Ngăn chặn những hệ lụy từ "bác sĩ mạng”

Cryolite 1

Senior Member
(ĐCSVN) - Nhiều chuyên gia khuyến cáo, người dân cần cẩn trọng trước những thông tin thiếu căn cứ, những sản phẩm không rõ nguồn gốc do các "bác sĩ mạng” đưa ra. Khi nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu bệnh tật phải đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, tránh việc quá tin tưởng vào các thông tin thiếu kiểm chứng trên các trang mạng xã hội.

Trung tuần tháng 11 vừa qua, việc Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp kiểm tra, phát hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không phép của ông Hà Huy Thọ và bà Đặng Thị Tuyết Thu (vợ ông Thọ) đã thu hút sự chú ý của dư luận. Trước khi bị bắt quả tang, trên không gian mạng xã hội, đặc biệt là TikTok và Facebook cá nhân của ông Thọ đã đăng tải nhiều nội dung tư vấn sức khỏe thiếu bằng chứng khoa học.

bac-si-mang.jpg
Một tài khoản đăng tải các clip có hình ảnh
người tự nhận là "Bác sĩ Hà Duy Thọ". (Ảnh chụp màn hình).

Điều đáng nói, việc ông Thọ tự nhận là bác sĩ với tài khoản fakebook "Bác sĩ Hà Duy Thọ" là hoàn toàn mạo danh, bịa đặt. Tài khoản fakebook "Bác sĩ Hà Duy Thọ" giới thiệu ông Thọ có học hàm “giáo sư”, là "chuyên gia dinh dưỡng và thực dưỡng, tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội năm 1996, công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam". Song, kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy, ông Thọ không có bằng cấp, không có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh, chưa từng công tác tại bất cứ bệnh viện lớn nào như tự xưng. Đặc biệt, quá trình khám bệnh, chữa bệnh không phép, ông Thọ còn bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc...

Thực tế, thời gian qua, tình trạng giả danh bác sỹ trên mạng xã hội để lừa đảo, trục lợi đang diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh trường hợp "Bác sĩ Hà Duy Thọ", có thể kể đến trường hợp một video được lan truyền trên TikTok và Facebook thu hút hàng ngàn lượt xem của người tự nhận là "bác sĩ quân y Phạm Văn Chơn, công tác tại Bệnh viện Trung ương Q឴u឴â឴n឴ ឴đ឴ộ឴i 108". Người này khẳng định chỉ cần áp dụng "liệu pháp chữa lành tự nhiên" là chữa tất cả các bệnh. Sau đó, chủ của trang Facebook có tên H.V.N. dẫn dắt người xem mua thực phẩm chức năng. Đại diện Bệnh viện Trung ương Q឴u឴â឴n឴ ឴đ឴ộ឴i 108 đã khẳng định đây không phải là bác sĩ công tác tại bệnh viện, đồng thời phát thông tin cảnh báo đến người dân.

Hay như mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) vừa khởi tố 10 bị can về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thông tin ban đầu, nhóm đối tượng này đã lên các trang mạng xã hội giả danh bác sĩ Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Q឴u឴â឴n឴ ឴đ឴ộ឴i 108 và thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng từ việc lừa đảo bán thuốc, thực phẩm chức năng cho hơn 7.000 người bệnh tiểu đường, huyết áp.

picture2.jpg
Một bị can giả mạo bác sĩ để lừa bán thuốc trên mạng xã hội làm việc với cơ quan điều tra.
(Ảnh: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh).

Điểm chung của các "bác sĩ mạng” đó là thường cập nhật đan xen video hướng dẫn người dân nhận biết những biểu hiện, triệu chứng hay khuyến cáo phòng bệnh và các nội dung quảng cáo, bán hàng. Với thủ đoạn này, người xem sẽ lầm tưởng rằng đây là lời tư vấn của các bác sĩ bệnh viện lớn, uy tín nên nghe và làm theo. Một vài thông tin đúng sẽ tạo được niềm tin cho người xem. Khi đã có niềm tin bởi những lời tư vấn "nhiệt tình", "miễn phí", người xem tương tác nhiều hơn và sử dụng các sản phẩm được bác sĩ “mạng” rao bán. Và người xem, người bệnh dần trở thành nạn nhân bị "bác sĩ mạng” lừa đảo, trục lợi.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo, người dân cần cẩn trọng trước những thông tin do các "bác sĩ mạng” đưa ra. Nói cách khác, mọi người phải biết chọn lọc thông tin trên mạng xã hội, nhất là các thông tin liên quan đến sức khỏe. Những thông tin thiếu căn cứ, những sản phẩm không rõ nguồn gốc do các "bác sĩ mạng” đưa ra luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người dân.

Khi có triệu chứng bất thường về sức khỏe, mỗi người cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Những thông tin trên mạng xã hội chỉ có thể mang tính chất tham khảo. Không có loại thuốc, đơn thuốc nào có thể phù hợp với tất cả bệnh nhân, bất kỳ thể trạng nào.

Đặc biệt, không nên tin quảng cáo rao bán thuốc qua mạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu bệnh tật phải đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, tránh việc quá tin tưởng vào các thông tin không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội. Khi phát hiện các địa điểm nghi ngờ hoạt động trái phép, người hành nghề không chứng chỉ hoặc quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội, người dân nên báo ngay đến “đường dây nóng” để các cơ quan chức năng kịp thời nắm bắt thông tin và có biện pháp xử lý theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe, tài sản của người dân, các cơ quan như Ngành Y tế, C឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n cần tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm đối với các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không phép, người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề...

Được biết, hiện nay Bộ Y tế đang dự thảo thông tư hướng dẫn khám, chữa bệnh từ xa. Theo dự thảo, danh mục bệnh, tình trạng được khám, chữa bệnh từ xa bao gồm 31 bệnh của 16 chuyên khoa. Trong đó, chuyên khoa dinh dưỡng chỉ được khám, chữa bệnh béo phì; răng hàm mặt chỉ được khám, chữa bệnh viêm loét lợi; ung thư được tư vấn điều trị sau ung thư; nội tiết chỉ được tư vấn điều trị đái tháo đường... Dự thảo cũng nêu rõ yêu cầu đối với người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải đăng ký với cơ quan quản lý y tế. Đồng thời, các chỉ định và kê đơn thuốc của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải thực hiện trên hệ thống đơn thuốc quốc gia.

...
 
Back
Top