[Nhiêm túc] Về ngành nghề điện- điện tử ngày nay

Sinh viên Bách Khoa

Senior Member
* Bài này mình viết cực kì nghiêm túc để review về ngành điện-điện tử, cụ thể là điện tử-viễn thông cho các bạn hs sắp bước vào kì thi tuyển sinh đại học, nghiêm cấm các trường hợp troll ghẻ của các bác*

Ngành điện-điện tử nghe tên thôi đủ biết nó quan trọng trong đời sống hiện nay như thế nào, cùng với cơ khí là 2 ngành xương sống của mọi nền công nghiệp (điều này ta đã thấy rõ từ hơn 1 thế kỉ trước rồi). Từ khi Samuel Morse giới thiệu chiếc máy viễn thông đầu tiên truyền tín hiệu từ nhà quốc hội Mỹ tới Baltimore đã đánh dấu kỷ nguyên của viễn thông, và không thể không nhắc tới Graham Bell, người đầu tiên sáng chế ra điện thoại. Chỉ trong vòng có hơn 1 thập niên mà ngành viễn thông đã phát triển vượt bậc, đó là sự ra đời của WIFI, và chỉ từ năm 2012 đến nay thì tốc độ truyền dữ liệu có thể nói là không thể tin được, càng không thể so với những năm đầu của thế kỉ 21, đưa thông tin, tin tức phủ khắp toàn cầu, nâng cao dân trí cho rất nhiều đất nước thế giới thứ 3. Còn về mảng điện tử thì thôi khỏi nói, nhan nhản cuộc sống chúng ta là các thiết bị điện tử, ngày càng hiện đại và tối ưu hơn, từ smart tv, điều khiển giọng nói,... Dễ thấy nhất hiện nay là máy đo nhiệt độ cơ thể con người, không còn dùng tới nhiệt kế bằng thủy ngân lâu cho ra kết quả nữa. Giới thiệu sơ lược đến đây là đủ để đo bạn thấy được tầm vĩ đại của ngành này là như thế nào rồi, bây giờ chúng ta đến phần mọi người mong đợi nhất, đó là cốt lõi của ngành đtvt, mà cụ thể hơn là kiến thức nền tảng, xu hướng phát triển của ngành.
Ngành kỹ thuật điện tử-viễn thông dành cho các bạn có sở thích và đam mê làm việc trong lĩnh vực công nghệ viễn thông và thông tin, vi mạch, bán dẫn, hệ thống nhúng và hệ thống điện tử ứng dụng, xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và đa phương tiện, liên quan đến các công nghệ tiêu biểu như thông tin di động và không dây, các hệ thống kết nối Internet IoT, siêu cao tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch tín hiệu tương tự và hỗn hợp, MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển, FPGA, DSP và SoC.

Top 20 bạn cao điểm nhất BKHCM khóa 2018 lựa chọn thứ tự các chuyên ngành của khoa điện (dktđ, dtvt, ktđ)
voz1.png


So với năm trước đó, khóa 2017
voz2.png


Nhìn 2 hình ảnh trên thì các bác cũng đủ hiểu được thế nào rồi. ( mặc dù chỉ là thống kê nhỏ thôi, chưa nói lên được gì nhiều)

