Thiết kế ngã tư kiểu Hà Lan để giảm tai nạn giao thông

MasterchiefsReborn

Senior Member

Thoạt nhìn có vẻ phức tạp, nhưng ngã tư kiểu Hà Lan lại mang đến giải pháp đơn giản mà hiệu quả cho bài toán an toàn giao thông.

1716874450594.png

Giao lộ kiểu mới được đánh giá giúp giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông - Ảnh: The Drive

Di chuyển là nhu cầu thiết yếu của con người. Từ thời xa xưa khi chỉ có thể đi bộ, con người đã không ngừng tìm kiếm và cải tiến phương thức di chuyển.

Ngày nay, chúng ta có vô số lựa chọn từ xe đạp, xe máy đến ô tô, xe buýt... Mỗi phương tiện lại có tốc độ và kích thước khác nhau, đặt ra thách thức không nhỏ cho việc thiết kế hạ tầng giao thông sao cho phù hợp.

Trước bài toán nan giải đó, người Hà Lan đã tiên phong phát triển mô hình ngã tư kiểu mới. Đây được xem là một giải pháp đột phá giúp phân luồng rõ ràng giữa người đi bộ, xe đạp và các phương tiện cơ giới.

Ngã tư kiểu Hà Lan là gì?

1716874471626.png

Mặc dù mục tiêu chính của mô hình này là tách biệt làn đường dành cho xe đạp khỏi các phương tiện cơ giới, nhưng thiết kế này cũng mang đến sự an toàn cho người đi bộ, người sử dụng xe đẩy, xe lăn... - Ảnh: NACTO

Điểm nhấn của mô hình này chính là các "đảo" được bố trí ở góc đường, buộc các phương tiện phải giảm tốc độ khi đi qua khu vực giao lộ.

Thiết kế này không chỉ tạo ra khu vực an toàn cho người đi bộ và xe đạp, mà còn giúp tăng cường khả năng quan sát của người lái xe.

Theo Hiệp hội các quan chức quản lý giao thông vận tải đô thị quốc gia (NACTO), một nghiên cứu tại New York (Mỹ) cho thấy số vụ va chạm giữa ô tô và xe đạp tại các ngã tư kiểu mới thấp hơn đáng kể so với các giao lộ truyền thống.

NACTO cũng chỉ ra rằng thiết kế giao lộ kiểu Hà Lan giúp 98% tài xế nhường đường cho người đi xe đạp và 100% nhường đường cho người đi bộ.

Ban đầu, ngã tư kiểu Hà Lan có thể gây khó hiểu cho người tham gia giao thông bởi thiết kế có phần phức tạp. Tuy nhiên, chính sự phức tạp ấy lại là chìa khóa cho tính linh hoạt của mô hình này. Bởi sự phức tạp ấy thực chất có thể được điều chỉnh để phù hợp với mọi loại hình giao lộ, đặc biệt là các nút giao thông đông đúc.

Khác biệt với phương châm "chia sẻ đường" truyền thống, ngã tư kiểu Hà Lan tách biệt làn đường dành cho xe đạp khỏi làn hỗn hợp, giúp các phương tiện khác nhìn rõ người đi xe đạp hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.

Ngã tư kiểu mới giúp giảm tai nạn rõ rệt


giao-lo-kieu-ha-lan-4-171679534957977034592.gif

1716874512688.png

Nhìn sơ qua, nhiều người có thể nghĩ ngã tư kiểu Hà Lan với các "đảo góc" rất quen thuộc. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn có thể nhận ra các đảo góc truyền thống thực chất chỉ có tác dụng phân làn xe rẽ trái và đi thẳng. Còn với mô hình kiểu Hà Lan, những góc này nhằm phân luồng rõ xe đạp và ô tô, xe máy. Ô tô, xe máy buộc phải đi vòng qua các đảo này chứ không được cua sát vỉa hè - Ảnh: USDOTNHTSA


Bộ Giao thông vận tải Mỹ cũng đã nhấn mạnh những lợi ích của mô hình này trong video minh họa.

