Lý do Tim Cook đến Trung Quốc

Bing AI

Senior Member

Doanh số iPhone sụt giảm, Tim Cook bất ngờ ghé thăm Trung Quốc nhân dịp khai trương cửa hàng mới, đồng thời trấn an mối quan hệ rạn nứt với quốc gia tỷ dân.


Lịch trình dày đặc ở Thượng Hải của Giám đốc điều hành Apple cho thấy ông rất lạc quan với tương lai của tập đoàn tại Trung Quốc. Ảnh: Apple.
Tim_Cook_iPhone_15_Launch_2.jpeg

Lịch trình dày đặc ở Thượng Hải của Giám đốc điều hành Apple cho thấy ông rất lạc quan với tương lai của tập đoàn tại Trung Quốc. Ảnh: Apple.


Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã đến thăm Trung Quốc vào ngày 20/3, cho thấy tầm quan trọng của quốc gia tỷ dân - thị trường và cơ sở sản xuất hàng đầu của hãng. Đây cũng là cách để Táo khuyết tiếp cận đến những tiêu dùng Trung Quốc, những người có vẻ không mấy hài lòng với nhà sản xuất iPhone.

“Không có chuỗi cung ứng nào quan trọng hơn Trung Quốc”​


CEO Apple chụp ảnh cùng diễn viên Trung Quốc Trịnh Khải. Ảnh: Weibo.
Tim Cook den Trung Quoc anh 1

CEO Apple chụp ảnh cùng diễn viên Trung Quốc Trịnh Khải. Ảnh: Weibo.


Nói với Global Times, Cook khẳng định Apple không có chuỗi cung ứng nào trên thế giới quan trọng hơn chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Ông nói thêm rằng tập đoàn đã mở rộng cơ sở sản xuất và tăng cường đầu tư ở đây suốt 30 năm qua.
Tuyên bố này của vị CEO được đưa ra ngay trước lễ khai trương cửa hàng thứ 8 của Apple tại Thượng Hải, đồng thời là lời trấn an khi mối quan hệ “cộng sinh” giữa nhà sản xuất iPhone và Trung Quốc đang có dấu hiệu rạn nứt.
Theo SCMP, đây là chuyến thăm mới nhất của Cook đến Trung Quốc. Giám đốc điều hành Apple đã gặp các nhà phát triển game, nhà làm phim và tỷ phú sáng lập BYD tại Thượng Hải ngay trước lễ khai trương Apple Store.
Ghé thăm quốc gia tỷ dân, Cook đăng một video quay cảnh đi dạo quanh Thượng Hải với nam diễn viên Trịnh Khải. Trong một video khác đăng trên Weibo, Cook đi qua cây cầu gần Bến Thượng Hải, nếm thử món tiểu long bao trong một quán địa phương và nói "xin chào" bằng phương ngữ Thượng Hải. Đoạn video này thu hút hơn 500.000 lượt xem chỉ trong vòng vài phút sau khi đăng tải.
Cook đã trò chuyện với các nhà phát triển từ Papergames, studio đằng sau loạt game Nikki and Love, đồng thời hoan nghênh kế hoạch phát hành các tựa game nổi tiếng của họ lên máy tính Mac và tai nghe Vision Pro mới.
Ông còn có cuộc gặp gỡ với Wang Chuanfu, nhà sáng lập kiêm chủ tịch và giám đốc điều hành của nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới BYD, tại văn phòng Apple ở Thượng Hải, tờ China Daily đưa tin.
Cũng trong ngày hôm đó, Cook đến thăm studio của đạo diễn Mo Liyu. Cô đã sử dụng nhiều sản phẩm khác nhau của Apple để phát triển, tạo storyboard, quay và chỉnh sửa các bộ phim ngắn độc lập.
CEO Apple cũng không quên xếp lịch đi đến kiểm tra các sản phẩm từ đối tác cung cấp linh kiện cho tập đoàn như Lens Technology, Shenzhen Everwin Precision Technology trong chuyến đi Thượng Hải lần này.
SCMP nhận định lịch trình dày đặc của Cook cho thấy sự lạc quan của vị giám đốc đối với triển vọng dài hạn của Apple tại Trung Quốc, bất chấp sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Huawei và hãng nội địa khác.

Cạnh tranh gay gắt từ thị trường nội địa​

Được hỗ trợ bởi Foxconn, chuỗi sản xuất của Apple tại Trung Quốc phủ rộng khắp nơi và khó có thể lay chuyển trong hơn 2 thập kỷ qua. Song, tập đoàn Mỹ gặp khó trong những năm gần đây do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và đóng cửa nhà máy do dịch Covid-19, khiến việc ra mắt nhiều sản phẩm liên tục trì hoãn.
Tình thế này buộc lòng Apple dần đa dạng hóa hoạt động của mình, tách ra khỏi Trung Quốc và hợp tác với các đối tác lắp ráp, sản xuất linh kiện ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam…

Lịch trình của Tim Cook khi đến Trung Quốc ghé thăm rất nhiều doanh nghiệp, địa điểm. Ảnh: Weibo.

Tim Cook den Trung Quoc anh 2
Lịch trình của Tim Cook khi đến Trung Quốc ghé thăm rất nhiều doanh nghiệp, địa điểm. Ảnh: Weibo.


Trong khi đó, nhu cầu người dùng Trung Quốc đối với các sản phẩm của hãng cũng đang hạ nhiệt.
Doanh số bán smartphone đã giảm 24% trong 6 tuần đầu năm 2024, theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Counterpoint. Apple để mất thị phần vào tay Huawei - hãng công nghệ Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt. Dòng Mate 60 Pro được hưởng lợi từ làn sóng yêu nước mua hàng nội địa của người dân Trung Quốc.
“Nhà sản xuất iPhone phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ở phân khúc cao cấp từ Huawei - một thương hiệu đang hồi sinh, đồng thời bị các đối thủ như Oppo, Vivo và Xiaomi chèn ép ở phân khúc tầm trung do mức giá quá hấp dẫn”, các nhà phân tích tại Counterpoint nhận định.
 
Back
Top