thảo luận Nới trần tín dụng và câu chuyện bơm liquidity

link2linh

Senior Member
https://vietnambiz.vn/nhnn-da-noi-room-tin-dung-cho-mot-loat-ngan-hang-20200702212737723.htm
Ah thực ra cái tin SBV nới trần tín dụng cũng ko phải là mới. Nhân tiện vụ ĐN dính Covid trở lại và thực hiện giãn cách xã hội vô thời hạn + Chứng Vịt đổ máu như dự đoán ngay từ phiên đầu tuần thì khơi lại cho các thím chém nhau chơi :big_smile:
Chắc chưa thím nào quên thời kỳ đen tối 11-12 với trường hợp stagflation điển hình: bđs + vàng bay như được mùa, lạm phát tăng cao, nợ xấu ngân hàng tăng vọt, thanh khoản ngân hàng kiệt quệ, chứng khoán cúi đầu gần chục năm. Nguyên nhân chính từ gói kích cầu lãi suất 2 đợt hồi năm 2009 đã có tác dụng ngược khi ko chảy vào 4 ngành sx chính mà đi ngược vào bds, chứng và ngân hàng. :too_sad:
Năm Covid thứ nhất đợt này, shock tổng cung dẫn đến tụt cầu trực tiếp trong nước và hệ quả là kinh tế trì trệ. SBV và CP rất điếm thúi, đón đầu với 2 đợt hạ lãi suất cơ bản trong năm nay và thúc chi tiêu công nhằm cân bằng cung - cầu trong bối cảnh cả thế giới đóng cửa nên thanh khoản liên ngân hàng vẫn còn rất tốt (cuối năm ngoái còn có tiền chảy ngược về SBV :still_dreaming:). Nhưng SBV vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trường tín dụng 14% (~14k tỏi Đông Lào Đồng) trong khi đầu ra khó khăn, lại nới trần tín dụng cho 10 ngân hàng thương mại (ko có Big4) thì các thím thấy thế nào về điều này??:pudency::pudency::pudency: Stagflation thì gần như chắc chắn là ko r đấy
 
Covid này chưa biết sốc mỗi cung hay cả cung và cầu đâu thím. Ví dụ giãn cách/cách ly xã hội thì cầu muốn tăng cũng ko dc, vì có ra đường dc đâu ?
Về nới trần tăng trưởng tín dụng, thống đốc đã phán là ko hạ chuẩn cho vay, gia tăng hệ số rủi ro đối với các lĩnh vực không ưu tiên rồi. Như vậy, cá nhân em thấy tiền vay chảy vào các lĩnh vực rủi ro như giai đoạn trước làn khó xảy ra.
 
Trần tín dụng này chỉ là con số thôi, bạn tưởng tượng phần nợ được gia hạn do covid nó cũng chạy vào tăng trưởng tín dụng mà, nên số giải ngân thực tế không cao đâu.
Shock cầu -> Áp lực giảm phát
Bơm tiền -> Áp lực lạm phát

Cân bằng được 2 yếu tố này thì chưa chắc đã có lạm phát cao. Hồi 2011 là khủng hoảng tài chính, khác hẳn với khủng hoảng 2020.
 
thời kỳ đen tối 11-12 với trường hợp stagflation điển hình: bđs + vàng bay như được mùa, lạm phát tăng cao, nợ xấu ngân hàng tăng vọt, thanh khoản ngân hàng kiệt quệ, chứng khoán cúi đầu gần chục năm.
Nói không thế fen, cho cái dòng thời gian chứ, cái nào trước cái nào sau.


SBV và CP rất điếm thúi, đón đầu với 2 đợt hạ lãi suất cơ bản trong năm nay và thúc chi tiêu công nhằm cân bằng cung - cầu trong bối cảnh cả thế giới đóng cửa nên thanh khoản liên ngân hàng vẫn còn rất tốt (cuối năm ngoái còn có tiền chảy ngược về SBV

Vậy theo fen nên điều hành thế nào mới phải nói nghe coi :beauty:
 
Nhắc tới vde ae cho hỏi tí về cung tiền M2 có liên hệ gì với nợ công ko nhỉ ? Mình hiểu cung tiền là tổng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế
M2 (Tiền mặt + Tiền gửi ko kỳ hạn + Tiền gửi có kì hạn)
Đợt này cung tiền M2 đạt hơn 10triệu900 tỷ (số liệu 5/2020)
 
Nhắc tới vde ae cho hỏi tí về cung tiền M2 có liên hệ gì với nợ công ko nhỉ ? Mình hiểu cung tiền là tổng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế
M2 (Tiền mặt + Tiền gửi ko kỳ hạn + Tiền gửi có kì hạn)
Đợt này cung tiền M2 đạt hơn 10triệu900 tỷ (số liệu 5/2020)
Cung tiền chả liên quan gì nợ công cả, trừ khi dùng tiền để trả nợ. Cung tiền liên quan lãi suất và lạm phát thôi.
 
Nói không thế fen, cho cái dòng thời gian chứ, cái nào trước cái nào sau.




Vậy theo fen nên điều hành thế nào mới phải nói nghe coi :beauty:

Thớt thích thể hiện thế thôi, chửi SBV mà nửa ta nửa tây, chả có cái gì thuyết phục.
 
Cung tiền chả liên quan gì nợ công cả, trừ khi dùng tiền để trả nợ. Cung tiền liên quan lãi suất và lạm phát thôi.
Cám ơn b, vậy cung tiền tăng nhiều có thể hiểu là kết quả của việc giảm lãi suất ko ? Bên cạnh đó chính phủ bơm tiền ra thông qua các gói kích cầu QE thì nó thể hiện vào lượng cung tiền M2 luôn hay sao ?
P/s : Mình muốn theo dõi tình hình nợ công chính phủ có thể theo dõi thông qua số liệu ở nguồn nào trực quan vậy b mình có tim hiểu search nhưng nó chỉ thể hiện qua các bài báo .
 
Cám ơn b, vậy cung tiền tăng nhiều có thể hiểu là kết quả của việc giảm lãi suất ko ? Bên cạnh đó chính phủ bơm tiền ra thông qua các gói kích cầu QE thì nó thể hiện vào lượng cung tiền M2 luôn hay sao ?
P/s : Mình muốn theo dõi tình hình nợ công chính phủ có thể theo dõi thông qua số liệu ở nguồn nào trực quan vậy b mình có tim hiểu search nhưng nó chỉ thể hiện qua các bài báo .

Trong điều kiện bình thường, muốn giảm lãi suất thì phải tăng cung tiền, bởi lãi suất chính là giá cả cân bằng cung và cầu tiền, cung tăng thì giá giảm.

Mục tiêu của QE là tăng cung tiền, còn có tăng được cung tiền hay không, tăng được đến đâu thì theo mình còn xét cụ thể. Lý do là vì nếu tiền nằm ứ trong ngân hàng, không cho vay được thì tiền không quay vòng được, cung tiền khó tăng lắm.

Nợ công cũng như nhiều chỉ tiêu tài chính ở Việt Nam toàn nguồn lung tung, khó kiếm nguồn chuẩn và chuỗi thời gian dài lắm. Mình không rõ nguồn nào như bạn hỏi.
 
Back
Top