Các đảo nằm ở các góc là yếu tố quan trọng trong thiết kế ngã tư kiểu Hà Lan, bởi chúng tạo ra khu vực dừng chờ riêng biệt cho xe đạp.

Tại giao lộ truyền thống, người đi xe đạp thường phải dừng chờ cùng làn với ô tô, dẫn đến nguy cơ va chạm cao. Trong khi đó, tại giao lộ kiểu mới, các đảo này buộc ô tô phải đi vòng qua khu vực an toàn dành cho người đi xe đạp và người đi bộ.

Để đảm bảo các phương tiện cỡ lớn như xe tải vẫn có thể di chuyển dễ dàng, các nhà thiết kế đã bổ sung thêm khu vực cho phép xe tải vượt qua. NACTO cũng khuyến nghị bán kính các đảo nằm ở các góc cần đủ nhỏ để các phương tiện thuận tiện khi vào cua ở tốc độ dưới 16km/h.

Ngã tư kiểu Hà Lan không chỉ phù hợp với các khu vực đô thị lớn, mà còn mang lại hiệu quả cho các khu đô thị, làng sinh viên, điểm du lịch với mật độ người đi bộ đông đúc.

.............................

 
Quan trọng là cái ý thức, cứ phạt nặng vào là nó tự giảm, pháp luật méo có tính răn đe thì trách ai bây giờ.
Ý thức cũng thay đổi theo môi trường bên ngoài. Cùng 1 người đôn lào đó, nhưng đi qua singapore thì cũng cư xử văn minh hơn đi hà nội.
 
Quan trọng là lưu lượng giao thông, ví dụ các ngã tư ko đèn giao thông của bọn Tây rất hữu ích cho đến khi nhét vào thành phố có 10 triệu xe máy 2 triệu ô tô :D
 
Dân VN hấp tấp nhưng... lề mề.
Đèn đỏ còn 2s 3s đã chạy hoặc bóp kèn xin chạy, xong vọt lên thì chạy... rề rề trong khi phía trước trống không.
Mẹ, nó còn chen chen, lách lách tí một để chen lên phía trước rồi vượt đèn đỏ, đến lúc đèn xanh mình đi lên thì lại thấy đang lề rề đi sau lưng mình rồi, khó hiểu vcc
 
Ý thức cũng thay đổi theo môi trường bên ngoài. Cùng 1 người đôn lào đó, nhưng đi qua singapore thì cũng cư xử văn minh hơn đi hà nội.
là do chế tài nó khắc khe và hay được áp dụng hơn nên ngta sợ, ở VN thì CSGT bắt bn cho xuể
 
Hà Lan dân họ đi xe đạp rất nhiều, nên làm cái này để giảm tai nạn cho xe đạp ạ, mang về đôn lào thì để làm gì?
 
Lập trình chuẩn như trong game, cụ thể là City Skylines mà quy hoạch nút giao, lộ lớn lộ nhỏ còn trầy trật, nói gì vài chục triệu dân ngoài đời với đủ loại ý thức.
Các mô hình của phương Tây khoan bàn tới vấn đề ý thức, thì quy mô dân số đã không phù hợp rồi.
Muốn học quy hoạch giao thông, cứ vác giấy bút sang Tàu nó dạy cho.
 
nội cái vạch kẻ đường cấm dừng trong giao lộ, còn chưa thấy ai tuân thủ để tránh kẹt xe nữa là, ở đó đòi tổ chức ngã tư theo kiểu Hà Lan
ouYXbHT.png
View attachment 2516337
ờ, cái vạch này hiệu quả vãi, đang định nhắc. tôi lái bên Sing mà cứ xe nào dừng trong cái vạch vàng là có thư phạt gửi về nhà. mà đèn đỏ bên sing còn không có đếm giây, cứ phải căng mắt ra canh đèn vàng
 
Back
Top