tin tức Pháp tố Apple làm sản phẩm theo kiểu "lỗi thời có kế hoạch", cố tình giảm tuổi thọ iPhone

D_V_D

Senior Member
Mỗi khi có một chiếc iPhone mới ra mắt, một nhóm kỹ thuật viên ở thành phố Toulouse của Pháp lại bắt đầu tháo rời nó. Trong ba năm làm việc này, họ đã nhận thấy iPhone đang dần biến thành một pháo đài. Những chiếc iPhone ngày nay chứa đầy những bộ phận không thể sửa chữa hoặc thay thế bởi bất kỳ ai khác ngoài cửa hàng sửa chữa đắt tiền được Apple công nhận. Và Pháp không thích điều đó chút nào.

Pháp tố Apple làm sản phẩm theo kiểu lỗi thời có kế hoạch, cố tình giảm tuổi thọ iPhone

Đó là vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ, Alexandre Isaac, giám đốc điều hành của The Repair Academy chuyên về sửa chữa đồ công nghệ cho biết. Mỗi khi một chiếc iPhone mới bán ra, nhóm của Alexandre Isaac lại tìm thấy những thành phần bị khóa để chỉ hoạt động với một thiết bị cụ thể của Apple. Alexandre Isaac cho biết đầu tiên nó chỉ là một con chip trên bo mạch chủ. Sau đó, danh sách các bộ phận bị hạn chế sửa chữa kéo dài đến Touch ID, Face ID và cuối cùng là pin, màn hình và cụm camera.

Theo Alexandre Isaac, bằng cách ép buộc mọi người chi trả chi phí sửa chữa iPhone đắt đỏ cho các trung tâm bảo hành ủy quyền, Apple đang khuyến khích mọi người vứt bỏ thiết bị của họ thay vì sửa chữa chúng. The Repair Academy ước tính một kỹ thuật viên được Apple công nhận tính phí khách hàng gấp đôi so với một cửa hàng sửa chữa độc lập. “Rất nhiều người coi Apple là siêu xanh,” Isaac nói khi đề cập đến các tấm pin mặt trời tại trụ sở hãng này ở California và nhôm tái chế được sử dụng để chế tạo MacBook. The Repair Academy đã thu thập bằng chứng và chứng minh rằng thực tế không phải như vậy. Các kỹ sư của Apple đang chủ động cố gắng làm cho iPhone khó sửa chữa hơn, Alexandre Isaac nói.

Đó là một vấn đề mà Alexandre Isaac đã theo dõi trong nhiều năm. Và giờ đây, một công tố viên ở Paris đã quyết định hành động. Vào ngày 15 tháng 5, công tố viên này đã thông báo rằng sẽ có một cuộc điều tra chính thức về những cáo buộc rằng Apple đang theo đuổi mô hình kinh doanh lỗi thời có kế hoạch - một thuật ngữ ám chỉ việc thiết kế sản phẩm theo cách cố tình hạn chế tuổi thọ của nó.

Công tố viên, đã được giao thực hiện cuộc điều tra cho Cục Cạnh tranh, Người tiêu dùng và Phòng chống Gian lận (DGCCRF) của Pháp, sẽ có quyền phạt Apple và chứng minh liệu các hạn chế sửa chữa iPhone của Apple có vi phạm luật của Pháp hay không. Trong nhiều năm qua, Pháp đã đi đầu trong phong trào quyền sửa chữa và là quốc gia đầu tiên giới thiệu hệ thống tính điểm khả năng sửa chữa của châu Âu.

Elizabeth Chamberlain, giám đốc phát triển bền vững của iFixit, một nhóm cung cấp dịch vụ sửa chữa nổi tiếng ở Mỹ cũng vận động cho quyền sửa chữa đồ công nghệ cho biết: “Pháp đang thúc đẩy quyền sửa chữa theo những cách mà chưa ai khác làm được. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến một phong trào chống lại sự lỗi thời theo kế hoạch ở cấp quốc gia.” Apple đã không trả lời yêu cầu bình luận của trang công nghệ WIRED liên quan đến những điều tra của Pháp.

