kiến thức Tôi học tiếng anh nhanh không tưởng, không sách vở và không trung tâm!

Nam nè

Junior Member
Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên Nam, tôi 25 tuổi, tôi làm văn phòng, lương 7 triệu.
Tôi có mục tiêu làm công ty nước ngoài để nâng cao thu nhập, đồng thời tôi cũng tin rằng làm cho công ty nước ngoài cũng có nhiều cái ưu điểm hơn ngoài vấn đề tiền bạc. Mà muốn làm cho công ty nước ngoài, tôi phải biết và thành thạo tiếng anh, ngoài ra còn cần chứng chỉ cuốc tế như là IELTS.

Tôi thì đó giờ lơ tơ mơ tiếng anh, và tôi cũng không học và không sống ở môi trường sử dụng tiếng anh nhiều năm, nên nhưng gì còn sót lại thời cấp 3 xem như đã mai một hết. Vậy nên tôi có thể được xem là người học tiếng anh từ con số 0.

Tôi đã học được 1 năm nay, và tiến bộ thần tốc. Giao tiếp ở mức cơ bản thì ổn, giao tiếp nâng cao hơn mức cơ bản 1 chút cũng ổn. Tôi đọc văn bản tiếng anh cũng mượt mà. Vậy, với người lớn tuổi lại học tiếng anh từ số 0, tôi đã học như thế nào mà chỉ sau 1 năm tiến bộ thần tốc như vậy?

Tôi xin được phép chia sẽ cách học kỳ diệu của tôi.

Phần 1: giai đoạn làm quen với 1 ngôn ngữ mới chúng ta nên làm gì để đi đúng hướng?
https://voz.vn/t/toi-hoc-tieng-anh-...h-vo-va-khong-trung-tam.510594/#post-16430618

Phần 2: nhẫn nại tập nói những câu giao tiếp thông dụng
https://voz.vn/t/toi-hoc-tieng-anh-...h-vo-va-khong-trung-tam.510594/#post-16434869

Phần 3: cách học từ vựng sai lầm xưa nay và cách học từ vựng ưu việt nhất
https://voz.vn/t/toi-hoc-tieng-anh-...h-vo-va-khong-trung-tam.510594/#post-16452582

Phần 4: học ngữ pháp thực ra rất nhàn và dễ, đừng học ngữ pháp theo công thức!
https://voz.vn/t/toi-hoc-tieng-anh-...a-khong-trung-tam.510594/page-2#post-16465175
 
Last edited:
Giai đoạn 1: làm quen với tiếng anh.

Tôi tin, khi chúng ta học và làm bất cứ thứ gì trên đời này, cũng đều cần trải qua giai đoạn mà tôi tự đặt là "giai đoạn làm quen". Giai đoạn này tôi biết thừa nhiều người luôn rất xem thường mà muốn tiến ngay vào giai đoạn tăng tốc.

Giai đoạn làm quen đối với từng người sẽ có những sự khác nhau, khó có thể kết luận phương pháp nào là tối ưu nhất cho tất cả. Tuy vậy, vẫn sẽ có những phương pháp và cách thức tối ưu và hiệu quả hơn mà chỉ những người từng trãi qua mới hiểu và rút ra được. Nếu ngay từ đầu đi đúng hướng, chúng ta sẽ đở tốn rất nhiều thời gian và công sức cũng như tiền bạc đúng không nào!

Vậy, với người học 1 ngôn ngữ mới từ con số 0, thì giai đoạn làm quen nên như thế nào?

Tôi cho rằng, phát âm chuẩn là thứ quan trọng nhất, là khởi nguồn cho việc học ngôn ngữ. Phát âm không chuẩn ban đầu có thể đi nhanh, nhưng không thể đi xa, vì thế tối quan trọng là phát âm cái đã.

