Tokuryu - băng đảng mới nổi ở Nhật Bản

Bing AI

Senior Member

Tokuryu, một băng đảng tội phạm mới nổi, đang dần thay thế các tổ chức yakuza ở Nhật Bản và trở thành một vấn đề xã hội ở nước này.



O7Z4FQ1X.jpg
Wakayama, 20 tuổi, là nghi phạm trong vụ xác chết được tìm thấy dưới lòng sông ở tỉnh Tochigi. Ảnh: JIJI.
Giữa tháng 4, người dân ở tỉnh Tochigi (Nhật Bản) phát hiện hai thi thể cháy đen dưới lòng sông. Sau khi điều tra, cảnh sát cho biết hai thi thể là vợ chồng và là nạn nhân của một vụ giết người có chủ đích.
Nghi phạm lớn nhất của vụ án là con rể lớn của hai vợ chồng cùng với 5 người khác. Theo Japan Times, vụ án này có thể liên quan đến một nhóm tội phạm mới nổi gọi là tokuryu - loại băng nhóm được cho là sắp thay thế các gia tộc yakuza đang suy tàn ở Nhật Bản.

Tokuryu là ai?​

Tokuryu là một từ ghép, có nghĩa là “ẩn danh” (tokumei) và “linh hoạt” (ryudo). Thuật ngữ này được các cơ quan điều tra sử dụng để chỉ các băng nhóm tội phạm đặc biệt, Ở đó, các thành viên thường không biết mặt nhau, kể cả người chỉ đạo lẫn người được chỉ đạo.
Tokuryu khác với yakuza ở hệ thống phân cấp. Nếu yakuza hoạt động theo mô hình gia tộc với hệ thống cấp bậc chặt chẽ thì tokuryu lỏng lẻo và ít phân cấp hơn. Dù vậy, loại tội phạm này cũng không ngần ngại thực hiện các vụ cướp, lừa đảo hay giết người.

Ryoken Hirayama, 25 tuổi, là một nghi phạm khác trong vụ án hai thi thể cháy đen ở tỉnh Tochigi. Ảnh: JIJI.
truyen nhan cua yakuza anh 1

truyen nhan cua yakuza anh 1
Ryoken Hirayama, 25 tuổi, là một nghi phạm khác trong vụ án hai thi thể cháy đen ở tỉnh Tochigi. Ảnh: JIJI.
Japan Times nhận xét việc tham gia vào một tổ chức tokuryu giống như trở thành “xã hội đen part-time”. Cách hoạt động của loại tội phạm này đang “xóa mờ ranh giới giữa thế giới ngầm và những người dân bình thường”.
Hầu hết thành viên của tokuryu đều được tuyển dụng trực tuyến và được cho biết là sẽ phải làm “những công việc mờ ám”. Sau khi đã tuyển được người, những thành viên cấp cao của tokuryu sẽ quay lại đe dọa những người mới và cả gia đình của họ để đảm bảo nhân viên “tuân theo mệnh lệnh từ cấp trên”. Một số cựu thành viên tokuryu cho biết họ được tuyển dụng qua Instagram.
Tháng 5/2023, ba người đàn ông đeo mặt nạ xông vào một cửa hàng đồng hồ sang trọng ở quận Ginza của Tokyo. Sau khi lấy đi 74 chiếc đồng hồ trị giá khoảng 300 triệu yen (gần 2 triệu USD), cả ba được đồng phạm lái ô tô đến đón và nhanh chóng tẩu thoát. Một số nhân chứng, khi kể lại vụ việc, nói họ tưởng như mình đang xem một bộ phim hành động kịch tính.

