Những người từ chối thành phố - Kỳ 2: Dân làng đi xe ngựa, trồng rau, bị đồn... trộm cắp

Cryolite 5

Senior Member

Hoàn toàn hòa mình vào thiên nhiên, dân làng Tinkers Bubble là cộng đồng tiêu biểu cho lối sống tự cung tự cấp ở Anh.

Một gia đình vui vẻ, an bình ở Tinkers Bubble - Ảnh: Tinkers Bubble

Một gia đình vui vẻ, an bình ở Tinkers Bubble - Ảnh: Tinkers Bubble

Ở một góc bình dị của vùng nông thôn phía nam Somerset (Anh), tiếng chim sáo hót líu lo, tiếng ngựa kéo xe và gió không ngừng thổi qua những tán cây linh sam, một nhóm khoảng 50 người cùng vui vẻ hát vang trong khi thu thập cỏ khô.

Bị hiểu lầm​

Meg Willoughby, 28 tuổi, một cư dân ở Tinkers Bubble, cho biết: "Khi từ Brighton đến đây, tôi rất ngạc nhiên. Bởi lẽ tôi đã mường tượng về một khu rừng yên bình trong truyện cổ tích, nhưng tiếng động vật trong trang trại lẫn tiếng gió đồi thổi qua cây linh sam, chúng cùng nhau tạo ra những âm thanh thật náo nhiệt. Thiên nhiên thật hoang dã phải không?".

Được thành lập vào năm 1994, Tinkers Bubble là cộng đồng tiêu biểu cho lối sống tự cung tự cấp ở Anh. Vào tháng 4 năm nay, hội đồng South Somerset đã cấp giấy phép quy hoạch vĩnh viễn cho họ.

Trở lại những năm 1990, khi căng thẳng về quyền lợi của những người làm du lịch tăng cao, có tin đồn thất thiệt rằng cư dân Tinkers Bubble sử dụng ma túy và trộm cắp. "Và còn là những kẻ bắt cóc trẻ em - Willoughby nhớ lại - Những lời bịa đặt ấy thật điên rồ".

Thế nên quyết định của hội đồng được xem như là một bước ngoặt trong nỗ lực lâu dài của người dân nơi đây với mong muốn được hợp pháp hóa.

Cư dân ăn mừng thành công rực rỡ ấy bằng những khúc hát dân ca và thưởng thức rượu táo tự nấu.

"Mặc dù chúng tôi không phải là người tiêu thụ rượu nhiều - Willoughby cười nói - Chúng tôi thường trở về tổ ấm nhỏ với một cuốn sách trước 8 giờ tối".

Cư dân làng Tinkers Bubble sống hoàn toàn hòa mình vào thiên nhiên, không sử dụng bất kỳ nhiên liệu hóa thạch nào. Họ tự sản xuất gỗ, rượu và nước ép táo, rau xanh để bán tại địa phương với mục đích trang trải cho cuộc sống.

Tài liệu quy hoạch đã nêu rõ: "Chúng tôi (Tinkers Bubble) đã phát triển cơ sở hạ tầng và các hoạt động nông nghiệp cần thiết để hỗ trợ lối sống của cộng đồng, thành lập các doanh nghiệp bền vững trên đất liền, xây dựng mối quan hệ lành mạnh với địa phương và có ảnh hưởng đáng kể đến các dự án khác.

Suốt những năm qua, cộng đồng đã chứng minh rằng Tinkers Bubble có xứng đáng được cấp giấy phép quy hoạch vĩnh viễn hay không".

Một cư dân ở Tinkers Bubble - Kirsty Tizard - chia sẻ rằng trước khi đến với Tinkers Bubble, mỗi buổi sáng của cô cứ diễn ra hệt như hôm trước. Mỗi ngày cô đều kiểm tra công việc tại quán cà phê của mình, nói chuyện với những người giống nhau và hoàn thành những nhiệm vụ lặp đi lặp lại.

Những gì ở bề nổi cho thấy Kirsty đã đáp ứng được tất cả các tiêu chí của cuộc sống khá giả. Với tư cách là chủ quán cà phê, công việc của cô là mơ ước của nhiều người. Nhưng sâu thẳm bên trong, cô luôn cảm thấy bứt bối với nhịp sống đơn điệu, nhàm chán.

Vợ chồng Kirsty là những người có niềm tin mạnh mẽ vào lối sống bền vững, họ đã nung nấu ý tưởng làm điều gì đó hoàn toàn khác biệt. Nhưng ý tưởng vẫn chỉ nằm đó, chẳng khác gì một cuộc trò chuyện còn dang dở. Tuy nhiên, sau khi một người họ hàng gần bằng tuổi Kirsty qua đời vào năm 2017, cả hai đã phải suy ngẫm nghiêm túc.

Cô nói: "Tôi có cảm giác mãnh liệt rằng cuộc sống rất ngắn ngủi, thế nên tôi cần phải bắt đầu làm những gì quan trọng".

Và thế là đôi vợ chồng quyết định nói lời tạm biệt với quán cà phê thân thuộc, nơi đã mang lại cho họ sự vững chắc về mặt tài chính.