Ghép nối bộ phận, còn được gọi là "đánh số series", hoạt động bằng cách liên kết số series của điện thoại với số series của linh kiện bên trong để điện thoại để biết màn hình, pin hoặc cảm biến đã được thay thế hay chưa. Chamberlain nói: “Trong iPhone, nếu bạn cố hoán đổi hai màn hình từ hai chiếc iPhone khác nhau, việc hoán đổi sẽ không hiệu quả do số series không khớp hoặc khách hàng sẽ bị tra tấn bởi hàng loạt cảnh báo từ iPhone cho biết màn hình của họ không được xác nhận.

Chính sách đánh số series của Apple đang khiến các cửa hàng sửa chữa độc lập ngừng hoạt động vì chỉ những kỹ thuật viên được Apple ủy quyền (các trung tâm bảo hành ủy quyền của Apple) mới có thể gán lại các số series này để hoàn thành việc sửa chữa. Đây không chỉ là vấn đề của người tiêu dùng mà còn là vấn đề về môi trường. Năm ngoái, 5,3 tỷ chiếc điện thoại di động đã bị vứt bỏ, theo ước tính của tổ chức phi lợi nhuận Diễn đàn WEEE của Bỉ chuyên nghiên cứu về rác thải điện tử.

Việc đánh số series được xem là bất hợp pháp ở Pháp, theo luật chống lãng phí năm 2021. Laetitia Vasseur, giám đốc nhóm chiến dịch Stop Obsolescence (HOP) của Pháp, cho biết: “Luật Pháp quy định rằng các nhà sản xuất phải cho phép người tiêu dùng sửa chữa thiết bị của họ mà không phân biệt đối xử với bất kỳ cửa hàng sửa chữa nào. Vasseur cho biết việc Apple không tuân thủ luật là lý do khiến HOP khiếu nại. “Nếu họ muốn bán điện thoại của mình cho người dân Pháp, họ phải tuân thủ luật pháp của Pháp. Nếu không, họ phải trả tiền phạt.”

Apple đã từng bị phạt ở Pháp. Sau khi vụ bê bối pin bị vỡ lở vào năm 2017, Pháp đã phạt Apple 25 triệu euro (27 triệu USD) vì không thông báo cho người tiêu dùng rằng việc cập nhật hệ điều hành iPhone sẽ làm chậm hiệu suất của các thiết bị cũ. Khoản tiền phạt đó cũng là kết quả của một khiếu nại pháp lý do HOP đưa ra và có tác động lan tỏa trên toàn thế giới. 9 tháng sau, Apple được yêu cầu phải trả 113 triệu USD tại Mỹ vì đã làm giảm hiệu suất pin của những chiếc iPhone cũ, trong một vụ kiện do 34 tiểu bang đưa ra. Apple vẫn đang vật lộn với hậu quả từ vụ bê bối pin đó. Hai tuần trước, Apple đã kêu gọi tòa án ở Vương quốc Anh bác bỏ vụ kiện tập thể trị giá 2 tỷ USD cáo buộc Apple che giấu pin iPhone bị lỗi thông qua các bản cập nhật phần mềm.

Phong trào đòi quyền sửa chữa đồ công nghệ đang có những bước tiến lớn trên toàn cầu. Vào năm 2021, Vương quốc Anh đã đưa ra các quy tắc yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp phụ tùng thay thế sẵn có hơn. Vào năm 2022, bang Bavaria của Đức bắt đầu cung cấp phiếu mua hàng trị giá 200 euro cho bất kỳ ai sửa chữa thiết bị của họ thay vì vứt nó đi. Năm 2023, Liên minh châu Âu cũng đề xuất buộc các nhà sản xuất phải sửa chữa sản phẩm trong tối đa 10 năm sau khi bán. Và tại Mỹ, 46 trong số 50 tiểu bang đã đưa ra một số hình thức luật về quyền sửa chữa đối với các sản phẩm khác nhau, theo Elizabeth Chamberlain, giám đốc phát triển bền vững của iFixit. Elizabeth Chamberlain mô tả luật về quyền sửa chữa luật gần đây của bang Minnesota, sắp được thông qua, là “rộng nhất và mạnh nhất” ở Mỹ.