Nhóm thanh niên đã cướp 74 chiếc đồng hồ vào tháng 5/2023. Ảnh: Kyodo News.
truyen nhan cua yakuza anh 2

truyen nhan cua yakuza anh 2
Nhóm thanh niên đã cướp 74 chiếc đồng hồ vào tháng 5/2023. Ảnh: Kyodo News.
Những kẻ cướp là một nhóm thanh thiếu niên từ 16 đến 19 tuổi. Tất cả đều được tuyển dụng trực tuyến và là thành viên của một tổ chức tokuryu ở Tokyo. Bốn thủ phạm chưa từng phạm tội và cùng bị bắt trong vòng một giờ sau khi thực hiện vụ cướp.
Một trong các bị cáo, đang thất nghiệp và vừa bước sang tuổi 18, bị kết án 4 năm 6 tháng tù kể từ tháng 9/2023. Hai thành viên khác, 19 tuổi, nhận mức án tương tự vào tháng sau. Trong khi đó, người trẻ nhất trong băng cướp, 16 tuổi, được đưa đến trại giáo dưỡng để đào tạo lại.
“Đằng sau những thanh niên này không phải là một băng yakuza mà là một đường dây lừa đảo có tổ chức. Chúng là những tên xã hội đen hoạt động ở Kanto và các vùng quanh Tokyo”, một quan chức cảnh sát ở Tokyo nói với Gendai Media.

Gây án ở cả nước ngoài​

Theo Cơ quan Cảnh sát Nhật Bản (NPA), từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2023, có hơn 10.000 người được phân loại là tokuryu bị bắt.
“Số lượng những vụ cướp thường diễn ra vào ban ngày và ở những con phố mua sắm sầm uất đang cao chưa từng có. Cảnh sát cả nước đang phải hợp tác với nhau để đẩy nhanh quá trình điều tra”, Yasuhiro Tsuyuki, giám đốc NPA, cho biết ngay sau vụ trộm đồng hồ năm 2023.
Thực tế, những vụ án liên quan đến bạo lực rất hiếm xảy ra ở Nhật Bản. Tuy nhiên, đã có hàng chục vụ trộm xảy ra trên khắp đất nước từ năm 2021-2023. Trong đó, vụ án mạng của một bà cụ 90 tuổi đã gây chấn động cả nước.

Cảnh sát điều tra hiện trường vụ cướp đồng hồ ở quận Ginza (Tokyo). Ảnh: Kyodo News.
truyen nhan cua yakuza anh 3

truyen nhan cua yakuza anh 3
Cảnh sát điều tra hiện trường vụ cướp đồng hồ ở quận Ginza (Tokyo). Ảnh: Kyodo News.
Một nhóm tokuryu Nhật Bản có trụ sở ở Philippines được cho là hung thủ đứng sau những vụ án vừa nêu. Kẻ đầu sỏ của tổ chức - “Luffy”(biệt danh được đặt theo tên của một nhân vật truyện tranh nổi tiếng) - đã sử dụng các ứng dụng nhắn tin để điều hành các hoạt động phi pháp như lừa đảo qua điện thoại và tống tiền doanh nghiệp.
Hơn 30 thành viên của tổ chức này đã bị dẫn độ sang Nhật Bản trong khi một số ít vẫn còn bị giam ở Philippines. Trong đó có một số người từng là thành viên của các băng đảng yakuza. Số còn lại là tội phạm tokuryu có liên kết với các băng đảng xã hội đen truyền thống.
Người ta cũng phát hiện nhiều nhóm tokuryu có hoạt động ở Campuchia, Thái Lan - những khu vực mà yakuza từng hoạt động mạnh mẽ.

