Sai tên trên giấy tờ: Đừng để 'sai một li, đi nhiều dặm'

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Như Điểm thành Điễm, nhiều bạn đọc cho biết đang vướng rắc rối vì sai tên trên giấy tờ và mong cơ quan chức năng có giải pháp xử lý nhanh chóng.

1713342214874.png

Người dân làm thủ tục giấy tờ tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau bài viết Nhầm tên 'Điểm' thành 'Điễm': Chạy hỏi khắp nơi, chưa ai dứt điểm, nhiều bạn đọc chia sẻ cũng từng rơi vào cảnh rắc rối tương tự.

Nhiều người bị sai tên do dấu "hỏi, ngã"

"Tôi cũng từng bị cán bộ ghi sai tên Mỹ thành Mỷ. Cũng khổ sở một khoảng thời gian mới làm lại được", bạn đọc Lê Thị Mỹ Chi cho biết.

Tài khoản hdng****@gmail.com kể: "Bà nội tôi cũng bị y chang: Mảnh thành Mãnh trên sổ hồng, phải tới lui chỉnh sửa. May là bà còn sống, chứ không cũng mệt mỏi luôn".

Tương tự, bạn đọc Trưởng chia sẻ bản thân gặp rắc rối vì tên khác dấu trên giấy tờ: "Đã từng bị giấy khai sinh tên Trưởng, đi làm chứng minh nhân dân thành Trưỡng. Kết quả là "ăn hành" một thời gian dài".

Theo độc giả Long: "Việc nhầm dấu là lỗi thường xảy ra do người kê khai viết tay mà thành. Cũng do cán bộ hộ tịch thấy không đúng như ông nghĩ nên tự thay hộ người ta lại thành sai. Đặc biệt do cách phát âm vùng miền tạo nên nữa".

Cùng quan điểm, bạn đọc TĐC viết: "Cái này là do ngôn ngữ vùng miền tạo ra, nhiều nơi không nói được từ có dấu hỏi (?) mà chỉ có thể nói được thành dấu ngã (~). Cán bộ tư pháp cơ sở thời trước không chú ý đến tiểu tiết này nên đã gây ra không ít sự nhầm lẫn rắc rối cho người dân và khó khăn cho các cơ quan liên quan".

"Giấy khai sinh của tôi bị viết sai chính tả (thiếu dấu), xin cải chính đổi tên thì bị từ chối với lý do là giấy khai sinh cấp trước đây không có quyển - số nên không có giá trị sử dụng", độc giả Vinh cho biết thêm.

Trường hợp của bạn đọc Rhien còn rắc rối hơn: "Tên trên giấy khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân đúng, nhưng cán bộ nhập lên hệ thống sai, sau này đi làm giấy tờ mới phát hiện. Thế nhưng người trực tiếp xử lý giấy tờ cho biết do cán bộ cũ làm và hướng dẫn đi sửa lại cái tên từ cấp thành phố, tỉnh rồi quay lại xã".

Nhìn nhận về sự việc, một bạn đọc cho rằng: "Cũng khó cho cán bộ hộ tịch, mà cũng khổ cho dân. Không rõ cơ quan nào có hướng dẫn cụ thể gỡ vướng chuyện này không?".

Không thể đổ thừa lỗi đánh máy


Bày tỏ sự quyết liệt để giải quyết chuyện dở khóc dở cười này, tài khoản COC có ý kiến: "Phải quy rõ trách nhiệm hành chính nếu để sai sót do lỗi đánh máy. Không thể cứ đánh máy sai lại đổ thừa lỗi đánh máy là xong chuyện. Ai sai thì người đó chịu trách nhiệm".

Về chuyện nhầm tên Điểm thành Điễm ở trên, bạn đọc Võ Mạnh bình luận: "Cách giải quyết quá cứng nhắc, máy móc. Hơn nữa, việc khai tử là do người nhà, thường là con cái khai nên còn lưu thông tin người khai. Chỉ cần đối chiếu thông tin đó cũng có thể chứng minh việc ghi nhầm.

Người ta đã cung cấp bản sao khai tử của mẹ từ năm 1983 cùng với hai giấy khai sinh của ông và chị gái có tên mẹ thống nhất là Điểm rồi còn gì. Với thế hệ trở về trước muốn tìm khai sinh gốc đã khó, nói gì đến các cụ đã quá cố".

"Sao không cho người ta làm bản cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật, cùng với các giấy tờ liên quan là được nhỉ", bạn đọc Khanh gợi ý.

Theo độc giả An: "Khi gặp các vấn đề về sai tên, sai giới tính…, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần hướng dẫn người dân nộp bản photo để tìm hướng giải quyết, rồi phối hợp với các ban ngành xây dựng quy trình xử lý cụ thể".

...........
 
Back
Top