Kirsty và chồng sau khi nghỉ việc, đã cùng bốn đứa con của mình bỏ lại ngôi nhà tiện nghi ở Devon và mất khoảng 60 dặm để di chuyển đến căn nhà gỗ trông khá tồi tàn ở Somerset. Và từ đây, họ đã tự viết lại cuộc sống yên bình theo cách mà họ thật sự mong muốn.

Kể từ khi là một phần của Tinkers Bubble, thói quen mỗi buổi sáng của Kirsty đã thay đổi hơn nhiều: cô được đánh thức bởi ánh mặt trời lấp lánh, sau đó cô sẽ đi xuống đồi để vắt sữa bò và kế đến là dùng bữa sáng chung cùng mọi người trong cộng đồng với tách trà nóng hổi.


Thời gian còn lại trong ngày, cô làm cỏ và chăm sóc đàn gia súc, trong khi những người xung quanh chặt củi, dọn dẹp nhà cửa và nấu nướng.

Dân làng Tinkers Bubble chủ yếu dùng ngựa để đi lại và làm nông - Ảnh: Tinkers Bubble

Dân làng Tinkers Bubble chủ yếu dùng ngựa để đi lại và làm nông - Ảnh: Tinkers Bubble

Cách sống cho tương lai​

Kirsty chỉ là một phần của phong trào đang dần dà lan rộng khắp châu Âu và Hoa Kỳ: những người sống xa rời khỏi sự hiện đại của công nghệ.

Dù họ đến với lối sống này vì bất kỳ lý do nào, họ cũng đã quyết định để có được sự tự do đúng nghĩa: không bị quản lý từng thứ nhỏ nhặt, được tránh xa siêu thị, hóa đơn tiền điện và ùn tắc giao thông.

Hơn cả, họ mong muốn bản thân mình được gần gũi hơn với thiên nhiên và tìm đến các giải pháp mới về năng lượng bền vững của riêng họ.

Alex Toogood, 34 tuổi, đã sống tại Tinkers Bubble từ năm 2020. Toogood từng là một kỹ sư ở London trước khi đại dịch xảy ra, anh cảm thấy bản thân mình chỉ là thứ sẽ được vứt đi sau khi hết giá trị sử dụng.

Toogood bộc bạch: "Tôi nhận ra rằng nếu một ngày nào đó tôi lựa chọn rời bỏ công việc của mình thì ngày hôm sau họ sẽ sẵn sàng tuyển người khác để làm công việc của tôi. Tôi chỉ đơn giản là một chiếc răng cưa nhỏ góp phần vận hành một bánh xe lớn".

Toogood đến làng quê Tinkers Bubble trong thời gian tạm lắng giữa các đợt phong tỏa vì Covid, thông qua thời gian làm việc tại một tu viện Phật giáo ở Scotland. Tại đây, những công việc hằng ngày như chăm sóc các luống rau, vườn cây ăn trái và bảo tồn rừng, cuộc sống của anh trở nên đầy ắp ý nghĩa hơn.

"Mọi thứ tôi làm sẽ mang lại những tác động nhất định đến những người xung quanh tôi, các loài động vật lẫn đất đai".

Tại Tinkers Bubble, một đội chuyên chăm sóc ngựa rất cần thiết cho sự hoạt động suôn sẻ của cộng đồng nói không với sự hiện diện của ô tô. Ngoài ra còn có đội ngũ chăn nuôi bò để lấy sữa, phô mai cứng và chăm sóc cho chú bê mới, Bjorn.

Thợ mộc Richard chế tạo ra những chiếc cào để thu gom cỏ khô, còn những người trồng rau như Toogood và Willoughby giúp Tinkers Bubble xoay xở tốt về mảng thực phẩm và phân phối đến các cửa hàng địa phương.

Willoughby nói: "Mỗi ngày tôi thức dậy theo tiếng chim hót và đi bộ xuyên rừng, tôi cảm thấy mình thật may mắn biết bao khi được thiên nhiên hồi sinh".

Jenny Pickerill, một nhà địa lý học về môi trường, nghiên cứu về các cộng đồng trên đất liền tại Đại học Sheffield, nhận xét việc nhìn nhận những cộng đồng đó là những người theo chủ nghĩa biệt lập hoặc quay về lối sống thời tiền sử là một sai lầm.

Cô cho rằng: "Những nhóm này đang thử nghiệm những cách sống mà trong tương lai nó sẽ có ích cho chúng ta rất nhiều, như nhà ở bằng rơm, một loại vật liệu dồi dào và hoàn hảo cho khí hậu này, hay chuỗi thức ăn được ra ngay tại địa phương".

"Chúng tôi tin rằng nơi đây có tầm quan trọng về mặt sinh thái và xã hội, đồng thời đóng vai trò thực hiện các chính sách quốc gia và địa phương nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và sử dụng tài nguyên không bền vững.

Vào thời điểm đang có những quan ngại sâu sắc về sinh thái, khí hậu cũng như các yếu tố gây căng thẳng xã hội như chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, làng Tinkers Bubble chính là một giải pháp thay thế bền vững và linh hoạt", tài liệu quy hoạch của Tinkers Bubble viết.

...
 
Back
Top