Nhiều công viên 'khủng' ở TP.HCM hồi sinh

Cryolite 6

Senior Member

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng đang quá thiếu không gian xanh. Đặc biệt tỉ lệ đất công viên cây xanh của TP.HCM đứng "chót bảng" với chỉ 0,55m²/người.

Công viên trung tâm khu dân cư Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP.HCM được người dân ở đây ví von là “trái tim” xanh - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Công viên trung tâm khu dân cư Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP.HCM được người dân ở đây ví von là “trái tim” xanh - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Để cải thiện tình hình, lãnh đạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 để nâng tỉ lệ cây xanh nhằm tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng.

Gần đây, nhiều công viên lớn tại TP.HCM bị "treo" lâu năm đã hồi sinh, trong đó có những công viên đã thành hình trên những khu vực trước đây là nơi tập kết rác...

Công viên mọc lên trên trạm trung chuyển rác​

Công viên trung tâm khu dân cư Vĩnh Lộc (phường Bình Hưng Hòa B) được người dân ở đây ví von là "trái tim" xanh. Việc hình thành công viên này là sự bồi đắp từ biết bao kỳ vọng của người dân hơn 20 năm qua cùng sự nỗ lực, quyết tâm của chính quyền.

Sau hai tuần khánh thành, công viên trở thành điểm đến vui chơi, giải trí, tập thể dục của cư dân trong và ngoài phường. Từ một bãi trung chuyển rác nay biến thành không gian xanh, mang lại sức sống và nơi thư giãn cho toàn thể cư dân.

Hơn 7h sáng, bà Ngọc Mai đến công viên để vận động tay chân và hít khí trời. Nhà trên đường Bình Thành (phường Bình Hưng Hòa B), bà Mai mỗi sáng đều đạp xe đến đây để tập thể dục.

Trước đây khi chưa có công viên, bà chỉ biết đạp xe vòng quanh các con đường rồi lại tấp vào một số bãi đất trống nghỉ ngơi. Giờ đây, bà Mai ra công viên cả sáng sớm lẫn buổi chiều.

"Có cái công viên ai cũng vui, hớn hở tập thể dục. Giờ tôi chỉ mong chính quyền lắp thêm mấy thiết bị tập thể dục cho người dân dùng", bà Mai nói.

Nhớ lại khoảnh khắc xe cẩu phá vỡ bức tường của bãi trung chuyển rác, bà Mỹ Liên (nhà đường số 10, Bình Hưng Hòa B) kể lại rất hào hứng. Căn nhà của bà nằm đối diện với bãi trung chuyển rác, chịu ảnh hưởng nặng nhất từ ô nhiễm môi trường.

Theo bà Liên, trước đây sống ở nhà mà cửa nẻo lúc nào cũng phải khóa chặt vì mùi hôi. Mỗi khi mưa xuống đống rác, nước thải chảy ra khiến ai đi qua cũng phải nhăn mặt.

"Có công viên này là cả mơ ước lớn lao của người dân khu dân cư Vĩnh Lộc. Từ khi khánh thành, sáng tinh mơ là người dân đến tập thể dục rất đông. Người đi bộ thể dục, nhóm tập yoga, nhóm đến tập múa... Đi tập thể dục mà cứ như đi trẩy hội. Tôi chỉ mong công viên sẽ được thi công tiếp, nhanh chóng hoàn thành giai đoạn 2 để mở rộng thêm", bà Liên tâm tình.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân Vũ Chí Kiên cho biết công trình công viên với diện tích hơn 5,8ha này là hạng mục thuộc dự án xây dựng khu dân cư Vĩnh Lộc được T឴h឴ủ឴ ឴t឴ư឴ớ឴n឴g phê duyệt hơn 20 năm trước. 20 năm quy hoạch nhưng chưa thể hoàn thành, đó chính là nỗi niềm đau đáu của chính quyền địa phương.

Để có thể xúc tiến triển khai và hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích 3ha là sự nỗ lực quyết tâm rất lớn từ quận và chủ đầu tư, cùng sự chỉ đạo sát sao của đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị 6, đại biểu HĐND TP, UBND TP. Dự kiến giai đoạn 2 sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng các khu đất còn lại để hoàn thành công trình đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân. Đây cũng là công viên có diện tích lớn nhất quận cho đến nay.

24 năm quy hoạch công viên tầm cỡ quốc gia​

Đó là câu chuyện của công viên 150ha thuộc quận 12. Quy hoạch công viên này được duyệt năm 1999 nhưng đến nay vẫn còn nằm trên giấy và từ 250ha ban đầu đã điều chỉnh giảm còn 150ha.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM khóa X, khi chất vấn Chủ tịch UBND quận 12 Nguyễn Văn Đức, các đại biểu đều rất quan tâm đến việc xây dựng công trình này.

Cụ thể từ năm 1999, đồ án quy hoạch chung của quận 12 đã quy hoạch công viên trên để phục vụ người dân. Đến cuối năm 2019, UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất xây dựng công viên đa chức năng phục vụ các nhu cầu đa dạng về thưởng lãm, sinh hoạt, khai thác các loại hình vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng (không lưu trú).

