Thắc mắc nhân viên ngân hàng được nghỉ thai sản bao nhiêu tháng

titicola

Senior Member
Chào các bác, trước giờ em cứ nghĩ theo luật, thì phụ nữ được nghỉ thai sản 6 tháng.
Nay nói chuyện với thằng bạn, thằng bạn bảo nhân viên ngân hàng phải đi làm sớm, 5 tháng nghỉ, thậm trí nhân viên ngân hàng tư nhân 3 4 tháng thôi.
Các bác có vợ hoặc đã làm ngân hàng, cho em biết với ạ.
Cảm ơn các bác
 
Theo luật 6 tháng, còn do sếp vợ bạn có gọi vào làm sớm hay không thôi. thường 4 5 tháng là gọi rồi vì nhiều khi việc nhiều mà thiếu người, vợ bạn có thể từ chối nhưng sợ sếp ghét thôi. Còn nếu chưa hết 6 tháng nghỉ thai sản mà đi làm thì vẫn hưởng lương bình thường và về sớm hoặc đến trễ 1 tiếng cho đến khi hết 6 tháng thai san bạn nhé
 
Xạo loz theo quy định là 6 tháng và đc xin nghỉ không lương thêm nữa. Nhưng tuỳ tình hình thực tế. Sếp có vận động đi làm sớm thì kệ sếp.
 
Lại "nghe nói", nghỉ đúng luật 6 tháng , + 7 ngày dưỡng sức nếu sinh mổ, 5 ngày nếu sinh thường. Đi làm trước khi hết thai sản là do nguyện vọng cá nhân thôi, muốn thì đi không thì thôi. 1 số ngành nghề đặc biệt (ví dụ Y tế ) thì phải làm đơn lên BHXH và giấy xác nhận đủ sức khỏe để công tác mới được đi làm.
 
Luật thai sản là 6 tháng, phụ nữ sẽ lãnh 1 lần 6 tháng . Còn đến tháng 4,5 tùy tình hình việc nhiều thì sếp có thể kêu bạn vào làm hỗ trợ lãnh lương , nhưng ko dc đóng BHXH những tháng này.
 
Theo luật 6 tháng, còn do sếp vợ bạn có gọi vào làm sớm hay không thôi. thường 4 5 tháng là gọi rồi vì nhiều khi việc nhiều mà thiếu người, vợ bạn có thể từ chối nhưng sợ sếp ghét thôi. Còn nếu chưa hết 6 tháng nghỉ thai sản mà đi làm thì vẫn hưởng lương bình thường và về sớm hoặc đến trễ 1 tiếng cho đến khi hết 6 tháng thai san bạn nhé
Tôi xin được fine-tune lại nội dung comment của anh 1 tí xíu nhé:
  • Luật cho nghỉ 6 tháng, nhưng hết 4 tháng là đã có thể đi làm lại (theo yêu cầu của người lao động, sau khi đã khám và có xác nhận của cơ sở y tế về mặt sức khỏe) [khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019]. Nhưng ý của anh khá hợp lý và phổ biến, vì tính cả nể trong công việc nên nhiều phụ nữ được yêu cầu đi làm sớm -> một dạng biến tướng của quy định đi làm lại mà tôi đã nêu.
  • Ý 1 tiếng của anh thì tôi làm rõ như sau: lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi thì mặc định được nghỉ 1 tiếng mỗi ngày để thực hiện việc cho bú/vắt sữa/nghỉ ngơi. Tuy nhiên, luật cũng cho phép doanh nghiệp và người lao động flexible để chuyển thành đi trễ về sớm (khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP). Do đó, đi trễ hoặc về sớm 1 tiếng là hình thức phổ biến đang được các doanh nghiệp áp dụng.

Chào các bác, trước giờ em cứ nghĩ theo luật, thì phụ nữ được nghỉ thai sản 6 tháng.
Nay nói chuyện với thằng bạn, thằng bạn bảo nhân viên ngân hàng phải đi làm sớm, 5 tháng nghỉ, thậm trí nhân viên ngân hàng tư nhân 3 4 tháng thôi.
Các bác có vợ hoặc đã làm ngân hàng, cho em biết với ạ.
Cảm ơn các bác
Tôi giải thích như trên nhé. Về lý thuyết thì vẫn là 6 tháng nhưng trên thực tế thì có thể sẽ đi làm sớm hơn (thường là theo yêu cầu của doanh nghiệp) và tình trạng này không phải chỉ của riêng ngành ngân hàng.
 
Người nhà tôi đi làm từ 5 tháng (vì thiếu nhân sự), vẫn lĩnh bảo hiểm 6 tháng và ăn lương 1 tháng đi làm
 
Làm ngân hàng thì nghỉ thai sản tầm 4 tháng là đã đi làm rồi, nhưng chế độ thai sản của nhiều ngân hàng tốt lắm. Như luật nghỉ thai sản 6 tháng lĩnh lương bảo hiểm thì ngân hàng sẽ trả cho 4 tháng lương thực lĩnh, đi làm sớm 2 tháng, 2 tháng đi làm sớm đấy vừa lĩnh lương đi làm và vẫn được lĩnh lương bảo hiểm.
 
Back
Top