Yakuza đâu rồi?​

Sau khi liên tục bị chính quyền trấn áp, lượng thành viên của các tập đoàn yakuza lớn đã sụt giảm nghiêm trọng. Theo thống kê, các tập đoàn yakuza giờ chỉ còn khoảng 20.400 người, thấp hơn gần 9 lần so với con số 180.000 người vào thập niên 60.
Các luật lệ nghiêm ngặt nhắm vào những doanh nghiệp có liên kết với yakuza, cũng khiến đời sống của những thành viên “thế giới ngầm” trở nên khó khăn hơn. Những người tham gia vào các băng đảng yakuza còn bị cấm mở tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, mua bảo hiểm và ký hợp đồng điện thoại duy động.
“Tốc độ già hóa dân số nhanh chóng của Nhật Bản là một yếu tố, tất nhiên rồi. Tuy nhiên, việc trở thành yakuza đã không còn mấy hấp dẫn đối với các thanh niên Nhật Bản”, Yomohiko Suzuki, một tác giả và chuyên gia về yakuza, chia sẻ với The Guardian. “Họ không muốn hy sinh cuộc sống đời thường để trở thành xã hội đen, nhất là khi điều này không mang lại nhiều lợi ích”.

Tốc độ già hóa dân số nhanh chóng của Nhật là một trong những nguyên nhân khiến số lượng yakuza giảm mạnh. Ảnh: Bloomberg.
truyen nhan cua yakuza anh 4

truyen nhan cua yakuza anh 4
Tốc độ già hóa dân số nhanh chóng của Nhật là một trong những nguyên nhân khiến số lượng yakuza giảm mạnh. Ảnh: Bloomberg.
Hiện tại, Nhật Bản cũng đang triển khai nhiều chính sách để đối phó với tokuryu. Tại quận Fukuoka, nơi từng được xem là “thành trì yakuza” của Nhật Bản, cảnh sát khu vực đã thành lập một đội điều tra đặc biệt gồm 100 thành viên chuyên giải quyết các vụ án liên quan đến tokuryu.
Tháng 4 vừa qua, NPA đã thành lập một đơn vị bao gồm 500 điều tra viên để đối phó với loại tội phạm như tokuryu ở bảy tỉnh Tokyo, Saitama, Chiba, Kanagawa, Aichi, Osaka và Fukuoka.
“Thách thức lớn nhất khi trấn áp tokuryu là vấn đề tội phạm liên tỉnh. Bởi lẽ, việc hoạt động trực tuyến giúp chúng phạm tội đồng thời ở nhiều tỉnh khác nhau. Điều này đòi hỏi cảnh sát các tỉnh phải phối hợp thật chặt chẽ”, giám đốc Tsuyuki cho biết.
Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.
 
“Tốc độ già hóa dân số nhanh chóng của Nhật Bản là một yếu tố, tất nhiên rồi. Tuy nhiên, việc trở thành yakuza đã không còn mấy hấp dẫn đối với các thanh niên Nhật Bản”, Yomohiko Suzuki, một tác giả và chuyên gia về yakuza, chia sẻ với The Guardian. “Họ không muốn hy sinh cuộc sống đời thường để trở thành xã hội đen, nhất là khi điều này không mang lại nhiều lợi ích”.
Đm đọc báo thì bọn Tokuryu thấy còn không có tiền đồ hơn mà bọn nó lại không chọn Yakuza mà lại chọn Tokuryu?
guJo9yt.png
 
Đm đọc báo thì bọn Tokuryu thấy còn không có tiền đồ hơn mà bọn nó lại không chọn Yakuza mà lại chọn Tokuryu?
guJo9yt.png
Bởi vì yakuza thì cứ phô ra -> bị chính quyền cấm đoán -> thiệt thòi, còn tụi này hoạt động ẩn danh nên sống như công dân bt, nó khác hẳn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
cứ tưởng tượng Yakuza là class ronin lúc nào cũng bị chính quyền kèm, còn Tokuryu như class ninja chiến đấu như nhau nhưng ít bị chính quyền dí
Đm đọc báo thì bọn Tokuryu thấy còn không có tiền đồ hơn mà bọn nó lại không chọn Yakuza mà lại chọn Tokuryu?
guJo9yt.png
 
Bởi vì yakuza thì cứ phô ra -> bị chính quyền cấm đoán -> thiệt thòi, còn tụi này hoạt động ẩn danh nên sống như công dân bt, nó khác hẳn.

