Thẻ bảo lãnh viện phí và thẻ bảo hiểm y tế

Hunt_You

Senior Member
Chào các thím,
Thẻ bhyt toàn dân chắc không còn xa lạ với chúng ta, dạo gần đây cty em mình có chính sách cho mua thẻ bảo lãnh viện phí dùng cho người thân nên có vài câu hỏi mong được các cao nhân chỉ giáo. Tuy là mình có thẻ bảo lãnh cty cấp nhưng ít xài nên gần như ko hiểu gì về nó lắm

  • Thẻ bảo lãnh này khác gì bhyt, có dùng được chung nhau ko?
  • Thẻ bảo lãnh có thể dùng với viện công ko?
  • Nếu có thể dùng chung để giảm tối đa viện phí thì nên sử dụng thẻ nào trước/sau?

Còn câu hỏi gì nghĩ ra mình sẽ update thêm :big_smile:
 
Chào bác, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và thẻ bảo lãnh viện phí là hai loại hình bảo hiểm khác nhau nhưng cùng hỗ trợ chi phí y tế cho người dùng.
  1. Thẻ BHYT là loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Nhà nước, áp dụng cho tất cả công dân Việt Nam. Thẻ BHYT giúp giảm bớt chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập và một số cơ sở tư nhân có hợp đồng với BHYT.
  2. Thẻ bảo lãnh viện phí thường do công ty cấp cho nhân viên hoặc người thân của họ như một phần của chế độ phúc lợi. Thẻ này có thể được sử dụng để thanh toán trực tiếp chi phí viện phí tại các bệnh viện mà công ty bảo hiểm có hợp đồng. Mức độ chi trả và phạm vi sử dụng của thẻ bảo lãnh viện phí phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm mà công ty bạn mua.
Cả hai loại thẻ này đều có thể sử dụng tại các viện công, nhưng cần phải xác định xem bệnh viện đó có chấp nhận thẻ bảo lãnh viện phí không. Về việc sử dụng thẻ nào trước/sau để giảm tối đa viện phí, bác nên tham khảo chính sách cụ thể của công ty bảo hiểm và bệnh viện. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng BHYT trước để được hưởng mức chi trả theo quy định của BHYT, sau đó mới sử dụng thẻ bảo lãnh viện phí để thanh toán phần còn lại nếu có.Bác nên liên hệ với phòng nhân sự hoặc bộ phận bảo hiểm của công ty để được tư vấn cụ thể hơn về cách sử dụng và lợi ích của thẻ bảo lãnh viện phí mà công ty cung cấp nhé.
 
1/ Thẻ bảo lãnh viện phí - aka Thẻ y tế tư nhân (Premium healthcare) là 1 hợp đồng phi nhân thọ, dùng để chi trả các chi phí y tế được chỉnh định bởi bác sỹ. Có thể dùng chung BHYT và thẻ BLVP chung với nhau (nếu cơ sở y tế có hỗ trợ); hoặc chỉ dùng BHYT và xuất hoá đơn phần bệnh nhân chi trả và claim lại thẻ BLVP sau đó (mất trung bình 3-7 ngày sẽ nhận lại tiền theo tỷ lệ 80-100% tiền đã đóng thêm trên hoá đơn đỏ, tuỳ HĐ)
2/ Dùng được
3/ Đa số sẽ dùng BHYT => lấy hoá đơn => claim lại bên bảo hiểm(BLVP)
 
Chào các thím,
Thẻ bhyt toàn dân chắc không còn xa lạ với chúng ta, dạo gần đây cty em mình có chính sách cho mua thẻ bảo lãnh viện phí dùng cho người thân nên có vài câu hỏi mong được các cao nhân chỉ giáo. Tuy là mình có thẻ bảo lãnh cty cấp nhưng ít xài nên gần như ko hiểu gì về nó lắm

  • Thẻ bảo lãnh này khác gì bhyt, có dùng được chung nhau ko?
  • Thẻ bảo lãnh có thể dùng với viện công ko?
  • Nếu có thể dùng chung để giảm tối đa viện phí thì nên sử dụng thẻ nào trước/sau?

Còn câu hỏi gì nghĩ ra mình sẽ update thêm :big_smile:
Thím tìm hiểu về hạn mức và chi trả của thẻ bảo lãnh viện phí nhé. Nếu cty đã mua cho thì ngon choét. Cty mình mua cho 1 nhân viên + 2 người thân, hạn mức ngoại trú 1 năm 12tr (8tr người thân), nội trú thì bét nhòe. Nên là cứ mua đi nếu hạn mức chi trả nó tốt.
 