Về điện tử:
Có 2 hướng chính là thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng
-thiết kế vi mạch:
Thiết kế vi mạch thường chia làm 3 loại: Thiết kế số (Digital IC), Thiết kế tương tự (Analog IC), Thiết kế tín hiệu hỗn hợp (Mixed-signal). Sản phẩm là chip điện tử, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp (điện tử, CNTT, viễn thông...).
-thiết kế hệ thống nhúng:
thiết kế hệ thống điện tử ứng dụng cho các lĩnh vực trong đời sống như điện tử gia dụng, công nghiệp, nhà máy, viễn thông, y tế, giao thông, hàng hải, lĩnh vực IoT.... Khi chọn thiết kế hệ thống nhúng, các bạn cần phải học cách thiết kế phần cứng bao gồm thiết kế mạch ứng dụng IC, mạch giao tiếp, thiết kế mạch in PCB, mô phỏng mạch; thiết kế phần mềm bao gồm lập trình hệ thống nhúng C/C++, sử dụng hệ điều hành embedded Linux, Android, iOS, lập trình driver cho các giao tiếp hiện đại như USB, Ethernet, Wifi, Bluetooth, Zigbee.
Sản phẩm thường là các thiết bị điện tử trong y tế như các máy đo nhịp tim, huyết áp, thiết bị quét vân tay,...
Về viễn thông:
- truyền dẫn thông tin:
về awngten và mạng không dây như anten thông minh, thiết kế anten và bộ lọc, mạch siêu cao tần tuyến tính – phi tuyến, mạch ultra-wideband, IC cho RF – microwave – millimeterwave và thiết kế, IC; mạng cảm biến, mạng quang, mạng ad-hoc , mạng không dây và di động.
- Xử lí tín hiệu: tập trung vào xử lí ảnh, giọng nói, âm thanh trong y tế, gtvt, bảo mật,...
( sơ sơ vậy trước đã, có gì thêm sau ở phần bình luận)

Đọc xong cái trên thì chắc các bạn cũng thắc mắc là vậy sau này học ra sẽ làm cái gì, ở đâu thì mình xin trả lời là:
-Thiết kế các giải pháp khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo như: nhận dạng hình ảnh cho các ứng dụng ngôi nhà, thành phố, y tế thông minh, biến đổi chữ viết ra âm thanh và từ âm thanh thành chữ viết.
-Thiết kế, kiểm tra, phân tích phần cứng máy tính trong thiết bị điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, hàng không, giao thông, thiết bị y tế, quân sự, thiết bị viễn thông (4G, 5G, vệ tinh, GPS, chuyển mạch trong mạng lõi viễn thông)
-Thiết kế mạch điện tử cho các thiết bị điện tử dân dụng, quân sự, công nghiệp, y tế
-Lập trình, gỡ lỗi phần mềm cho thiết bị phần cứng, thiết bị viễn thông
-Giám sát quá trình sản xuất phần cứng, mạng viễn thông, hệ thống dẫn đường hàng không, hệ thống thiết bị y tế
-Thiết kế các giải pháp truyền thông đa phương tiện: Video thường, Video Thực tế ảo (Virtual Reality)
- Thiết kế các giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng Internet: sử dụng kỹ thuật điện toán biên (edge computing), điện toán đám mây (cloud computing)

Các công ty tuyển dụng phổ biến: Samsung, VNPT, Viettel, FPT Software, Qualcomm, BOSCH. INTEL, esilicon, renesas,...
Hoặc các bạn có thể học cao lên, theo hướng nghiên cứu, đặc biệt là hướng viễn thông, mảng rất mạnh ở Hàn Quốc.

Tóm lại là mình muốn nhắn nhủ các bạn là lựa chọn ngành theo sở thích của mình, đừng bị mấy thứ bóng bẩy bên ngoài nghe rất kêu, hay xu hướng của xã hội ảnh hưởng đến việc lựa chọn của mình. Một số người sẽ bảo là ngành bão hòa rồi, khó kiếm việc, ok mình cũng đồng ý thôi nhưng mà khi bạn đã thích và thực sự giỏi chuyên môn thì không ai không tuyển mình cả.

* Vài lời ngu muội gửi đến các bạn, mong các bác gạch nhẹ tay thôi, có gì đóng góp ý kiến, thảo luận, xây dựng chủ đề sâu hơn tí, em chỉ nêu ra quan sát của em thôi, thực sự muốn kể ra hết nhưng vì ngành này rất rộng, kể ra hết thì mất cả buổi cũng chưa chắc xong.*
 
* Bài này mình viết cực kì nghiêm túc để review về ngành điện-điện tử, cụ thể là điện tử-viễn thông cho các bạn hs sắp bước vào kì thi tuyển sinh đại học, nghiêm cấm các trường hợp troll ghẻ của các bác*

