“Quả bom nghỉ hưu” của kinh tế Mỹ

Nobitadiradivo

Senior Member
Dân số già không phải là vấn đề mới đối với các quốc gia phát triển. Giới trẻ tại các quốc gia này phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như mất cân bằng thu nhập, lạm phát tăng vọt, thiếu nhà ở, áp lực công việc đè nặng, v.v... khiến họ không muốn có con nữa. Vậy nhưng vấn đề không chỉ nằm ở mỗi giới trẻ.
Nền kinh tế các nước phát triển sẽ trở nên thế nào khi hàng chục triệu cá nhân thuộc lứa sinh ra trong giai đoạn thập niên 1950-1970 đi vào độ tuổi nghỉ hưu? Đó là câu hỏi đang khiến chính phủ Mỹ phải đau đầu.

“Quả bom hẹn giờ”

Theo số liệu của Cục Thống kê Mỹ, 44% số người sinh ra trong giai đoạn 1950-1970 sẽ nghỉ hưu trong vòng 5 năm tới. Đến năm 2030 thì tất cả những người trong nhóm này sẽ hơn 65 tuổi. Đây là một con số đáng chú ý bởi vì nhóm dân số này (được gọi là baby boomer) gồm những con người sinh ra trong giai đoạn phồn thịnh nhất của Hoa Kỳ, khi mà cả dân số lẫn nền kinh tế nước này liên tục đạt những kỷ lục mới. Hiện nay có khoảng 56 triệu người Mỹ trên 65 tuổi, chiếm 17% tổng dân số, nhưng nhóm công dân này đang nắm giữ trong tay hơn một nửa (96,4 nghìn tỷ USD) tổng tài sản của toàn bộ người Mỹ.

“Quả bom nghỉ hưu” của kinh tế Mỹ -0
Việc Tổng thống Joe Biden đắc cử nhiệm kỳ thứ hai không tác động rõ rệt với thị trường lao động chăm sóc người già.
Từ trước đến nay đa số chuyên gia kinh tế cho rằng thế hệ baby boomer sẽ nghỉ hưu trong sự giàu sang. Với khối tài sản họ đã tích góp được cả sự nghiệp, chắc hẳn người Mỹ trên dưới 60 tuổi sẽ có đủ tiền để theo đuổi thứ họ muốn trong những năm cuối của cuộc đời. Lối phân tích này tuy vậy bỏ qua một chi tiết rất quan trọng: Không phải người già nào ở Mỹ cũng giàu như nhau.
----------
 
Cho nhập cư bọn 18-30 tuổi thêm vào để chúng nó làm và đóng bảo hiểm, quá dễ
 
Back
Top