Chào các thím,
Thẻ bhyt toàn dân chắc không còn xa lạ với chúng ta, dạo gần đây cty em mình có chính sách cho mua thẻ bảo lãnh viện phí dùng cho người thân nên có vài câu hỏi mong được các cao nhân chỉ giáo. Tuy là mình có thẻ bảo lãnh cty cấp nhưng ít xài nên gần như ko hiểu gì về nó lắm

  • Thẻ bảo lãnh này khác gì bhyt, có dùng được chung nhau ko?
  • Thẻ bảo lãnh có thể dùng với viện công ko?
  • Nếu có thể dùng chung để giảm tối đa viện phí thì nên sử dụng thẻ nào trước/sau?

Còn câu hỏi gì nghĩ ra mình sẽ update thêm :big_smile:
Dựa trên kinh nghiệm và kiến thức cá nhân, mình xin phép chia sẻ một số thông tin bác quan tâm như sau:

  • Thẻ bảo lãnh này khác gì bhyt, có dùng được chung nhau ko?
- Bảo hiểm y tế là bảo hiểm của nhà nước, dùng để san sẻ chi phí y tế cho toàn dân nên sẽ bắt buộc đối với các đối tượng đi làm lãnh lương, còn những người làm tự do hoặc không đi làm thì có thể mua nếu có nhu cầu (theo mình nhớ thì phải mua nguyên hộ gia đình theo hộ khẩu). Nếu mua tự nguyện thì phí khá rẻ, đồng giá tầm gần 1 triệu/năm. Tuy nhiên khám bệnh phải theo tuyến và chỉ chi trả các loại thuốc và dịch vụ trong danh mục. Phần ngoài danh mục hoặc dôi ra phải tự thanh toán. Nên thường thì các bệnh thông thường mọi người ít khi sử dụng thẻ BHYT do dịch vụ không ổn áp lắm. Tuy nhiên khi mắc các bệnh chi phí lớn thì thẻ BHYT rất phát huy tác dụng.

- Thẻ BHSK thì do các công ty bảo hiểm phát hành, mang mục đích kinh doanh lợi nhuận nên phí thường cao hơn và phụ thuộc vào độ tuổi người tham gia. Thường thẻ này có thể khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào được nhà nước công nhận (cả bệnh viện quốc tế) nên thường sẽ có trải nghiệm tốt khi sử dụng. Tuy nhiên thường do có mục đích kinh doanh nên quyền lợi cũng sẽ có giới hạn (giới hạn chính và giới hạn phụ). Chính vì thế nếu bị các bệnh nặng, chi phí lớn thì có thể bảo hiểm này sẽ không cover hết chi phí.

- Việc dùng chung hai loại thẻ sẽ giúp tối ưu hóa quyền lợi. Ví dụ thẻ BHYT sẽ chi trả trước các chi phí trong danh mục, phần còn lại thẻ BHSK sẽ cover. Ví dụ mẹ mình đợt rồi mổ cột sống hết 120 triệu thì BHYT trả ~50tr, thẻ BHSK trả 40tr (giới hạn tối đa mỗi lần phẫu thuật mà mẹ mình mua).
  • Thẻ bảo lãnh có thể dùng với viện công ko?
- Hoàn toàn được và các công ty bảo hiểm cũng khuyến khích điều này. Một số công ty bảo hiểm còn có quyền lợi trợ cấp viện công. Nếu khách nằm ở BV công thì khách hàng sẽ được cty BH trợ cấp thêm vài trăm ngàn mỗi ngày (tùy hạng thẻ)
  • Nếu có thể dùng chung để giảm tối đa viện phí thì nên sử dụng thẻ nào trước/sau?
- Tất nhiên là thẻ BHYT trước. Vì thẻ BHYT sẽ có danh mục được chi trả nên thường chỉ trả một phần chi phí. Phần vượt trội còn lại sẽ được BHSK chi trả. Ngoài ra, thường vô bệnh viện là người ta làm thủ tục BHYT trước và trừ trực tiếp vào viện phí luôn rồi.
 
Khác nhiều đấy, điểm khác lớn nhất là mức chi trả
  • bảo lãnh viện phí chi trả 100% theo hoá đơn cuối cùng ( dĩ nhiên mức trần có giới hạn tùy tiền bạn mua )
  • thẻ bhyt chi trả theo khung giá của nhà nước.
Vd bạn khám bệnh ở BV A đóng 200k tiền bsi khám cho bạn. Bão lãnh viện phí sẽ chi trả hết 200k này còn bhyt nó chỉ trả cho bạn 40k thôi vì nn định giá khám bệnh 1 lần 50k, bhyt đúng tuyến trả 80% là 40k, còn lại 160k bạn phải đóng. Điều này tương ứng cho mọi dịch vụ còn lại từ xét nghiệm, nằm viện tới phẩu thuật. Chỉ có thuốc là khác, thuốc có trong danh mục bhyt mới trả, còn thuốc kê ngoài thì tự trả 100%. Còn bảo lãnh viện phí nó trả hết cả phẫu thuật .... nếu số tiền dưới mức trần và theo quy định lúc mua
 
Back
Top