Tôi học bảng IPA đầu tiên và tôi không chỉ nguyên cứu IPA trong 1 2 tuần là thôi, tôi học rất kỹ IPA và tôi chỉ cần nhìn IPA là biết cách đọc chuẩn từng từ. Vì vậy, tôi nhiệt liệt đề nghị mọi người học IPA cho kỹ. Thậm chí, người đã ở trình độ cao rồi vẫn nên thỉnh thoảng học lại IPA.

Tất nhiên, giai đoạn làm quen không chỉ IPA, mà trong lúc học IPA tôi cũng kèm nghe tiếng anh.

May mắn thay, tôi cũng tìm hiểu và biết, luyện nghe rất quan trọng, và tôi cũng trãi qua quá trình tắm ngôn ngữ. Tôi nghe bất kể ngày đêm và tôi nghe nhiều, nên từ nào tôi học là tôi cũng nghe phát âm từ đó nhiều, kết quả ngọt ngào là khi tôi nghe 1 đoạn dài, từ nào tôi biết là tai tôi nhận ra luôn. Tôi rất sung sướng và hài lòng với thành quả ban đầu này.
 
Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên Nam, tôi 25 tuổi, tôi làm văn phòng, lương 7 triệu.
Tôi có mục tiêu làm công ty nước ngoài để nâng cao thu nhập, đồng thời tôi cũng tin rằng làm cho công ty nước ngoài cũng có nhiều cái ưu điểm hơn ngoài vấn đề tiền bạc. Mà muốn làm cho công ty nước ngoài, tôi phải biết và thành thạo tiếng anh, ngoài ra còn cần chứng chỉ cuốc tế như là IELTS.

Tôi thì đó giờ lơ tơ mơ tiếng anh, và tôi cũng không học và không sống ở môi trường sử dụng tiếng anh nhiều năm, nên nhưng gì còn sót lại thời cấp 3 xem như đã mai một hết. Vậy nên tôi có thể được xem là người học tiếng anh từ con số 0.

Tôi đã học được 1 năm nay, và tiến bộ thần tốc. Giao tiếp ở mức cơ bản thì ổn, giao tiếp nâng cao hơn mức cơ bản 1 chút cũng ổn. Tôi đọc văn bản tiếng anh cũng mượt mà. Vậy, với người lớn tuổi lại học tiếng anh từ số 0, tôi đã học như thế nào mà chỉ sau 1 năm tiến bộ thần tốc như vậy?

Tôi xin được phép chia sẽ cách học kỳ diệu của tôi.

Phần 1: giai đoạn làm quen với 1 ngôn ngữ mới chúng ta nên làm gì để đi đúng hướng?
https://voz.vn/t/toi-hoc-tieng-anh-...h-vo-va-khong-trung-tam.510594/#post-16430618
Rất cám ơn chia sẻ hữu ích
 
Phần 2: giai đoạn vượt khó.

Sau giai đoạn làm quen, nghĩa là đã nhập môn.
Đã biết cách đọc 1 từ khi tra từ điển (khi nhìn vào ipa trong từ điển và nghe phát âm từ đó - tôi xài từ điển điện tử online), đã tắm ngôn ngữ, quen với "mùi vị" của 1 thứ ngôn ngữ mới hoàn toàn, thì tôi chọn bước tiếp theo trên con đường học thứ tiếng mà nhiều người Việt Nam cho là khó nhai này: tập nói cho thạo những câu cơ bản hằng ngày!

Tôi để ý, 1 bộ phận không nhỏ những người học ngoại ngữ (anh, hàn nhật, trung...) Sau nhiều năm, mổi khi cần nói lại cứ ú a ú ớ suy nghỉ, nhìn rất gà mờ, ko hê tương xứng với thời gian học lâu như vậy, nên tôi rút ra kết luận, phải tập nói những câu cơ bản cái đã.

Tôi chọn những clip như "100 câu tiếng anh thường dùng nhất" "200 câu tiếng anh hằng ngày..." Trên youtube để học theo. Tôi đọc mãi những câu đó đến quen mồm.