Ngành điện-điện tử nghe tên thôi đủ biết nó quan trọng trong đời sống hiện nay như thế nào, cùng với cơ khí là 2 ngành xương sống của mọi nền công nghiệp (điều này ta đã thấy rõ từ hơn 1 thế kỉ trước rồi). Từ khi Samuel Morse giới thiệu chiếc máy viễn thông đầu tiên truyền tín hiệu từ nhà quốc hội Mỹ tới Baltimore đã đánh dấu kỷ nguyên của viễn thông, và không thể không nhắc tới Graham Bell, người đầu tiên sáng chế ra điện thoại. Chỉ trong vòng có hơn 1 thập niên mà ngành viễn thông đã phát triển vượt bậc, đó là sự ra đời của WIFI, và chỉ từ năm 2012 đến nay thì tốc độ truyền dữ liệu có thể nói là không thể tin được, càng không thể so với những năm đầu của thế kỉ 21, đưa thông tin, tin tức phủ khắp toàn cầu, nâng cao dân trí cho rất nhiều đất nước thế giới thứ 3. Còn về mảng điện tử thì thôi khỏi nói, nhan nhản cuộc sống chúng ta là các thiết bị điện tử, ngày càng hiện đại và tối ưu hơn, từ smart tv, điều khiển giọng nói,... Dễ thấy nhất hiện nay là máy đo nhiệt độ cơ thể con người, không còn dùng tới nhiệt kế bằng thủy ngân lâu cho ra kết quả nữa. Giới thiệu sơ lược đến đây là đủ để đo bạn thấy được tầm vĩ đại của ngành này là như thế nào rồi, bây giờ chúng ta đến phần mọi người mong đợi nhất, đó là cốt lõi của ngành đtvt, mà cụ thể hơn là kiến thức nền tảng, xu hướng phát triển của ngành.
Ngành kỹ thuật điện tử-viễn thông dành cho các bạn có sở thích và đam mê làm việc trong lĩnh vực công nghệ viễn thông và thông tin, vi mạch, bán dẫn, hệ thống nhúng và hệ thống điện tử ứng dụng, xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và đa phương tiện, liên quan đến các công nghệ tiêu biểu như thông tin di động và không dây, các hệ thống kết nối Internet IoT, siêu cao tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch tín hiệu tương tự và hỗn hợp, MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển, FPGA, DSP và SoC.

Top 20 bạn cao điểm nhất BKHCM khóa 2018 lựa chọn thứ tự các chuyên ngành của khoa điện (dktđ, dtvt, ktđ)
View attachment 542188

So với năm trước đó, khóa 2017
View attachment 542193

Nhìn 2 hình ảnh trên thì các bác cũng đủ hiểu được thế nào rồi. ( mặc dù chỉ là thống kê nhỏ thôi, chưa nói lên được gì nhiều)

Về điện tử:
Có 2 hướng chính là thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng
-thiết kế vi mạch:
Thiết kế vi mạch thường chia làm 3 loại: Thiết kế số (Digital IC), Thiết kế tương tự (Analog IC), Thiết kế tín hiệu hỗn hợp (Mixed-signal). Sản phẩm là chip điện tử, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp (điện tử, CNTT, viễn thông...).
-thiết kế hệ thống nhúng:
thiết kế hệ thống điện tử ứng dụng cho các lĩnh vực trong đời sống như điện tử gia dụng, công nghiệp, nhà máy, viễn thông, y tế, giao thông, hàng hải, lĩnh vực IoT.... Khi chọn thiết kế hệ thống nhúng, các bạn cần phải học cách thiết kế phần cứng bao gồm thiết kế mạch ứng dụng IC, mạch giao tiếp, thiết kế mạch in PCB, mô phỏng mạch; thiết kế phần mềm bao gồm lập trình hệ thống nhúng C/C++, sử dụng hệ điều hành embedded Linux, Android, iOS, lập trình driver cho các giao tiếp hiện đại như USB, Ethernet, Wifi, Bluetooth, Zigbee.
Sản phẩm thường là các thiết bị điện tử trong y tế như các máy đo nhịp tim, huyết áp, thiết bị quét vân tay,...
Về viễn thông:
- truyền dẫn thông tin:
về awngten và mạng không dây như anten thông minh, thiết kế anten và bộ lọc, mạch siêu cao tần tuyến tính – phi tuyến, mạch ultra-wideband, IC cho RF – microwave – millimeterwave và thiết kế, IC; mạng cảm biến, mạng quang, mạng ad-hoc , mạng không dây và di động.
- Xử lí tín hiệu: tập trung vào xử lí ảnh, giọng nói, âm thanh trong y tế, gtvt, bảo mật,...
( sơ sơ vậy trước đã, có gì thêm sau ở phần bình luận)

