (ngờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ ngh (gọi là ngờ kép)

b. Luật ghi âm /c/ (cờ) trước âm đệm.

Âm /c/ (cờ) đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu) và âm đệm viết bằng chữ u.VD: qua, quyên,….

c. Luật ghi chữ "gì"

Ở đây có hai chữ i đi liền nhau. Khi viết phải bỏ một chữ i (ở chữ gi), thành gì.

Khi đưa vào mô hình ta ghi như sau:

Luật ghi một số âm chính:

a. Quy tắc chính tả khi viết âm i :


- Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài):

+ Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm)

+ Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá)

- Tiếng có âm đầu (và âm /i/) thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i : thi sĩ

- Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): huy, quy(không được viết là qui)

b. Cách ghi nguyên âm đôi :

- Nguyên âm đôi /iê/(đọc là ia)có 4 cách viết:


+ Không có âm cuối: viết là ia. Ví dụ: mía.

+ Có âm cuối: viết là iê. Ví dụ: biển.

+ Có âm đệm, không có âm cuối thì viết là: ya.Ví dụ: khuya.

+ Có âm đệm, có âm cuối, hoặc không có âm đầu thì viết là: yê.Ví dụ: chuyên, tuyết... yên, yểng...

- Nguyên âm đôi /uô/ (đọc là ua)có hai cách viết:

+ Không có âm cuối: viết là ua. Ví dụ: cua.

+ Có âm cuối: viết là uô. Ví dụ: suối.

- Nguyên âm đôi /ươ/ (đọc là ưa)có 2 cách viết:

+ Không có âm cuối: viết là ưa. Ví dụ: cưa.

+ Có âm cuối: viết là ươ. Ví dụ: lươn.

6. Một số trường hợp đặc biệt:

Một số tiếng khi phân tích để đưa vào mô hình chúng ta cần phải xác định rõ vai trò của các âm vị trong tiếng đó.

VD: Các tiếng gì, giếng, cuốc, quốc, xong, xoong, …sẽ được đưa vào mô hình tiếng như sau:
 
Back
Top