tìm việc Tự động hóa

bettercallme

Junior Member
-E năm nay 2k6 hiện tại đang trên con đường tìm hiểu về chuyên ngành tự động hóa công nghiệp. E muốn xin một vài lời khuyên về:
+Trường đại học đào tạo tự động hóa nào ổn và chất lượng ở khu vực Sài Gòn?
+Khi học cần chú ý những điểm gì, phần nào, và nên học thêm những gì trong 4 năm đại học?
+Ra trường rồi thì sẽ làm công việc gì, làm ở đâu, và định hướng tương lai của ngành này có thể phát triển nhiều không?
+Những điều tiếc nuối nhất khi của ace ngành tự động hóa khi ra làm mà ước gì có thể biết sớm hơn từ trước?
 
Ổn nhất thì vào trường top mà học chứ cậu. Khá là hiển nhiên mà.
Trong nam, mặc dù tôi thấy lên tivi robocon có Lạc Hồng, Văn Lang gì đó hay vô địch Robocon nhưng tôi ko nghĩ là mấy trường này hơn được BK HCM về chất lượng đào tạo.

Học ra thì cậu thích làm nhúng, làm về nguồn - điện tử công suất ý, làm về PLC, vận hành trong nhà máy điện, hoặc làm khu công nghiệp, hoặc làm sale thiết bị...,
Theo a thấy thì ra làm về bên nào là oke nhất ạ, với lại e chọn trường UTH(Đại học GTVT) ở trong Sài Gòn để học có ổn không ạ
 
Thích ngồi một chỗ thì làm nhúng, làm nguồn. Thích chạy nhẩy thì làm sale, thích làm gà công nghiệp (sáng vào chuồng sản xuất, tối ra) thì làm khu công nghiệp sản xuất... mà làm nhiều thứ lắm. Cậu cứ học đi, rồi thích món nào trong quá trình học thì làm cái ý.

Tôi không biết ai từ GTVT nên ko rõ. Nếu được lựa chọn thì vào BK học đi.
:ah: :ah:
hiện tại là e hong vô được BK rồi a, nên đang tìm trường cho ngành này, mà cái TDH này có nặng bên tin học không a
 
Không, có lập trình (nếu cậu thích nhúng, vi xử lý. PLC) mà lập trình ko loằng ngoằng đồ sộ như bên IT. Cậu ko thích lập trình thì theo cái khác. Ko phải 100% phải lập trình.
đi bên nhúng, rồi plc thì mình cần chú ý gì vậy anh
 
-E năm nay 2k6 hiện tại đang trên con đường tìm hiểu về chuyên ngành tự động hóa công nghiệp. E muốn xin một vài lời khuyên về:
+Trường đại học đào tạo tự động hóa nào ổn và chất lượng ở khu vực Sài Gòn?
+Khi học cần chú ý những điểm gì, phần nào, và nên học thêm những gì trong 4 năm đại học?
+Ra trường rồi thì sẽ làm công việc gì, làm ở đâu, và định hướng tương lai của ngành này có thể phát triển nhiều không?
+Những điều tiếc nuối nhất khi của ace ngành tự động hóa khi ra làm mà ước gì có thể biết sớm hơn từ trước?
Có nhiều con đường nghề nghiệp, nếu muốn theo chuyên môn thì cần định hướng làm những thứ nhiều chất xám, và làm cho bọn tư bản thì mới nhiều tiền.

Mà như thế, thì định hướng xin học bổng du học sau đại học rồi làm ở nước ngoài. Bọn tư bản già nó thích nhân lực STEM chất lượng cao.

Học bổng du học ngành kĩ thuật sau đại học có rất nhiều cơ hội chứ ko hiếm hoi như học bổng đại học.

Để đạt được điều đó, cần phấn đấu về mặt thành tích học tập tốt, tối thiểu.
  • tiếng Anh IELTS 6.5 (phấn đấu hết năm 1 xong cái này)
  • có báo khoa học Q3-Q2 => Từ giữa năm 2 bắt đầu tiếp cận nghiên cứu khoa học.
  • GPA 3.3

Tiếc nuối nhất của tôi là thời đó bỏ qua cơ hội du học Đài Loan. Cố với du học EU nhưng trình hơi còi. Trong khi mấy đứa cùng khoá nó chỉ tốt nghiệp loại khá nên nó chấp nhận đi du học Đài Loan, sau đó nó học tiếp PhD ở châu Âu, giờ định cư luôn bên ấy.
 