Đọc xong cái trên thì chắc các bạn cũng thắc mắc là vậy sau này học ra sẽ làm cái gì, ở đâu thì mình xin trả lời là:
-Thiết kế các giải pháp khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo như: nhận dạng hình ảnh cho các ứng dụng ngôi nhà, thành phố, y tế thông minh, biến đổi chữ viết ra âm thanh và từ âm thanh thành chữ viết.
-Thiết kế, kiểm tra, phân tích phần cứng máy tính trong thiết bị điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, hàng không, giao thông, thiết bị y tế, quân sự, thiết bị viễn thông (4G, 5G, vệ tinh, GPS, chuyển mạch trong mạng lõi viễn thông)
-Thiết kế mạch điện tử cho các thiết bị điện tử dân dụng, quân sự, công nghiệp, y tế
-Lập trình, gỡ lỗi phần mềm cho thiết bị phần cứng, thiết bị viễn thông
-Giám sát quá trình sản xuất phần cứng, mạng viễn thông, hệ thống dẫn đường hàng không, hệ thống thiết bị y tế
-Thiết kế các giải pháp truyền thông đa phương tiện: Video thường, Video Thực tế ảo (Virtual Reality)
- Thiết kế các giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng Internet: sử dụng kỹ thuật điện toán biên (edge computing), điện toán đám mây (cloud computing)

Các công ty tuyển dụng phổ biến: Samsung, VNPT, Viettel, FPT Software, Qualcomm, BOSCH. INTEL, esilicon, renesas,...
Hoặc các bạn có thể học cao lên, theo hướng nghiên cứu, đặc biệt là hướng viễn thông, mảng rất mạnh ở Hàn Quốc.

Tóm lại là mình muốn nhắn nhủ các bạn là lựa chọn ngành theo sở thích của mình, đừng bị mấy thứ bóng bẩy bên ngoài nghe rất kêu, hay xu hướng của xã hội ảnh hưởng đến việc lựa chọn của mình. Một số người sẽ bảo là ngành bão hòa rồi, khó kiếm việc, ok mình cũng đồng ý thôi nhưng mà khi bạn đã thích và thực sự giỏi chuyên môn thì không ai không tuyển mình cả.

* Vài lời ngu muội gửi đến các bạn, mong các bác gạch nhẹ tay thôi, có gì đóng góp ý kiến, thảo luận, xây dựng chủ đề sâu hơn tí, em chỉ nêu ra quan sát của em thôi, thực sự muốn kể ra hết nhưng vì ngành này rất rộng, kể ra hết thì mất cả buổi cũng chưa chắc xong.*
Bổ ích quá chủ thớt ơi. E cũng đang năm 1 hcmut, cũng phân vân TĐH với ĐTVT. Em thì em đam mê code nhiều nên ko biết chọn ngành nào để hợp ạ
 
M cũng dtvt ra trường lm nhúng đc 3 năm thì nhận ra toàn outsource. Giờ m lm app dễ hơn r
 
Em điện- điện tử đi làm autosar đã 2 năm. Có thím nào trong đây đang nghiên cứu về dsp không ạ?
Em muốn viết 1 bài báo về nó để xin học bổng master đi hàn ạ. Mà ko có định hướnh và người hướng dẫn nên khó quá.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top