Nhưng Pháp hiện nay là quốc gia mạnh mẽ nhất trong việc đấu tranh về việc tự do sửa chữa cho người dùng. Kể từ khi luật chống lãng phí được đưa ra vào năm 2021, các nhà sản xuất điện thoại đã phải chấm điểm thiết bị của họ theo chỉ số khả năng sửa chữa quốc gia. Mặc dù Bộ Môi trường của Pháp đặt ra các tiêu chí, nhưng các công ty lại tự chấm điểm cho sản phẩm của mình. iPhone có xu hướng đạt điểm từ 6 đến 7 trong thang điểm 10.

Laetitia Vasseur đang hy vọng công tố viên Paris có thể lặp lại thành công sau vụ bê bối pin nhắm vào Apple, khi một loạt các khoản tiền phạt và các vụ kiện xảy ra liên tiếp sau quyết định của Pháp. Nhưng lần này, Laetitia Vasseur hy vọng nhiều hơn một khoản tiền phạt. “Chúng tôi hy vọng Apple sẽ hiểu rằng không thể tự sửa chữa cho mình được nữa,” Laetitia Vasseur nói.

Nguồn: Wired
 
Chừng nào sa thải cook gay đi, thay bằng 1 CEO gốc kĩ thuật như SJ thì may ra chất lượng ip mới khá trở lại

Một người đã tốt nghiệp ngành industrial engineering với một người bỏ học giữa chừng thì ai mới là có "gốc kĩ thuật"?
 
Một người đã tốt nghiệp ngành industrial engineering với một người bỏ học giữa chừng thì ai mới là có "gốc kĩ thuật"?
Là bất kì ai tạo ra sản phẩm tốt để kiếm tiền, thay vì kiếm tiền dựa trên sản phẩm tốt sẵn có.
Mà tôi chỉ biết cook gay làm kinh doanh từ trẻ thôi, và chưa tự sáng tạo ra bất kì cái gì giống SJ, vậy học gì ra thì có gì quan trọng ko?
 
Chừng nào sa thải cook gay đi, thay bằng 1 CEO gốc kĩ thuật như SJ thì may ra chất lượng ip mới khá trở lại
đối với khách hàng thì là vậy , nhưng đối với doanh nghiệp họ cần một người như timcook

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mỗi khi có một chiếc iPhone mới ra mắt, một nhóm kỹ thuật viên ở thành phố Toulouse của Pháp lại bắt đầu tháo rời nó. Trong ba năm làm việc này, họ đã nhận thấy iPhone đang dần biến thành một pháo đài. Những chiếc iPhone ngày nay chứa đầy những bộ phận không thể sửa chữa hoặc thay thế bởi bất kỳ ai khác ngoài cửa hàng sửa chữa đắt tiền được Apple công nhận. Và Pháp không thích điều đó chút nào.

Pháp tố Apple làm sản phẩm theo kiểu lỗi thời có kế hoạch, cố tình giảm tuổi thọ iPhone

Đó là vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ, Alexandre Isaac, giám đốc điều hành của The Repair Academy chuyên về sửa chữa đồ công nghệ cho biết. Mỗi khi một chiếc iPhone mới bán ra, nhóm của Alexandre Isaac lại tìm thấy những thành phần bị khóa để chỉ hoạt động với một thiết bị cụ thể của Apple. Alexandre Isaac cho biết đầu tiên nó chỉ là một con chip trên bo mạch chủ. Sau đó, danh sách các bộ phận bị hạn chế sửa chữa kéo dài đến Touch ID, Face ID và cuối cùng là pin, màn hình và cụm camera.

