Nhân tài về nước tạo sức mạnh cho khởi nghiệp công nghệ Việt Nam

Resius

Senior Member
Rất nhiều nhân tài công nghệ sau khi đi du học đang quay trở lại Việt Nam, không chỉ giúp thúc đẩy chuỗi cung ứng điện tử mà còn thúc đẩy nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng.

Nhan-Tai.jpg

Các học viên của Chương trình Trao đổi Giảng viên đầu tiên dành cho Việt Nam do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đài thọ và Cục Nông nghiệp Đối ngoại (USDA/FAS) tổ chức từ ngày 15.8-5.12.2023. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ

Tờ Asia Nikkei cho hay, Việt Nam từ lâu có sinh viên đi du học ở nước ngoài nhiều hơn so với các nước láng giềng. Những sinh viên du học khắp thế giới này đã tích lũy được những kỹ năng và xây dựng mạng lưới được chứng minh là có giá trị khi trở về nước.

Hơn hai thập kỷ các chương trình du học đang mang lại kết quả. Những thế hệ sinh viên du học đầu tiên đã có thời gian tốt nghiệp và đi làm - thường là ở nước ngoài - và giờ đây họ mang kinh nghiệm đó về Việt Nam khi đã trưởng thành trong sự nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 42% vào năm 2020, tăng từ mức 13% vào năm 2010.

Theo dữ liệu của UNESCO, Việt Nam dẫn đầu các quốc gia Đông Nam Á về số lượng du học sinh, tiếp theo là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines đứng thứ 5.

Tại Mỹ, Việt Nam nằm trong Top 10 nguồn sinh viên quốc tế hàng đầu trong hơn một thập kỷ.

Theo báo cáo hàng năm Open Doors Report 2023 của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), số sinh viên Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng Mỹ tăng 5,7% lên 21.900 sinh viên trong năm học 2022-2023. Việt Nam tiếp tục đứng thứ 5 trong nhóm các quốc gia có số lượng sinh viên du học nhiều nhất ở Mỹ. Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM), cũng như kinh doanh/quản trị vẫn là các khối ngành du học sinh Việt Nam tại Mỹ theo học nhiều nhất, lần lượt là 47,6% và 24,7%.

Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) - tổ chức do Quốc hội Mỹ thành lập theo Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã trao hàng trăm suất học bổng đào tạo sau đại học, nghiên cứu và giảng dạy cho các sinh viên, học giả Việt Nam. Một nhà đầu tư và cựu sinh viên Stanford cho biết, quỹ này là một ví dụ điển hình về các khoản đầu tư hiện đang mang lại kết quả khi các cựu du học sinh đã trưởng thành và quay về tự lập trong nền kinh tế Việt Nam.

Các học giả của VEF tiếp tục thành lập các công ty khởi nghiệp như nhà cung cấp máy học Palexy và ứng dụng Zalo - ứng dụng phổ biến ở Việt Nam hơn Facebook. Nhiều du học sinh Việt Nam ở Harvard hay Cambridge đã quay về nước và thành lập các công ty công nghệ, bao gồm TapTap, Uber Việt Nam và Công ty khởi nghiệp hậu cần Abivin.

Cựu Giám đốc điều hành VEF Sandy Dang nói với Nikkei Asia: “Hồi năm 2000, các trường đại học Mỹ không hề biết đến tầm cỡ của sinh viên Việt Nam”.

VEF tập trung vào khoa học và công nghệ đã thu hút lượng lớn sinh viên Việt Nam đến các trường học ở Mỹ. Không ít trong số này đạt thành tích cao và ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp chọn quay về định cư ở Việt Nam.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng toàn cầu, sức hấp dẫn đối với các tập đoàn lớn như LG và Alibaba đã tăng lên. Dữ liệu nghiên cứu mới đây của Google về 6 quốc gia lớn ở Đông Nam Á và cho biết, Việt Nam được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực, cả về quy mô kinh tế số vào năm 2025, cũng như trong khuôn khổ các thỏa thuận đầu tư giai đoạn từ năm 2025-2030.
...........
 
Back
Top