Có nhiều con đường nghề nghiệp, nếu muốn theo chuyên môn thì cần định hướng làm những thứ nhiều chất xám, và làm cho bọn tư bản thì mới nhiều tiền.

Mà như thế, thì định hướng xin học bổng du học sau đại học rồi làm ở nước ngoài. Bọn tư bản già nó thích nhân lực STEM chất lượng cao.

Học bổng du học ngành kĩ thuật sau đại học có rất nhiều cơ hội chứ ko hiếm hoi như học bổng đại học.

Để đạt được điều đó, cần phấn đấu về mặt thành tích học tập tốt, tối thiểu.
  • tiếng Anh IELTS 6.5 (phấn đấu hết năm 1 xong cái này)
  • có báo khoa học Q3-Q2 => Từ giữa năm 2 bắt đầu tiếp cận nghiên cứu khoa học.
  • GPA 3.3

Tiếc nuối nhất của tôi là thời đó bỏ qua cơ hội du học Đài Loan. Cố với du học EU nhưng trình hơi còi. Trong khi mấy đứa cùng khoá nó chỉ tốt nghiệp loại khá nên nó chấp nhận đi du học Đài Loan, sau đó nó học tiếp PhD ở châu Âu, giờ định cư luôn bên ấy.
Anh học bên tự động hóa hả anh, e cũng lo ngại việc đi nước ngoài nhma nếu có cơ hội thì chắc e sẽ đi
 
Anh học bên tự động hóa hả anh, e cũng lo ngại việc đi nước ngoài nhma nếu có cơ hội thì chắc e sẽ đi
học đại học khác xa học phổ thông ở chỗ là tự chiến em ạ. Cơ hội là do mình tạo ra.

Kiên thức môn học trên lớp thầy cô chỉ dạy 50-80% thôi, thậm chí nhiều thứ cơ bản quá thì ko dạy luôn mà phải tự học.
Làm bài tập lớn, đồ án, nghiên cứu khoa học thì thầy cô chỉ định hướng thôi, khoảng 30%, còn lại 70% tự học tự làm.

Nên là những thứ như du học, thì mình phải chủ động tìm hiểu và sẵn sàng, ko phải kiểu đến cuối kì nó dâng cho tận miệng đâu
 
học đại học khác xa học phổ thông ở chỗ là tự chiến em ạ. Cơ hội là do mình tạo ra.

Kiên thức môn học trên lớp thầy cô chỉ dạy 50-80% thôi, thậm chí nhiều thứ cơ bản quá thì ko dạy luôn mà phải tự học.
Làm bài tập lớn, đồ án, nghiên cứu khoa học thì thầy cô chỉ định hướng thôi, khoảng 30%, còn lại 70% tự học tự làm.

Nên là những thứ như du học, thì mình phải chủ động tìm hiểu và sẵn sàng, ko phải kiểu đến cuối kì nó dâng cho tận miệng đâu
e có nghe là lên đại học đa phần phải tự học, nhma giờ e kiểu hơi lớ ngớ ở chỗ chọn trường nào chất lượng ngoại trừ BK HCM với HCMUTE
 
