thảo luận Màn hình ProMotion 120Hz của iPhone 13 Pro chẳng hề “tái định nghĩa” chút nào như Apple tuyên bố

CryWoman

Member
Giống như nhiều công nghệ khác, việc Apple bổ sung màn hình ProMotion 120Hz cho iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max khiến nhiều người dùng iPhone rất hào ứng.

Tần số quét cao là một trong những thứ tốt nhất cho màn hình, đặc biệt là với màn hình di động, bởi chúng thấy thiết bị của chúng ta nhanh như thế nào. Mọi thứ đều có cảm giác mượt mà và tốt hơn, nhưng tại sao Apple lại mất quá nhiều thời gian để đưa công nghệ này vào những chiếc điện thoại của mình khi công ty đã bổ sung 120Hz cho iPad cách đây 4 năm trước?

image.png

Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng các iFan cũng đã được sử dụng màn hình ProMotion 120Hz trên iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max

Hơn nữa, chỉ có những mẫu iPhone Pro mới có tính năng này. Nó được Apple quảng bá dưới cái tên Apple ProMotion, tương tự như cách công ty đã tiếp thị màn hình có độ phân giải cao là Retina. Điều này buộc người dùng sẽ phải chi thêm một khoản tiền để có được một trong những nâng cấp tốt nhất của thế hệ mới này.

Công nghệ LTPO của màn hình ProMotion 120Hz cho iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max có một vài lợi thế hơn so với đối thủ, nhưng nó cũng có một số đánh đổi khác. Nó không thể đạt đến mức 1Hz mà OnePlus 9 Pro có thể chạm đến, dù Apple đã tiên phong trong việc tích hợp tấm nền di động OLED 1Hz trên Apple Watch Series 4. Hơn nữa, các hạn chế về phần mềm đồng nghĩa rằng về mặt kỹ thuật, những nhà phát triến ứng dụng cần phải cập nhật ứng dụng của họ để có thể tận dụng tối đa lợi thế của tính năng ProMotion mới.

Tóm lược lịch sử của tần số quét cao​


image (1).png


Tần số quét (hay tốc độ làm tươi) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả số lần màn hình vẽ lại mỗi giây, giúp mắt chúng ta thấy được một hình ảnh chuyển động. Nó giống như việc tạo ra hoạt họa, vẽ ra một hình ảnh hơi khác trên mỗi trang, sau đó tạo ra một chuyển động giả bằng cách lật từng trang.

PC là ngành công nghiệp đầu tiên thúc đẩy tần số quét và xem nó như một cách để các game thủ có thêm một lợi thế mới cho lối chơi những tựa game cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, ở khía cạnh di động, màn hình tần số quét cần đến sức mạnh xử lý cao hơn, từ đó làm giảm thời lượng pin của mọi thiết bị đạt được điều đó.

Đó là lý do tại sao ban đầu Apple đưa màn hình IPS LCD 120Hz lên iPad Pro 2017, bởi nó giúp mang đến trải nghiệm Apple Pen mượt mà cũng như bổ sung lợi ích cho nhiều ứng dụng khác đối với quá trình này. Do tablet có kích thước khá to, được trang bị viên pin đủ lớn, nhiều người sẽ không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào về thời lượng pin khi tận dụng màn hình tần số quét cao hơn.

Hệ điều hành iPadOS của Apple có khả năng điều chỉnh tần số quét dựa trên những gì đang hiển thị trên màn hình. Do đó, khi không có chuyển động nào xảy ra, chẳng hạn như khi xem một bức ảnh trong thư viện, tần số quét trên iPad Pro sẽ giảm xuống 24Hz. Tương tự, các bộ phim sẽ được phát ở mức 48Hz – gấp đôi con số tốc độ khung hình 24fps mà hầu hết các phim đều được quay, trong khi các nội dung có chuyển động sẽ tận dụng tối đa 120Hz.

image (2).png


Razer đã ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình 120Hz vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, Razer Phone lại có độ sáng khá tệ, khiến người dùng khó có thể nhìn thầy nó ở bên ngoài.

Chỉ một năm sau, vào mùa thu năm 2018, Apple đã giới thiệu một loại công nghệ mới được gọi là LTPO. Nói chung, LTPO là một trong nhiều lớp của màn hình hiện đại, giúp điều chỉnh tần số quét của màn hình. LTPO có thể được áp dụng cho các loại công nghệ hiển thị khác nhau, bao gồm cả IPS LCD và OLED.