Tôi biết, khi tôi viết tới đây thì nhiều bạn đọc sẽ thấy.... "dể quá". Nhưng không hề dễ đâu nhé, nhìn thì dể, những hầu hết tất cả đều kiên trì đọc những câu giao tiếp hằng ngày được vài ba hôm là bỏ, cố lắm thì 1 2 tuần, nói chi kiên trì đọc trong 2 3 tháng.

Thành quả: sau giai đoạn làm quen ở phần 1 thu được quả ngọt phát âm chuẩn, biết dùng IPA và đã tắm âm thanh, thì qua giai đoạn phần 2 này, tôi đã thu thêm 1 thành quả mới đó là đụng chuyện là nói được ngay những câu giao tiếp thông dụng 1 cách mượt mà.

Phần 3 to be không tình yêu!.
 
Tặng thím một câu: Kiên trì từ những điều nhỏ nhặt
K5EGWCL.gif

Nói thật nghe mấy clip đó em cũng thấy nản bà cố luôn
QYVJsFF.gif
 
Phần 2: giai đoạn vượt khó.

Sau giai đoạn làm quen, nghĩa là đã nhập môn.
Đã biết cách đọc 1 từ khi tra từ điển (khi nhìn vào ipa trong từ điển và nghe phát âm từ đó - tôi xài từ điển điện tử online), đã tắm ngôn ngữ, quen với "mùi vị" của 1 thứ ngôn ngữ mới hoàn toàn, thì tôi chọn bước tiếp theo trên con đường học thứ tiếng mà nhiều người Việt Nam cho là khó nhai này: tập nói cho thạo những câu cơ bản hằng ngày!

Tôi để ý, 1 bộ phận không nhỏ những người học ngoại ngữ (anh, hàn nhật, trung...) Sau nhiều năm, mổi khi cần nói lại cứ ú a ú ớ suy nghỉ, nhìn rất gà mờ, ko hê tương xứng với thời gian học lâu như vậy, nên tôi rút ra kết luận, phải tập nói những câu cơ bản cái đã.

Tôi chọn những clip như "100 câu tiếng anh thường dùng nhất" "200 câu tiếng anh hằng ngày..." Trên youtube để học theo. Tôi đọc mãi những câu đó đến quen mồm.

Tôi biết, khi tôi viết tới đây thì nhiều bạn đọc sẽ thấy.... "dể quá". Nhưng không hề dễ đâu nhé, nhìn thì dể, những hầu hết tất cả đều kiên trì đọc những câu giao tiếp hằng ngày được vài ba hôm là bỏ, cố lắm thì 1 2 tuần, nói chi kiên trì đọc trong 2 3 tháng.

Thành quả: sau giai đoạn làm quen ở phần 1 thu được quả ngọt phát âm chuẩn, biết dùng IPA và đã tắm âm thanh, thì qua giai đoạn phần 2 này, tôi đã thu thêm 1 thành quả mới đó là đụng chuyện là nói được ngay những câu giao tiếp thông dụng 1 cách mượt mà.

Phần 3 to be không tình yêu!.
tiếp đi mai fen ơi
 
Phần 3: giai đoạn input để quen mặt chữ. Đồng nghĩa với học từ vựng.

Học ngôn ngữ, cuối cùng cũng đến công đoạn học từ vựng.

Rất hài hước, phi lý và buồn cười rằng tôi thấy nhiều người có cách học từ vựng bằng cách....viết list từ vựng ra rồi đọc nghĩa @@ rất là buồn cười và có nhiều phần tôi cho là ấu trĩ.

Ngoài ra còn rất nhiều người còn hay khoe hay đặt mục tiêu ngày học 10 từ vựng, 20 từ... Thực sự cái trò này rất là ấu trĩ và lẽ ra không nên tồn tại.