Theo Alexandre Isaac, bằng cách ép buộc mọi người chi trả chi phí sửa chữa iPhone đắt đỏ cho các trung tâm bảo hành ủy quyền, Apple đang khuyến khích mọi người vứt bỏ thiết bị của họ thay vì sửa chữa chúng. The Repair Academy ước tính một kỹ thuật viên được Apple công nhận tính phí khách hàng gấp đôi so với một cửa hàng sửa chữa độc lập. “Rất nhiều người coi Apple là siêu xanh,” Isaac nói khi đề cập đến các tấm pin mặt trời tại trụ sở hãng này ở California và nhôm tái chế được sử dụng để chế tạo MacBook. The Repair Academy đã thu thập bằng chứng và chứng minh rằng thực tế không phải như vậy. Các kỹ sư của Apple đang chủ động cố gắng làm cho iPhone khó sửa chữa hơn, Alexandre Isaac nói.

Đó là một vấn đề mà Alexandre Isaac đã theo dõi trong nhiều năm. Và giờ đây, một công tố viên ở Paris đã quyết định hành động. Vào ngày 15 tháng 5, công tố viên này đã thông báo rằng sẽ có một cuộc điều tra chính thức về những cáo buộc rằng Apple đang theo đuổi mô hình kinh doanh lỗi thời có kế hoạch - một thuật ngữ ám chỉ việc thiết kế sản phẩm theo cách cố tình hạn chế tuổi thọ của nó.

Công tố viên, đã được giao thực hiện cuộc điều tra cho Cục Cạnh tranh, Người tiêu dùng và Phòng chống Gian lận (DGCCRF) của Pháp, sẽ có quyền phạt Apple và chứng minh liệu các hạn chế sửa chữa iPhone của Apple có vi phạm luật của Pháp hay không. Trong nhiều năm qua, Pháp đã đi đầu trong phong trào quyền sửa chữa và là quốc gia đầu tiên giới thiệu hệ thống tính điểm khả năng sửa chữa của châu Âu.

Elizabeth Chamberlain, giám đốc phát triển bền vững của iFixit, một nhóm cung cấp dịch vụ sửa chữa nổi tiếng ở Mỹ cũng vận động cho quyền sửa chữa đồ công nghệ cho biết: “Pháp đang thúc đẩy quyền sửa chữa theo những cách mà chưa ai khác làm được. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến một phong trào chống lại sự lỗi thời theo kế hoạch ở cấp quốc gia.” Apple đã không trả lời yêu cầu bình luận của trang công nghệ WIRED liên quan đến những điều tra của Pháp.

Ghép nối bộ phận, còn được gọi là "đánh số series", hoạt động bằng cách liên kết số series của điện thoại với số series của linh kiện bên trong để điện thoại để biết màn hình, pin hoặc cảm biến đã được thay thế hay chưa. Chamberlain nói: “Trong iPhone, nếu bạn cố hoán đổi hai màn hình từ hai chiếc iPhone khác nhau, việc hoán đổi sẽ không hiệu quả do số series không khớp hoặc khách hàng sẽ bị tra tấn bởi hàng loạt cảnh báo từ iPhone cho biết màn hình của họ không được xác nhận.

Chính sách đánh số series của Apple đang khiến các cửa hàng sửa chữa độc lập ngừng hoạt động vì chỉ những kỹ thuật viên được Apple ủy quyền (các trung tâm bảo hành ủy quyền của Apple) mới có thể gán lại các số series này để hoàn thành việc sửa chữa. Đây không chỉ là vấn đề của người tiêu dùng mà còn là vấn đề về môi trường. Năm ngoái, 5,3 tỷ chiếc điện thoại di động đã bị vứt bỏ, theo ước tính của tổ chức phi lợi nhuận Diễn đàn WEEE của Bỉ chuyên nghiên cứu về rác thải điện tử.