-E năm nay 2k6 hiện tại đang trên con đường tìm hiểu về chuyên ngành tự động hóa công nghiệp. E muốn xin một vài lời khuyên về:
+Trường đại học đào tạo tự động hóa nào ổn và chất lượng ở khu vực Sài Gòn?
+Khi học cần chú ý những điểm gì, phần nào, và nên học thêm những gì trong 4 năm đại học?
+Ra trường rồi thì sẽ làm công việc gì, làm ở đâu, và định hướng tương lai của ngành này có thể phát triển nhiều không?
+Những điều tiếc nuối nhất khi của ace ngành tự động hóa khi ra làm mà ước gì có thể biết sớm hơn từ trước?
+Trường đại học đào tạo tự động hóa nào ổn và chất lượng ở khu vực Sài Gòn?
Bách Khoa , SPKT, ĐH GTVT, ĐH Công nghiệp,...
+Khi học cần chú ý những điểm gì, phần nào, và nên học thêm những gì trong 4 năm đại học?
2 năm đầu học y chang nhau.
Năm 3, 4, 5 đi theo 2 hướng:
  • Hướng Nhúng, Vi điều khiển: Học ngôn ngữ lập trình C, thiết kế board mạch điện tử
  • Hương công nghiệp: PLC, HMI, SCADA, AutoCAD Cao hơn thì lập trình C# điều khiển
+Ra trường rồi thì sẽ làm công việc gì, làm ở đâu, và định hướng tương lai của ngành này có thể phát triển nhiều không?
  • Hướng Nhúng, Vi điều khiển: Nghe thằng bạn nói chỉ cần C++ là đủ. Autosa
  • Hương công nghiệp: Làm nhà máy bảo trì, kỹ sư dự án, kỹ sư cải tiến. Làm công ty công nghệ: lập trình, đấu nối tủ điện, commissionning, hoặc làm sale, service engineer
+Những điều tiếc nuối nhất khi của ace ngành tự động hóa khi ra làm mà ước gì có thể biết sớm hơn từ trước?
Đi học năm 3, 4 kiếm công ty nhỏ nhỏ mà thực tập làm từ cái nhỏ nhất đến lên cao. Mình theo hướng công nghiệp nên lúc đầu đi phụ mấy anh khiêng máng cáp, đấu nối tủ điện, bấm đầu cos, đi onsite ngoài công trường,...
Sau thì vẽ bản vẽ, lập trình (PLC, SCADA,...)

Điều đáng tiếc nhất: Ngày ra trường, cô chủ nhiệm hỏi có muốn đi Mỹ không? Nếu đi du học Mỹ thì phải ở lại trường 1 năm với mức lương nhà nước, sau đó có học bổng thì mình sẽ ưu tiên cho mình đi. Hồi đó nhà nghèo, trẻ người non dạ đi làm công ty ở ngoài tiền nhiều quá nên từ chối ở lại trường, chứ chịu ở lại thì giờ ở bên Mỹ rồi :)
 
Last edited:
e có nghe là lên đại học đa phần phải tự học, nhma giờ e kiểu hơi lớ ngớ ở chỗ chọn trường nào chất lượng ngoại trừ BK HCM với HCMUTE
Việc chọn trường bên cạnh việc đi hỏi thì còn có thể tự tìm hiểu:
  • Ranking của trường và khoa. Hiện ở VN chỉ có ranking truyền miệng
  • Số lượng báo quốc tế công bố. Tuy nhiên mấy trường tư thục VN thì ko nên đánh giá tiêu chí này, vì có hiện tượng dùng tiền mua báo. Tuy nhiên tiêu chí này thường phải là giáo viên trong trường mới có thông tin.
  • Số lượng PhD, Master du học về giảng dạy: xem danh sách thầy cô trong khoa
  • Số lượng và chất lượng phòng lab.
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao / liên kết

Nguồn thông tin:

  • Website của trường / tin tức / giới thiệu.
  • Tham gia ngày hội tuyển sinh
  • Google các bài báo PR của trường ( hợp tác này nọ)
  • Các group / page trên mạng xã hội. FB chắc là phổ biến nhất. Gồm các nhóm chính thức của trường, các nhóm sinh viên, nhóm của LAB
 