Nhưng mục đích sử dụng LTPO cho Apple Watch không phải là để có được tần số quét cao. Ngược lại, nó được phát triển để giúp Apple Watch dó được màn hình luôn hiển thị mà không ảnh hưởng nhiều đến thời lượng pin quá nhiều. LTPO cũng cho phép Apple giảm tần số màn hình xuống 1Hz. Do màn hình luôn hiển thị thường không có khả năng chuyển động, thế nên, 1Hz là một mức hoàn toàn lý tưởng cho mục đích này. Tất nhiên, với những tác vụ chuyển động, 1Hz sẽ trông rất tệ hại.

Hai năm sau, Note 20 Ultra được trình làng với tư cách là chiếc smartphone đầu tiên sử dụng công nghệ LTPO. Dĩ nhiên, lý do sử dụng công nghệ này cũng hoàn toàn khác. Lần này, Samsung đã sử dụng phiên bản LTPO của mình để đưa khả năng biến đổi tần số quét lên đến 120Hz cho những chiếc điện thoại mà mình sản xuất. Tương tự iPad, chiếc điện thoại này sẽ điều chỉnh tần số quét tùy thuộc vào nội dung hiển thị trên màn hình.

Samsung cũng xây dựng những kịch bản chi tiết hơn để điều chỉnh tần số quét và giảm nó xuống còn 10Hz khi xem ảnh tĩnh. OnePlus đã tiến thêm một bước nữa khi trình làng OnePLus 9 Pro vào giữa năm 2021. Chiếc điện thoại cao cấp nhất này có thể hạ tần số quét tối thiểu xuống còn 1Hz, trong khi vẫn có thể duy trì ngưỡng 120Hz để có trải nghiệm tốt nhất.

Thay đổi tần số quét dựa trên cảm ứng không phải quá mới​


image (3).png


iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max là những chiếc điện thoại đầu tiên của Apple được trang bị màn hình OLED có công nghệ LTPO. Trong sự kiện trình làng iPhone 13, Apple đã nhấn mạnh rất nhiều vào phương pháp tính toán dựa trên cảm ứng, có thể tăng tần số quét lên 120Hz khi ngón tay chạm vào màn hình. Hệ thống sẽ tự động tính toán cách thức và thời điểm giảm tần số quét dựa trên những gì đang xuất hiện trên màn hình.

Nhiều bài báo đã tâng bốc đến “sự sáng tạo” này của Apple nhưng dường như lại chẳng để ý gì đến phần còn lại của thị trường. Hầu hết chúng đều đề cập đến việc điều chỉnh dựa trên cảm ứng là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho công nghệ màn hình LTPO của riêng Apple.

Thực tế, Samsung và OnePlus đã áp dụng các phương pháp tính toán tương tự trên những chiếc smartphone flagship hiện tại của mình. OnePlus đã trình làng công nghệ tương tự trong OnePlus 9 Pro. OnePlus đã đăng tải một bài viết để giải thích về công nghệ này vào đầu tháng 03/2021.

Rất khó tìm ra được sự khác biệt giữa công nghệ trên OnePlus 9 Pro và iPhone 13 Pro. Samsung cũng sử dụng một công nghệ tương tự để điều chỉnh tần số quét dựa trên cảm ứng và nội dung trên màn hình. Tuy nhiên, trong thử nghiệm của Android Central, công nghệ của Samsung lại không tốt như Apple hoặc OnePlus.

Một phần của sự khác biệt đó chính là độ trễ cảm ứng của các tấm nền. Dẫu cả OnePlus và Samsung không công bố chính xác độ trễ cảm ứng của tấm nền, thế nhưng, OnePlus lại xác nhận rằng tấm nền trên OnePlus có độ trễ thấp hơn 25 – 30ms so với thế hệ màn hình trước đó.

Trong khi đó, Apple lại công bố chi tiết độ trễ cảm ứng cho mỗi tần số quét. Màn hình trên bộ đôi iPhone 13 Pro có thời gian phản hồi 8ms khi hoạt động ở tần số quét 120Hz. Dễ hiểu hơn, đó là thời gian màn hình cần để phản hồi với ngón tay của chúng ta. Và Apple đang làm điều đó tốt hơn bất kỳ công ty nào.

Dẫu công nghệ gần như tương tự nhau, tính năng ProMotion của Apple lại trông tốt hơn so với phương pháp của Samsung hay OnePlus. Khi sử dụng điện thoại ở trực diện với tốc độ bình thường, rất khó để chúng ta nhận thấy những khác biệt về sắc thái này, nhưng nhiều người chắc chắn có thể cảm nhận được.