Việc đánh số series được xem là bất hợp pháp ở Pháp, theo luật chống lãng phí năm 2021. Laetitia Vasseur, giám đốc nhóm chiến dịch Stop Obsolescence (HOP) của Pháp, cho biết: “Luật Pháp quy định rằng các nhà sản xuất phải cho phép người tiêu dùng sửa chữa thiết bị của họ mà không phân biệt đối xử với bất kỳ cửa hàng sửa chữa nào. Vasseur cho biết việc Apple không tuân thủ luật là lý do khiến HOP khiếu nại. “Nếu họ muốn bán điện thoại của mình cho người dân Pháp, họ phải tuân thủ luật pháp của Pháp. Nếu không, họ phải trả tiền phạt.”

Apple đã từng bị phạt ở Pháp. Sau khi vụ bê bối pin bị vỡ lở vào năm 2017, Pháp đã phạt Apple 25 triệu euro (27 triệu USD) vì không thông báo cho người tiêu dùng rằng việc cập nhật hệ điều hành iPhone sẽ làm chậm hiệu suất của các thiết bị cũ. Khoản tiền phạt đó cũng là kết quả của một khiếu nại pháp lý do HOP đưa ra và có tác động lan tỏa trên toàn thế giới. 9 tháng sau, Apple được yêu cầu phải trả 113 triệu USD tại Mỹ vì đã làm giảm hiệu suất pin của những chiếc iPhone cũ, trong một vụ kiện do 34 tiểu bang đưa ra. Apple vẫn đang vật lộn với hậu quả từ vụ bê bối pin đó. Hai tuần trước, Apple đã kêu gọi tòa án ở Vương quốc Anh bác bỏ vụ kiện tập thể trị giá 2 tỷ USD cáo buộc Apple che giấu pin iPhone bị lỗi thông qua các bản cập nhật phần mềm.

Phong trào đòi quyền sửa chữa đồ công nghệ đang có những bước tiến lớn trên toàn cầu. Vào năm 2021, Vương quốc Anh đã đưa ra các quy tắc yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp phụ tùng thay thế sẵn có hơn. Vào năm 2022, bang Bavaria của Đức bắt đầu cung cấp phiếu mua hàng trị giá 200 euro cho bất kỳ ai sửa chữa thiết bị của họ thay vì vứt nó đi. Năm 2023, Liên minh châu Âu cũng đề xuất buộc các nhà sản xuất phải sửa chữa sản phẩm trong tối đa 10 năm sau khi bán. Và tại Mỹ, 46 trong số 50 tiểu bang đã đưa ra một số hình thức luật về quyền sửa chữa đối với các sản phẩm khác nhau, theo Elizabeth Chamberlain, giám đốc phát triển bền vững của iFixit. Elizabeth Chamberlain mô tả luật về quyền sửa chữa luật gần đây của bang Minnesota, sắp được thông qua, là “rộng nhất và mạnh nhất” ở Mỹ.

Nhưng Pháp hiện nay là quốc gia mạnh mẽ nhất trong việc đấu tranh về việc tự do sửa chữa cho người dùng. Kể từ khi luật chống lãng phí được đưa ra vào năm 2021, các nhà sản xuất điện thoại đã phải chấm điểm thiết bị của họ theo chỉ số khả năng sửa chữa quốc gia. Mặc dù Bộ Môi trường của Pháp đặt ra các tiêu chí, nhưng các công ty lại tự chấm điểm cho sản phẩm của mình. iPhone có xu hướng đạt điểm từ 6 đến 7 trong thang điểm 10.

Laetitia Vasseur đang hy vọng công tố viên Paris có thể lặp lại thành công sau vụ bê bối pin nhắm vào Apple, khi một loạt các khoản tiền phạt và các vụ kiện xảy ra liên tiếp sau quyết định của Pháp. Nhưng lần này, Laetitia Vasseur hy vọng nhiều hơn một khoản tiền phạt. “Chúng tôi hy vọng Apple sẽ hiểu rằng không thể tự sửa chữa cho mình được nữa,” Laetitia Vasseur nói.

Nguồn: Wired
tào lao. chính vì gắn serial nên giờ mới k dợ hàng dựng. bọn Pháp ngu lz đòi bỏ
 
Back
Top