Nói về nguyên nhân chậm trễ xây dựng công viên, chủ tịch quận 12 cho biết bởi chưa được phê duyệt quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000, do đó quận chưa đủ cơ sở pháp lý để đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, UBND TP đã thống nhất giao UBND quận 12 nghiên cứu, tổ chức thi tuyển ý tưởng thiết kế, làm cơ sở tích hợp vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP và làm căn cứ lập quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 khu vực này nhằm triển khai thực hiện dự án theo quy định.

Song song đó, quận cũng đã rà soát, kiểm tra, thống kê sơ bộ hiện trạng khu vực này nhằm tạo cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong thời gian tới.

Quận 12 đề xuất UBND TP được bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng cho 444 trường hợp hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

Đặc biệt, căn cứ nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, UBND quận 12 cũng đã xây dựng kế hoạch lập danh mục sắp xếp theo thứ tự ưu tiên đề xuất mời gọi đầu tư các khu quy hoạch công viên cây xanh trên địa bàn quận.

Trong đó có khu công viên cây xanh tại phường Thạnh Xuân và phường Thới An. Tại tọa đàm về ý tưởng quy hoạch khu công viên cây xanh đa chức năng ở phường Thạnh Xuân và phường Thới An do Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM và UBND quận 12 tổ chức ngày 31-5-2022, phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM từng cho rằng mô hình công viên 150ha là công viên đa chức năng, giải quyết các vấn đề về cây xanh, môi trường, ngập lụt... cho khu vực.

Quận 12 tính toán để đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp, trong đó lưu ý vấn đề tái định cư bên trong công viên hay bên ngoài. Công viên đa chức năng 150ha này không chỉ mang tầm vóc TP mà xa hơn nữa là quốc gia trong việc thu hút khách du lịch.

Đề cập dự án này tại chương trình Dân hỏi chính quyền trả lời vào sáng 10-12, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Đặng Phú Thành chia sẻ thêm quỹ đất 150ha công viên quận 12 theo kế hoạch đã được TP ưu tiên đưa vào chương trình phát triển.

Cụ thể hơn về tiến độ, ông Thành cho hay quận đang phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức thi tuyển kiến trúc. Khi có kết quả sẽ đưa vào kế hoạch đầu tư công trong thời gian tới.

Đồ họa: N.KH.

Đồ họa: N.KH.

...
 
Đù, tỉ lệ phủ cây xanh ở 3 thành phố HN, ĐN, HP đáng ngưỡng mộ thật. Hy vọng dân "Sài Gòn" ra mấy chỗ đó ở bớt...
 
Trái tim xanh thành phố Mẽo
1702361653971.png



Trái tim xanh thành phố Vịt, ko biết bằng cái công viên con con 1 gốc phố chúng nó ko. Qui hoạch như đầu că.c, cái công nghệ lõi bơm thổi giá trị bđs sợ cũng chả bằng tụi nó
1702361700148.png
 

Attachments

  • 1702361579389.png
    1702361579389.png
    698.7 KB · Views: 17
Trái tim xanh thành phố Mẽo
View attachment 2231385


Trái tim xanh thành phố Vịt, ko biết bằng cái công viên con con 1 gốc phố chúng nó ko. Qui hoạch như đầu că.c, cái công nghệ lõi bơm thổi giá trị bđs sợ cũng chả bằng tụi nó
View attachment 2231386
Cuk loại 3 so sánh với socola loại 1, cũng nhờ thằng Pháp mà quận 1, quận 3 còn chỉnh chu. mấy quận ven ven quy hoạch như cc :byebye:
 
Cái nghĩa trang bhh sắp cho pay màu thành công viên rồi, ở sg trừ khu tt ra thì các khu khác đúng là ít công viên cây xanh thiệt
 
Trái tim xanh thành phố Mẽo
View attachment 2231385


Trái tim xanh thành phố Vịt, ko biết bằng cái công viên con con 1 gốc phố chúng nó ko. Qui hoạch như đầu că.c, cái công nghệ lõi bơm thổi giá trị bđs sợ cũng chả bằng tụi nó
View attachment 2231386
Vl, mới trồng mà chê cái gì vậy fen. Độ vài năm nữa cây lớn, nước hồ nó ổn định nhìn cũng ok thôi.
 
Cái nghĩa trang bhh sắp cho pay màu thành công viên rồi, ở sg trừ khu tt ra thì các khu khác đúng là ít công viên cây xanh thiệt

công viên Lê Văn Tám, Lê Thị Riêng cũng vậy thôi.
 
Đất dành để xây chung cư phân lô hết, còn trường học với công viên thì khỏi cần, cả phường đếu có 1 cái công viên, con nít hết chỗ chơi toàn chơi ngoài đường, còn bọn súc vật thì phóng như kịp về liệm cha bọn nó.
 
Back
Top