Thu hoạch nhãn chín sớm

bobbychinn

Senior Member
Hơn 2 tháng nữa mới đến thời điểm thu hoạch nhãn chính vụ, nhưng hiện nay, do áp dụng hiệu quả kỹ thuật thâm canh, một số vườn nhãn chín sớm trong tỉnh đã bắt đầu cho thu hoạch với giá bán cao.
Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5 nghìn héc-ta trồng nhãn các loại, trong đó, diện tích nhãn chín sớm chiếm từ 5 đến 7%, được trồng ở các huyện: Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ, Kim Động, thành phố Hưng Yên… Năm nay, sản lượng nhãn chín sớm ước đạt khoảng 5 nghìn tấn.
Ông Đăng Văn Xây, Giám đốc HTX nhãn lồng Hồng Nam thu hoạch nhãn chín sớm
Ông Đăng Văn Xây, Giám đốc HTX nhãn lồng Hồng Nam thu hoạch nhãn chín sớm
Hợp tác xã (HTX) nhãn lồng Hồng Nam, xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) có trên 12 héc-ta trồng nhãn, trong đó có hơn 1 héc-ta trồng nhãn chín sớm. Bằng kinh nghiệm lâu năm, các nhà vườn ở đây đã làm chủ kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả và tạo ra được 3 thời kỳ thu hoạch nhãn là: Trà sớm, trà trung và trà muộn. Trong đó, nhãn chín sớm và nhãn chín muộn cho giá bán cao hơn từ 2 đến 3 lần so với nhãn chính vụ, góp phần nâng cao hiệu quả canh tác. Để sản lượng nhãn chín sớm ổn định, tránh tình trạng “năm ăn quả, năm trả cành”, các chủ vườn áp dụng biện pháp kỹ thuật từ việc theo dõi thời tiết, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến khâu chăm sóc hoa và quả. Ưu điểm của nhãn chín sớm là không bị áp lực cạnh tranh với nhãn của các tỉnh khác, được thị trường ưa chuộng. Ông Đặng Văn Xây, Giám đốc HTX nhãn lồng Hồng Nam có 1,6 mẫu trồng các giống nhãn như: Đường phèn, T6, Hương Chi… Trong đó, tỉ lệ nhãn thực hiện các biện pháp cơ học để kích thích ra hoa, đậu quả sớm chiếm 90% diện tích. Hiện tại, nhãn chín sớm của gia đình ông Xây bán buôn tại vườn trung bình 50 nghìn đồng/kg và cung không đủ cầu. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu về lợi nhuận trên 200 triệu đồng từ trồng nhãn. Những ngày này, HTX đang tích cực thu hoạch diện tích nhãn trà sớm, tập trung chăm sóc nhãn chính vụ chuẩn bị cho thu hoạch vào trung tuần tháng 8. Ông Xây cho biết: Từ đầu tháng 5 đến nay, trà nhãn chín sớm đang cho thu hoạch được khoảng 2 tấn, chủ yếu là nhãn T6, giá nhãn quả bán tại vườn từ 40 – 60 nghìn đồng/kg, được thương lái đánh giá cao về chất lượng. Năm 2023, tổng doanh thu của HTX đạt trên 1,2 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ nhãn trà sớm chiếm khoảng 5%.
 
Năm 2023, tổng doanh thu của HTX đạt trên 1,2 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ nhãn trà sớm chiếm khoảng 5%.
Nghe htx tưởng to mà doanh thu 1.2B thì chắc được 500 gốc là căng.
 
Xưa đến tháng 8 hết mùa đi mót nhãn mới thích.thi thoảng tìm đc chùm bị sót ăn ngon dã man :rolleyes::LOL:

Gửi từ Quốc thoại đến từ 3021 bằng vozFApp
 
Thu cùng mùa vói chôm chôm à :dribble:
2 thứ này kết hợp bao nổi mụn

Gửi từ Samsung SM-F946B bằng vozFApp
 
Đúng rồi, nhãn thì chỉ bị dơi và chim nó ăn thôi. Với bị bệnh rụng qả.
công nhận vụ dơi ăn cay thật, nhà trồng 1 cây để ăn chơi chơi thôi mà nó vặt sạch, cây lại to nên không leo lên trùm được, nên phải cưa bỏ luôn, tốn công trồng 5 6 năm :((((
 
ngoài hà nội có bán cái nhãn gì mà thịt dày, không có nước, nhìn rất là ngon nhưng mà không ngọt tí nào, ngoài đó thích ăn loại nhãn này à
 
công nhận vụ dơi ăn cay thật, nhà trồng 1 cây để ăn chơi chơi thôi mà nó vặt sạch, cây lại to nên không leo lên trùm được, nên phải cưa bỏ luôn, tốn công trồng 5 6 năm :((((
Nhớ hồi bé nhãn vải hiếm lắm, nhà nào có cây nhãn toàn buộc lon bia rung cho chuột, chim nó sợ :doubt:
Mùa mưa bão toàn đi rình mót nhãn rụng của người ta để ăn :cry:
 
Nhớ hồi bé nhãn vải hiếm lắm, nhà nào có cây nhãn toàn buộc lon bia rung cho chuột, chim nó sợ :doubt:
Mùa mưa bão toàn đi rình mót nhãn rụng của người ta để ăn :cry:
hiếm cái gì fen, đầy ra, chẳng qua ko chăm bón thôi, đâm ra càng ngày càng không có quả.
cách đây 30 năm tôi đi học về trèo lên cây vải ăn rồi ngủ trên đó, đi bán ko nhớ bao nhiêu nhưng mẹ tôi bảo rẻ.
 
hiếm cái gì fen, đầy ra, chẳng qua ko chăm bón thôi, đâm ra càng ngày càng không có quả.
cách đây 30 năm tôi đi học về trèo lên cây vải ăn rồi ngủ trên đó, đi bán ko nhớ bao nhiêu nhưng mẹ tôi bảo rẻ.
Chắc vùng của bác ấy ít trồng nên hiếm
 
Back
Top