Học một từ vựng, phải luôn học trong câu, trong đoạn văn thì may ra nhớ và hiểu cách vận dụng của nó, còn gọi là "học trong ngữ cảnh". Chính xác, tôi thấy đây là con đường tốt nhất và nên là duy nhất để học từ vựng, chứ không phải ngồi ghi ghi chép chép 1 list từ như 1 cái máy. Rồi bạn chẳng thể nào nhớ được, nếu may mắn nhớ được 1 phần thì bạn cũng như đếk bao giờ vận dụng được những từ đó, nói thế cho vuông!

Hằng ngày, tôi mở báo VIẾT BỞI NGƯỜI NƯớC NGOÀI đọc. Tôi phải nhấn mạnh là viết bởi người nước ngoài, vì dù viết bởi người việt 9,0 ielts thì cũng không hoàn toàn như người nước ngoài bản địa đâu.

Tôi đọc mà không quá chú tâm hiểu hết những gì mình đọc. Tại sao, bởi vì tôi đang làm quá trình input dữ liệu. Tôi phải input vào 1 dữ liệu đủ lớn và thông qua quá trình input đó, từ vựng nào hay gặp thì tôi sẽ có ấn tượng với nó, và tôi sẽ tra từ điển nó. Kết quả tôi học từ vựng như vậy nhớ rất dai, và còn hiểu được nó được dùng như thế nào trong câu và trong ngữ cảnh như thế nào.

Tóm váy phần 3: đọc nhiều để quen mặt chữ, input đủ lớn dữ liệu và học từ vựng trong ngữ cảnh. Đừng học từ vựng theo list vì rất vô ích!
 
Phần 3: giai đoạn input để quen mặt chữ. Đồng nghĩa với học từ vựng.

Học ngôn ngữ, cuối cùng cũng đến công đoạn học từ vựng.

Rất hài hước, phi lý và buồn cười rằng tôi thấy nhiều người có cách học từ vựng bằng cách....viết list từ vựng ra rồi đọc nghĩa @@ rất là buồn cười và có nhiều phần tôi cho là ấu trĩ.

Ngoài ra còn rất nhiều người còn hay khoe hay đặt mục tiêu ngày học 10 từ vựng, 20 từ... Thực sự cái trò này rất là ấu trĩ và lẽ ra không nên tồn tại.

Học một từ vựng, phải luôn học trong câu, trong đoạn văn thì may ra nhớ và hiểu cách vận dụng của nó, còn gọi là "học trong ngữ cảnh". Chính xác, tôi thấy đây là con đường tốt nhất và nên là duy nhất để học từ vựng, chứ không phải ngồi ghi ghi chép chép 1 list từ như 1 cái máy. Rồi bạn chẳng thể nào nhớ được, nếu may mắn nhớ được 1 phần thì bạn cũng như đếk bao giờ vận dụng được những từ đó, nói thế cho vuông!

Hằng ngày, tôi mở báo VIẾT BỞI NGƯỜI NƯớC NGOÀI đọc. Tôi phải nhấn mạnh là viết bởi người nước ngoài, vì dù viết bởi người việt 9,0 ielts thì cũng không hoàn toàn như người nước ngoài bản địa đâu.

Tôi đọc mà không quá chú tâm hiểu hết những gì mình đọc. Tại sao, bởi vì tôi đang làm quá trình input dữ liệu. Tôi phải input vào 1 dữ liệu đủ lớn và thông qua quá trình input đó, từ vựng nào hay gặp thì tôi sẽ có ấn tượng với nó, và tôi sẽ tra từ điển nó. Kết quả tôi học từ vựng như vậy nhớ rất dai, và còn hiểu được nó được dùng như thế nào trong câu và trong ngữ cảnh như thế nào.

Tóm váy phần 3: đọc nhiều để quen mặt chữ, input đủ lớn dữ liệu và học từ vựng trong ngữ cảnh. Đừng học từ vựng theo list vì rất vô ích!
Có vấn đề là em đọc mấy em cũng chỉ hiểu chứ ko chắc chắn về cách dùng và ngữ cảnh
skMtiiB.gif
 
Back
Top