Rầm rộ trả mặt bằng: Quán xá thành nơi vẽ bậy, chốn xe ôm trú chân

MasterchiefsReborn

Senior Member

Doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, làn sóng trả mặt bằng chưa dứt ở TP.HCM. Nhiều mặt bằng đất vàng giờ là nơi trú chân của giới xe ôm công nghệ, tệ hơn là nơi vẽ bậy, tập trung của rác quảng cáo.

1719758941071.png

Hai tài xế xe ôm công nghệ và giao hàng công nghệ tranh thủ nghỉ ngơi trước mái hiên của một mặt bằng trên đường Lê Văn Sỹ. Nơi đây từng là nơi mua sắm sầm suất, tập trung rất nhiều thương hiệu thời trang hàng hiệu - Ảnh: NGỌC HIỂN

Những con đường chuyên kinh doanh tại TP.HCM tiếp tục rơi vào cảnh ế ẩm khi nhiều chủ cửa hàng cứ lần lượt bỏ đi, để lại mặt bằng với chằng chịt những tờ quảng cáo cho thuê mặt bằng xanh đỏ dán khắp mặt tiền.

Trả mặt bằng, co cụm kinh doanh

Con đường thời trang Lê Văn Sỹ (quận 3 và quận Phú Nhuận) có hàng trăm thương hiệu thời trang lớn nhỏ có mặt, xen lẫn giữa những cửa hàng mở cửa là loạt các cửa hàng cửa đóng then cài, chuyển địa điểm hoặc đóng cửa, ngưng kinh doanh.

Có những cửa hàng treo biển "xả hàng, trả mặt bằng" để vớt vát trước khi đóng cửa. Thậm chí, có những đoạn đường đến 3-4 cửa hàng liên tiếp đều đồng loạt trả mặt bằng hay có những góc đường cả dãy mặt bằng lớn đều rời bỏ thị trường.

Khảo sát của Tuổi Trẻ Online cho thấy hiện có hơn 20 mặt bằng đang treo biển cho thuê mặt bằng trên con đường này.

Ông Nguyễn Văn Thuận (chủ một cửa hàng thời trang tại đường Lê Văn Sỹ) cho biết mở cửa hàng thời trang vào năm 2019, gắng cầm cự qua giai đoạn dịch nhưng đến năm 2023 và đầu năm nay sức mua giảm sâu khiến doanh thu không bù đủ chi phí mặt bằng và nhân viên.

Do đó, ông Thuận buộc phải tạm ngưng kinh doanh, trả lại mặt bằng để chờ giai đoạn kinh tế tốt hơn sẽ mở lại cửa hàng mới.

Tương tự, tại đường Nguyễn Trãi và đường Hai Bà Trưng ở trung tâm TP, rất nhiều cửa hàng đã treo biển cho thuê mặt bằng dù trước đó là những tiệm kinh doanh thời trang, mỹ phẩm hay những cửa hàng ăn uống.

Trong khi đó, hơn 10 mặt bằng tại "con đường vàng" Lê Lợi (quận 1) đến nay vẫn còn bỏ trống và trở thành nơi để giới xe ôm công nghệ nghỉ ngơi đón khách hay là không gian để người dân vẽ bậy.

1719758964764.png

Những cửa hiệu liên tiếp trên đường Lê Lợi (quận 1) trở thành nơi vẽ bậy khi nhiều năm qua vẫn còn để trống - Ảnh: NGỌC HIỂN

Nhiều ngành suy giảm kinh doanh

Ông Nguyễn Phước Hưng - phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) - cho biết do gặp nhiều khó khăn, một số thương hiệu bán lẻ lớn như Thế giới di động, FPT... đã buộc phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng, cửa hiệu và các hàng quán buôn bán ế ẩm đã dẫn đến tình trạng trả mặt bằng phổ biến trên nhiều tuyến đường, khu thương mại sầm uất trước đây.

1719758975440.png

Phía trước một mặt bằng trên đường Hai Bà Trưng giờ là nơi mưu sinh của những người bán hàng rong hè phố - Ảnh: NGỌC HIỂN

Theo HUBA, sự gia tăng đáng kể hàng hóa tiêu dùng giá rẻ từ Trung Quốc đã tạo áp lực đáng kể cho doanh nghiệp Việt.

Không những thế, trào lưu quảng cáo bán hàng trực tuyến (livestream) không kiểm soát hiện nay được cho là đang đe dọa và bóp nghẹt không gian sinh tồn của các nhà sản xuất nhỏ lẻ, làm phá vỡ tiêu chuẩn giá cả truyền thống, khó đảm bảo chất lượng và phổ biến tình trạng không nộp thuế...

