Nên tận thu rơm rạ thay vì cứ thu hoạch lúa xong là đốt

MasterchiefsReborn

Senior Member

Vì sao người nông dân trồng lúa thường đốt đồng mà không tận dụng rơm rạ để làm ra các sản phẩm giá trị gia tăng khác?

1717742707798.png

Người trồng lúa ven quốc lộ 61B đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang đốt đồng sau khi thu hoạch lúa xong - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngày 7-6, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức hội thảo "Phát triển kinh tế tuần hoàn từ sản xuất và chế biến lúa gạo".

70% rơm rạ trên đồng thường bị đốt bỏ

Tại hội thảo, ông Lê Thanh Tùng - phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết tổng lượng rơm rạ mỗi năm ở Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 24,4 triệu tấn, trong đó chỉ có khoảng 7,4 triệu tấn (tương đương 30%) được thu gom, di chuyển khỏi đồng ruộng.

30% của 7,4 triệu tấn rơm rạ này được thu gom để trồng nấm hoặc dùng để che phủ, đóng hàng trái cây, làm thức ăn gia súc và dùng vào những việc khác.

Theo ông Tùng, 70% rơm rạ còn lại trên đồng ruộng thì "đốt đồng là tương đối cao".

TS Nguyễn Văn Hùng, chuyên gia khoa học cao cấp của IRRI, cho rằng đốt rơm rạ gây ra ngộ độc và ô nhiễm môi trường, tuy nhiên người nông dân trồng lúa vẫn có thói quen này bởi nhiều lý do.

Lý do đầu tiên là do thời gian quay vòng giữa hai vụ liên tiếp quá ngắn. Nghiên cứu tại TP Cần Thơ cuối vụ đông xuân, đầu vụ hè thu cho thấy 60% nông dân ở Cần Thơ đốt đồng, còn ở Đồng bằng sông Cửu Long hơn 50%.

"Do thời gian quay vòng giữa hai vụ quá ngắn, nông dân không đủ máy vô thu hoạch rơm rạ, thu hoạch xong cũng không bán đi đâu được", ông nói.

Lý do kế đến là thiếu dịch vụ thu gom rơm rạ do máy thu gom ít, không phải chỗ nào cũng có. Trong khi đó giá bán rơm quá thấp, nông dân chỉ bán 300.000 đồng đến 600.000 đồng/ha, tính ra không được bao nhiêu nên đốt cho xong.

Ngoài ra còn có các lý do khác như đây là tập quán truyền thống (đốt đồng để làm sạch ruộng); do thay đổi phương pháp cải tạo đất (trước đây cày đất nhưng hiện nay đa phần là xới đất mà xới đất có rơm rạ bên dưới nhiều sẽ rất khó làm, do đó phải đốt bỏ); thiếu thị trường cho rơm; thiếu lựa chọn sử dụng rơm để sản xuất các sản phẩm khác...

"Đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh, tất cả chỉ số ô nhiễm môi trường rất cao, nhưng nông dân lại thiếu nhận thức, thiếu kiến thức về vấn đề này", ông Hùng nói thêm.

1717742713655.png

TS Nguyễn Văn Hùng cho rằng người nông dân có thói quen đốt đồng bởi nhiều lý do - Ảnh: CHÍ QUỐC

Tận dụng rơm rạ mang lại thu nhập nhiều hơn

Đó là chia sẻ của bà Phạm Thị Minh Hiếu, chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cần Thơ về thực tế mô hình nông nghiệp tuần hoàn đã triển khai tại TP Cần Thơ.

Theo đó, nếu trồng lúa truyền thống không tận dụng rơm, người nông dân có tổng thu nhập 86 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, nếu nông dân có tận dụng các sản phẩm từ rơm như dùng rơm để trồng nấm, làm phân hữu cơ từ bã nấm rơm, trồng lúa sử dụng phân hữu cơ này thì tổng thu nhập lên tới 133,5 triệu đồng/ha/năm.

Ông Lê Thanh Tùng cho rằng việc di chuyển rơm đi khỏi động ruộng là một trong những giải pháp kỹ thuật quan trọng trong việc làm ra gạo phát thải thấp mà đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp đang được triển khai ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời sẽ sử dụng được rơm để làm ra các sản phẩm khác.

........................
 
Chán nhất cái cảnh này, đi ra khỏi cửa ngõ Hà Nội là mờ mịt vì khói đốt rơm, rạ. Chiều hoàng hôn vừa xuống cứ ngỡ ở trên Sapa, phải bật đèn pha để di chuyển. Tôi ngồi ô tô còn thấy khó thở, cay mắt. Nhìn sang mấy anh đi xe máy cứ cúi gằm mặt mà đi thấy tội thật. Nhận thức về môi trường quá thấp, đến khi phải đánh đổi từng hơi thở bằng tiền thì lúc đó đã muộn =((
 
"Đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh, tất cả chỉ số ô nhiễm môi trường rất cao, nhưng nông dân lại thiếu nhận thức, thiếu kiến thức về vấn đề này", ông Hùng nói thêm.
rơm nó cũng chỉ là cỏ khô, củi khô, chứ có như nilon đâu mà nói nó gây bệnh, chỉ số ô nhiễm môi trường cao?
Tuy nhiên, nếu nông dân có tận dụng các sản phẩm từ rơm như dùng rơm để trồng nấm, làm phân hữu cơ từ bã nấm rơm, trồng lúa sử dụng phân hữu cơ này thì tổng thu nhập lên tới 133,5 triệu đồng/ha/năm.
đang trồng lúa bằng phân thường 86tr/ha/năm, giờ lấy rơm làm nấm xong lấy nấm đó làm phân thì thu nhập lên 133,5tr/ha/năm? tăng lên kiểu gì? ý là có phân này rồi không cần mua thêm phân khác nữa nên lời thêm 50tr tiền mua phân hay lúa dùng phân này tăng sản lượng được thêm gần 50tr???
:amazed:
 
Ơ, này dưới mình hay đi mua rơm theo cuộn về chèn dưới gốc thanh long . Một lần mua cho cả vườn cũng tốn kha khá à nha ..
 
Có người mua thật thì chẳng tranh cướp nhau thu chứ ai thèm đốt
View attachment 2534388
trong nam dễ làm hơn. ngoài bắc thì ít nên thường hay đốt vì không có nhiều dịch vụ thu gom rơm. Do địa thế, vị trí nên khó thu gom do cái này cần dùng máy làm trên khoảnh ruộng lớn. Chứ nó vẫn có đầu ra mà. Bán cho nhà vườn ủ gốc, bán cho trang trại trồng nấm, bán cho trang trại chăn nuôi.
 
Miền tây bán rơm hơi bị được giá đấy. Có thím kể lái nó vào tận ruộng thu luôn.
 
Chỗ tôi ngày trước vào mùa gặt thi thoảng thấy có xe của bộ đội đi xin rơm thì dân người ta vẫn cho đấy mà, đỡ phải đốt. Còn rạ thì vẫn để dưới ruộng, phải dựng lên cho khô rồi sau đó đốt. H đi làm công nhân hết, ruộng toàn cho người ta mượn trồng rau nên cũng ko biết bây h máy gặt thì có phun rơm ra tập trung thành đống như máy tuốt lúa ngày trước không.
 
Chán nhất cái cảnh này, đi ra khỏi cửa ngõ Hà Nội là mờ mịt vì khói đốt rơm, rạ. Chiều hoàng hôn vừa xuống cứ ngỡ ở trên Sapa, phải bật đèn pha để di chuyển. Tôi ngồi ô tô còn thấy khó thở, cay mắt. Nhìn sang mấy anh đi xe máy cứ cúi gằm mặt mà đi thấy tội thật. Nhận thức về môi trường quá thấp, đến khi phải đánh đổi từng hơi thở bằng tiền thì lúc đó đã muộn =((
Ngày xưa cũng vì đốt rơm rạ như này mà 1 thằng e gần nhà bị xe tải cán chết :sure:
 
Thui giò heo làm giả cầy là hết ý, con vk toàn là dặn bà làm heo làm sẵn nhưng bả khò bằng gas ko
 
muốn gom lại thì phải thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất chứ ko phải ngồi gom mõm là được đâu.

giờ người ta đang sản xuất theo kiểu gặt cmn bằng máy tại ruộng luôn, chỉ trở lúa về, nhưng khâu gặt thì gặt toàn kiểu chắp vá, người làm thì toàn nông dân, bao đời nay cũng chỉ làm như thế, muốn gặt mà gom được rơm rạ vào thì phải đưa máy móc công nghiệp vào, nhưng ruộng trước giờ là theo từng ô nhỏ, máy móc công nghiệp lớn có vào được ko? ko. có tiền đầu tư máy lớn ko? cũng ko nốt. canh tác thì canh tác lúa nước, phải có đường dẫn nước, làm thì làm từng ô nhỏ, muốn gom rơm rạ thì phải làm 1 cái ô to tổ bố để máy móc còn đi lại được xuống chứ đi trên các ô nhỏ đạp vào bờ ruộng vỡ cmn bờ ruộng làm sao giữ được nước mà trồng lúa nước?

giờ có muốn làm ấy, thì phải quy hoạch lại từ đầu trong 1 khu, mở rộng cái ruộng lúa ra gấp mấy chục lần, áp dụng dùng máy móc công nghiệp hạng nặng vào để làm, chứ giờ làm bằng sức người kiểu chắp vá thì có mà làm được coin card nhé, thu rơm xong còn phải có máy đóng gói, ép lại thành từng cục để cẩu lên xe tải vận chuyển chứ ko phải cầm từng nắm rơm vứt lên thùng tí gió thổi bay cmn hết đâu

mà đấy mới là phương án để thu, thu xong để làm cái gì nữa có ai biết ko? xong lại đem đi đốt à :LOL:

nói chung là ngồi nói thì dễ cứ vào làm thì biết
 
Rơm rạ này trước thấy người ta đắp bùn lên xong đốt, vừa đỡ khói với lại tro rơm đem bón cây cũng được.
 
Ở quê mình làm ít thì tích trữ cho trâu, bò ăn mùa đông, nhiều như này mua cái máy cuộn lại bán cho nơi khác làm nấm, lót hoa quả cũng dc đấy nhỉ?
 
Back
Top