Nước mặn xâm nhập ảnh hưởng đến cuộc sống người dân ở Hải Dương

ilovely

Senior Member
Thời gian gần đây, độ mặn nước sông tại các cửa cống ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ và thị xã Kinh Môn (Hải Dương) ở mức cao, có những thời điểm vượt hơn 10 lần mức cho phép, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, chăn nuôi của những xã giáp cửa sông.

Hàng tạ ốc nhồi nuôi của anh Phạm Văn Trọng, xã Vĩnh Lập, đã bị chết do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Hàng tạ ốc nhồi nuôi của anh Phạm Văn Trọng, xã Vĩnh Lập, đã bị chết do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Có thời điểm độ mặn của nước đo tại cầu Quý Cao, huyện Tứ Kỳ vào ngày 9/3 vượt hơn 11 lần mức cho phép; tại Trạm Thủy văn Bá Nha huyện Thanh Hà ngày 8/3 vượt hơn 3 lần mức cho phép; tại cống Cầu Xe huyện Tứ Kỳ ngày 4/3 đã vượt hơn 9 lần mức cho phép. Dự báo tình trạng nhiễm mặn có thể kéo dài tại các vùng cửa cống gần ra phía biển nhất. Xã Vĩnh Lập là một trong 4 xã Khu Hà Đông, huyện Thanh Hà, là xã gần thành phố Hải Phòng nhất, chính vì vậy mức độ nhiễm mặn thường cao hơn so với các xã phía trong. Người dân ở đây cho biết những tháng gần đây là thời điểm ghi nhận nhiễm mặn nặng nhất. Có những khu vực độ mặn vượt gấp gần 10 lần mức cho phép.

Anh Phạm Văn Trọng, thôn Tú, xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà đã nuôi ốc nhồi từ vài năm nay. Đợt nhiễm mặn vừa rồi do không chủ động điều tiết nguồn nước nên gia đình anh bị thiệt hại 4-5 tạ ốc bố mẹ. Để bảo vệ ốc nhồi nuôi tại gia đình, anh phải đào thêm 3 chiếc ao chứa nước trong vườn. Nước nhiễm mặn được anh cho lắng đọng ở mỗi ao từ 5-7 ngày rồi mới xả nước vào trong ao nuôi ốc nhồi. Khi thực hiện bằng cách này, số ốc bị chết do nước nhiễm mặn được hạn chế rất nhiều.

Ông Lê Văn Quạt, xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, đang kiểm tra bể tích nước mưa, nguồn nước sinh hoạt chính của gia đình hiện nay.
Ông Lê Văn Quạt, xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, đang kiểm tra bể tích nước mưa, nguồn nước sinh hoạt chính của gia đình hiện nay.

Tình trạng nhiễm mặn không chỉ ảnh hưởng đến nhiều người chăn nuôi trong xã mà còn gây thiếu nước sinh hoạt tại nhiều hộ gia đình. Ông Lê Văn Quạt, thôn Tú Y, xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà cho rằng thời điểm nước nhiễm mặn bắt đầu từ giữa năm 2023 đến đầu quý I năm 2024. Toàn bộ các hộ trong thôn cũng như gia đình ông đều không thể sử dụng nước trong ăn, uống vì quá mặn. Những hộ gia đình nào cấy lúa thì nguy cơ mất trắng là rất cao. Gia đình ông đã phải sử dụng nguồn nước mưa tích trữ trong bể để sử dụng hằng ngày. Vào những thời điểm nước không bị nhiễm mặn ở ngoài sông, nhà máy nước bơm nước, các hộ gia đình phải sử dụng tất cả những vật dụng trong nhà để tích trữ nước máy dùng dần dần.

...​
 
Back
Top