via theNEXTvoz for iPhone
Trong bài viết thì nó kiểu lưu manh thôi, nhưng lại bị thằng cấp trên đe dọa bắt làm việc mà éo có lợi ích gì. Yakuza vào thì thành xã hội đen hẳn nhưng còn thấy có nhiều lợi ích
 
Trong bài viết thì nó kiểu lưu manh thôi, nhưng lại bị thằng cấp trên đe dọa bắt làm việc mà éo có lợi ích gì. Yakuza vào thì thành xã hội đen hẳn nhưng còn thấy có nhiều lợi ích
Lợi ích nhóm thì ko rõ nhưng ra xã hội mà bị cấm đoán như này thì cũng ốm xác
Những người tham gia vào các băng đảng yakuza còn bị cấm mở tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, mua bảo hiểm và ký hợp đồng điện thoại duy động

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đm đọc báo thì bọn Tokuryu thấy còn không có tiền đồ hơn mà bọn nó lại không chọn Yakuza mà lại chọn Tokuryu?
guJo9yt.png
Trong bài cung cấp đủ thông tin rồi, phân tích 1 chút là ra mà:

- Yakuza đông thành viên, phân cấp chặt chẽ nên xin vào là có cả nghìn thằng ngồi xổm trên đầu và ko biết đi tù bao nhiêu niên mới leo lên được tầm trung. Cấp cao thì nohope vì theo hình thức gia tộc
Tok lỏng lẻo hơn, ít cấp bậc và đa số ngang hàng nhau nên giới trẻ thích
- Yakuza có hiệp nghị dưới gầm bàn với cảnh sát, nghe lời đại ca đi gây án nhưng cách sát cần thành tích/vụ án khiến xã hội phẫn nộ thì đại ca nộp ngay thằng đệ. Thậm chí ko làm cũng phải lãnh án hộ đại ca, mà khi là thằng đệ dưới đáy băng đẳng thì khả năng đi càng cao
Tok thì thằng nào làm thằng ấy chịu, lại ẩn danh nên khỏi tố nhau
- Yakuza nhiều luật lệ ràng buộc, phạm lỗi/nhiệm vụ thất bại là mất 1 đốt
Tok thì chả thằng nào xử được mình
- Yakuza xin vào là bán mạng cho tổ chức, muốn xin ra còn phải đủ công tích cho bang phái/tàn phế/quá già/chấp nhận chịu cắt chỗ nào đó để trả giá. Thậm chí biết quá nhiều còn ko thể ra nổi, có ý định thôi bọn nó đã thanh toán rồi
Tok ẩn danh, thích thì làm mà rén/ăn được vụ lớn đổi đời thì nghỉ
- Yakuza kiếm được bao nhiêu các đại ca húp hết, chỉ được trả lương như làm công
Tok là kiểu freelancer, có vụ to thì tìm partner cùng làm rồi chia chác
- Yakuza phải xăm mình để thể hiện bản thân nhúng chàm ko còn đường quay lại, bị xã hội kì thị như con choá ghẻ
Tok nếu ko đen đủi bị bắt thì vẫn là "công dân gương mẫu"
...
Tất nhiên bất cứ tổ chức nào khi dây đủ to thì sẽ phân cấp chặt chẽ + ăn chặn, bóc lột ko khác gì (Yakuza thậm chí tệ hơn)
 
Last edited:
giờ giớ trẻ chọn làm wibu otardku, bọn genz ngông thì đứa nào chịu chầu chực bọn già yakuza để nhận phần thưởng ít ỏi. Đơn giản là bây giờ làm công ty thường, genz bọn nó đã bậc mẹ cả sếp rồi, chẳng vâng dạ như thời 7x 8x đói khổ nữa đâu. Sếp to yakuza mà lỡ xúc phạm idol alime, chắc bọn nó tới xiêng hoặc đốt cmn nhà luôn ấy.
 
Back
Top