Theo thử nghiệm của phóng viên Tshaka Armstrong tại Android Central, iPhone 13 Pro có thể theo kịp ngón tay của anh tốt hơn khi cuộn lên và xuống. OnePlus 9 Pro thua kém một chút, trong khi Galaxy S21 Plus của Samsung còn tệ hơn rất nhiều.

Đó là sự khác biệt mà độ trễ cảm ứng thấp hơn có thể mang đến. Đây có lẽ là ví dụ thực tế duy nhất về những gì mà Apple đang làm tốt hơn bất kỳ công ty nào khác khi đề cập đến tần số quét cao.

Apple cũng cung cấp nhiều mức tần số quét trung gian giữa mức cao nhất và thấp nhất hơn. Nhà Táo tạo ra 12 mức chuyển đổi từ 10Hz đến 120Hz. Samsung cung cấp tổng cộng 6 mức, trong khi OnePlus lại không đề cập đến những tần số quét trung gian giữa 1Hz – 120Hz.

Samsung và OnePlus cũng có những thế mạnh của mình​


image (4).png


Về tổng thể, Samsung và OnePlus vẫn có một thứ tốt hơn so với Apple. Giống như khi Apple thay đổi độ phân giải hoặc tỉ lệ khung hình đối với các thiết bị của mình, thường diễn ra khi công ty phát hành một kích thước mới cho iPhone và iPad, các nhà phát triển nhận thấy rằng họ cần cập nhật ứng dụng của mình để phù hợp với những thay đổi dựa trên hệ điều hành mới nhất của Apple.

Nhiều reviewer nhận thấy rằng Apple hiện đang ưu tiên chế độ 120Hz cho các ứng dụng của riêng mình. Các ứng dụng cũng như tựa game bên thứ ba vẫn bị giới hạn ở mức 60Hz và Apple yêu cầu những nhà phát triển cập nhật ứng dụng của họ để tối ưu hóa cho chế độ 120Hz. Thú vị là Apple không áp dụng những quy định như vậy đối với iPad Pro. Có vẻ như, những yếu tố này nhằm đảm bảo thời lượng pin cho thiết bị.

Nói chung, để tận dụng tối đa tần số quét cao từ tính năng ProMotion của Apple, các nhà phát triển phải thêm một đoạn mã nhỏ cho những ứng dụng của mình nhằm đảm bảo mọi hoạt họa trong ứng dụng trở nên mượt mà hơn. Tần số quét cao có thể không cần thiết cho mọi hoạt họa, nhưng có thể làm cho ứng dụng trông chậm hơn vì không thể có được những hoạt họa hiển thị ở tần số quét tối đa.

image (5).png


Thực tế, việc các nhà phát triển phải cập nhật ứng dụng là một điều khá ngớ ngẩn trong năm 2021. Apple kiểm soát các hướng dẫn về cách các nhà phát triển nên xử lý tần số quét cao cũng như những hình ảnh động đi kèm. Tất cả đều nhằm mục đích tiết kiệm pin.

Nghe có vẻ rất tuyệt, đặc biệt là khi những chiếc iPhone năm nay đều được trang bị các viên pin lớn hơn, nhưng đó dường như là một bước không cần thiết để các nhà phát triển mang đến người dùng trải nghiệm tốt nhất.

Trong khi đó, các nhà phát triển Android lại không gặp phải vấn đề này. Tương tự độ phân giải và tỉ lệ khung hình, tần số quét cao được xử lý bởi hệ thống và cân chỉnh phù hợp theo từng ứng dụng. Các nhà phát triển vẫn có thể cập nhật ứng dụng của họ để hoạt động tốt hơn, nhưng không phải là điểu bắt buộc để người dùng của họ có được trải nghiệm tốt nhất.

Apple đã làm rất tốt trong việc triển khai công nghệ tần số quét cao theo cách thân thiện với thời lượng pin, nhưng lẽ ra, công ty nên làm tốt hơn khi giúp các nhà phát triển tận dụng tính năng mới này đơn giản hơn.

Hơn nữa, thật khá ngớ ngẩn khi chỉ có các phiên bản iPhone 13 cao cấp nhất mới có ProMotion. Ngay cả những chiếc điện thoại tầm trung như Motorola Edge (2021) cũng đã không gặp vấn đề gì khi cung cấp màn hình 120Hz. Liệu rằng người dùng có cảm thấy tiếc khi chi ra hơn 20 triệu đồng để sở hữu một chiếc iPhone 13 không có màn hình tần số quét 120Hz?


Nguồn: Android Central
 
bỏ ra hơn 30 triệu để mua phiên bản Pro và Pro Max mới có tần số quét 120hz :v
trong khi mấy con máy Tàu dưới 10 triệu đã có
 
Back
Top