HUBA cho rằng lĩnh vực thương mại, bán lẻ ghi nhận sức mua suy giảm đáng kể, có một số ngành hàng giảm tới 50-60% và dự báo tiếp tục giảm 10% trong các tháng tới.

1719758984563.png

Một căn nhà có diện tích lớn từng là nơi có các dịch vụ giải trí của giới trẻ TP.HCM giờ chỉ là mặt bằng để trống với rất nhiều biển cho thuê nhà - Ảnh: NGỌC HIỂN

1719759002314.png

Một siêu thị nằm góc đường đã đóng cửa khiến cho mái hiên và khoảng vỉa hè xung quanh mặt bằng này trở thành nơi người mua bán ve chai tập trung hàng và giới xe ôm công nghệ nghỉ trưa chờ khách - Ảnh: NGỌC HIỂN

1719759015587.png

Những mặt tiền của các mặt bằng nham nhở xuất hiện nhiều trên những con đường trung tâm TP - Ảnh: NGỌC HIỂN

1719759023410.png

Một cửa hàng thời trang treo biển trả mặt bằng, giảm giá các sản phẩm đến hết ngày 30-6 - Ảnh: NGỌC HIỂN

1719759036132.png

Bên trong một tiệm karaoke giờ ngổn ngang những chiếc ghế sofa sang trọng đã bạc màu và phủ bụi thời gian - Ảnh: NGỌC HIỂN

1719759049240.png

Trên con đường thời trang Nguyễn Trãi, có rất nhiều cửa hàng đã đóng cửa và chi chít những mẩu quảng cáo bán, cho thuê mặt bằng - Ảnh: NGỌC HIỂN

1719759070948.png

Một người đàn ông gom phế liệu từ một mặt bằng đang sửa chữa trên đường Nguyễn Trãi - Ảnh: NGỌC HIỂN

...............................
 
ủa mọi người , 1 tiệm vậy dán nhiều số đt của mấy thằng cò vậy có tác dụng ko mọi người ? tỷ lệ chọi cao không ?
 
Mai đi xem căn chung cư nghe môi giới nói bị ngân hàng phát mãi...

Không biết có thật không nữa.

Nếu có thì dạng này lọt ra ngoài được cho thấy tình hình đi xuống ghê thật.
 
Mà sao gdp tăng ta
Thương mại điện tử lên ngôi mua đồ toàn online thì chỉ cần 1 cái mặt bằng trong hẻm để chứa đồ hoặc quán ăn thì chỉ cần chỗ trong hẻm vừa đủ để chế biến xong giao cho shipper là xong. Trước đó thì cứ ăn 1 món 10 đồng thì phải trả cho chủ nhà 7-8 đồng
 
ủa mọi người , 1 tiệm vậy dán nhiều số đt của mấy thằng cò vậy có tác dụng ko mọi người ? tỷ lệ chọi cao không ?

Cò nào dắt được khách thì ăn hoa hồng thôi. Mà lừa đảo cũng nhiều, kiểu như nó không có quan hệ gì với chủ nhà nhưng vẫn treo SĐT ở đó, khách thuê gọi đến thì nó hét giá thuê thật cao cho khách nản rồi mồi chài khách thuê mặt bằng khác với hứa hẹn "giá mềm hơn nhưng địa thế đẹp không kém", kiểu vậy, cũng có thể lừa đảo cọc,...
YXdhUcr.png
 
Thương mại điện tử lên ngôi mua đồ toàn online thì chỉ cần 1 cái mặt bằng trong hẻm để chứa đồ hoặc quán ăn thì chỉ cần chỗ trong hẻm vừa đủ để chế biến xong giao cho shipper là xong. Trước đó thì cứ ăn 1 món 10 đồng thì phải trả cho chủ nhà 7-8 đồng

Thế hệ trẻ giờ đến bữa sáng - trưa - xế tụi nó cũng ship . Cốc trà , nước 6-80 k mà mua hút ầm ầm
 
Mai đi xem căn chung cư nghe môi giới nói bị ngân hàng phát mãi...

Không biết có thật không nữa.

Nếu có thì dạng này lọt ra ngoài được cho thấy tình hình đi xuống ghê thật.
thật đó fence.
Vì tụi Ngân hàng giờ cũng ko có tiền mà mua đâu fen.
Lo bán đống đang nắm trong tay ra còn mệt xỉu, lãi vẫn đóng thì tiền đâu ôm vào nữa.
Muốn lắm cũng ko ôm được nữa
 
Back
Top