tin tức Man United: Thương hiệu số 1, đẳng cấp trung bình

Cryolite.0

Senior Member

Man United xứng đáng trở thành bài học kinh điển cho tính thương mại hóa của làng bóng đá. Nói vậy bởi một đội bóng chỉ đạt phong độ làng nhàng 10 năm liên tiếp nhưng vẫn thu hút đông đảo người hâm mộ nhất thế giới.

Rashford, biểu tượng cho những cầu thủ được kỳ vọng nhưng không bao giờ trở thành siêu sao của Man United - Ảnh: Reuters
Rashford, biểu tượng cho những cầu thủ được kỳ vọng nhưng không bao giờ trở thành siêu sao của Man United - Ảnh: Reuters

Hãy cùng nhìn lại thành tích của Man United trong 10 năm qua: 1 chiếc cúp FA, 1 cúp liên đoàn và 1 Europa League. Tính rộng hơn, Man United chỉ 5 lần kết thúc mùa giải Premier League với một vị trí ở top 4 trong 10 năm qua. Và họ chẳng có lần nào lọt vào bán kết Champions League.

Có hàng tá CLB ở châu Âu đạt thành tích tốt hơn như vậy. Chưa cần phải nói đến những đại gia thực thụ như Real Madrid, Barca, Bayern Munich, Man City hay Liverpool, thành tích 10 năm qua của Man United không bằng Sevilla, Inter Milan, Atletico hay cả Villarreal.

Về mặt lối chơi, "quỷ đỏ" càng chẳng có một thương hiệu gì. Atalanta của Ý, Dortmund của Đức hay cả những Brighton, Aston Villa của Anh dù không có tài chính hùng mạnh nhưng vẫn xây dựng được thứ bóng đá tấn công quyến rũ.

Trái lại, Man United dù đã trải qua 6 đời HLV (không tính những người tạm quyền thời gian ngắn) trong 10 năm qua vẫn không để lại chút hấp dẫn nào về chiến thuật.

Không thành công, không quyến rũ, và lại ít danh hiệu. Nếu là một đội bóng nào khác, có lẽ họ đã ngụp lặn xuống nhóm trung bình của giải đấu, hoặc sụt giảm nghiêm trọng lượng người hâm mộ và sức hút truyền thông.

Nhưng kỳ lạ là Man United ngược lại. Càng đá dở họ càng được... quan tâm. Và doanh thu của Man United vẫn ổn định trong nhóm top 4 đội bóng kiếm tiền giỏi nhất châu Âu nhiều năm qua.


Thống kê của Hãng kiểm toán Deloitte cho thấy trong mùa giải 2021-2022, Man United đạt doanh thu 583 triệu bảng Anh, chỉ kém hơn Man City, Real Madrid và Liverpool. Dù rằng trong mùa giải đó, họ xếp hạng 6 Premier League và cũng bị loại sớm ở Champions League.

Câu chuyện của Man United là một ví dụ điển hình cho thấy năng lực làm kinh tế của người Mỹ. Gia đình Glazers và những cấp dưới của họ (điển hình là Ed Woodward) có thể không giỏi xây dựng một đội bóng mạnh đúng nghĩa.

Nhưng họ lại quá giỏi về việc quản lý một câu lạc bộ dưới hình thức của một doanh nghiệp. Lợi nhuận là thước đo sau cùng, và trên thước đo đó Man United vẫn đang đứng vững.

Nhưng một đội bóng chơi tệ như vậy liệu có thể trụ được bao lâu trong nhóm "đại gia"? Người hâm mộ vẫn là yếu tố then chốt. Man United trở thành đội bóng đông đảo CĐV nhất trong những năm thập niên 1990-2000 đầy ắp vinh quang dưới tay HLV Alex Ferguson. 10 năm chơi tệ chưa khiến những CĐV đó giã từ đội bóng yêu quý của mình.

Nhưng ngay vào lúc này, những đứa trẻ mới lớn đang làm quen với tình yêu bóng đá qua việc chiêm ngưỡng thứ bóng đá đẹp mắt của Man City, của Liverpool hay Arsenal.

Nếu bỏ qua truyền thống gia đình, không đứa trẻ nào lại đi yêu thích đội bóng không có cầu thủ cạnh tranh Quả bóng vàng, hay không lọt vào bán kết Champions League trong nhiều năm liên tiếp.

Khi một thế hệ CĐV trôi qua, Man United rệu rã ngày nay còn được ai chú ý?

Thêm Real Madrid, Sociedad, Inter và Bayern đi tiếp​

4 đội bóng kể trên đã nối gót Man City để trở thành những đội bóng giành vé vượt qua vòng bảng Champions League sớm 2 lượt đấu.

Ở bảng A, Bayern thắng Galatasaray 2-1 trong trận lượt về để giành trọn vẹn 12 điểm sau 4 vòng đấu. Còn Man United - với trận thua ngược khó tin trước Copenhagen - đã bị đẩy xuống bét bảng. Họ mới có 3 điểm, cùng kém Galatasaray và Copenhagen 1 điểm.

Ở bảng B, Arsenal dù chưa chính thức giành vé nhưng chỉ cần thêm 1 điểm trong 2 vòng đấu còn lại là hoàn thành mục tiêu.
 
Back
Top