+Trường đại học đào tạo tự động hóa nào ổn và chất lượng ở khu vực Sài Gòn?
Bách Khoa , SPKT, ĐH GTVT, ĐH Công nghiệp,...
+Khi học cần chú ý những điểm gì, phần nào, và nên học thêm những gì trong 4 năm đại học?
2 năm đầu học y chang nhau.
Năm 3, 4, 5 đi theo 2 hướng:
  • Hướng Nhúng, Vi điều khiển: Học ngôn ngữ lập trình C, thiết kế board mạch điện tử
  • Hương công nghiệp: PLC, HMI, SCADA, AutoCAD Cao hơn thì lập trình C# điều khiển
+Ra trường rồi thì sẽ làm công việc gì, làm ở đâu, và định hướng tương lai của ngành này có thể phát triển nhiều không?
  • Hướng Nhúng, Vi điều khiển: Nghe thằng bạn nói chỉ cần C++ là đủ. Autosa
  • Hương công nghiệp: Làm nhà máy bảo trì, kỹ sư dự án, kỹ sư cải tiến. Làm công ty công nghệ: lập trình, đấu nối tủ điện, commissionning, hoặc làm sale, service engineer

Đi học năm 3, 4 kiếm công ty nhỏ nhỏ mà thực tập làm từ cái nhỏ nhất đến lên cao. Mình theo hướng công nghiệp nên lúc đầu đi phụ mấy anh khiêng máng cáp, đấu nối tủ điện, bấm đầu cos, đi onsite ngoài công trường,...
Sau thì vẽ bản vẽ, lập trình (PLC, SCADA,...)

Điều đáng tiếc nhất: Ngày ra trường, cô chủ nhiệm hỏi có muốn đi Mỹ không? Nếu đi du học Mỹ thì phải ở lại trường 1 năm với mức lương nhà nước, sau đó có học bổng thì mình sẽ ưu tiên cho mình đi. Hồi đó nhà nghèo, trẻ người non dạ đi làm công ty ở ngoài tiền nhiều quá nên từ chối ở lại trường, chứ chịu ở lại thì giờ ở bên Mỹ rồi :)
Anh ơi, ĐH GTVT là cái của Sài Gòn hay là phân hiệu của GTVT của Hà Nội trong Sài Gòn ạ? Với lại cho e hỏi theo a thấy thì đi theo hướng nhúng phát triển tốt hơn hay là hướng công nghiệp sẽ phát triển tốt hơn ạ? E muốn ngay từ lúc xuất phát phải cố gắng luôn tại học trường không phải trường top đã là thiệt thòi so với các bạn cùng ngành nghề khác rồi
 
Anh ơi, ĐH GTVT là cái của Sài Gòn hay là phân hiệu của GTVT của Hà Nội trong Sài Gòn ạ? Với lại cho e hỏi theo a thấy thì đi theo hướng nhúng phát triển tốt hơn hay là hướng công nghiệp sẽ phát triển tốt hơn ạ? E muốn ngay từ lúc xuất phát phải cố gắng luôn tại học trường không phải trường top đã là thiệt thòi so với các bạn cùng ngành nghề khác rồi
Anh không rõ nữa nhưng trường này chỗ Q12 á em, ngoài ra còn có ĐH Tôn Đức Thắng,.... cũng ok.
  • Nếu em có tư duy lập trình tốt thì hướng nhúng lương cao hơn (nhưng giờ anh thấy đa số học nhúng ra sang làm IT web, app hết à). Ít người làm nhúng, còn làm nhúng thì lương cũng cao :D
  • Còn hướng công nghiệp thì dễ hơn nó yêu cầu trải nghiệm kinh nghiệm. Em làm càng lâu năm thì tích lũy kinh nghiệm càng nhiều lương thì ổn định không chết được nhưng không giàu nhanh được :v
Ngành nào cũng có cá khó riêng và người giỏi riêng tuy nhiên quan trọng nhất là em thích ngành nào thì gặp khó khăn không bỏ cuộc, cố gắng nhiều hơn.
Em chưa vào ĐH mà hỏi mấy câu này thì cũng sớm nhưng chủ động là tốt. Thực ra theo anh học trường nào không quan trọng, thà em đứng nhất trường thường thì nó sẽ tốt hơn là chót BK, SPKT. quan trọng là em có đam mê kỹ thuật hay không.
Ví dụ: Nhà có máy tính laptop mở máy lên em làm gì? Học hàm Excel, học lập trình, hay mở ra nghe nhạc xem phim, chơi game.. . Điện trong nhà có tự lắp được không? Nếu tò mò thì đam mê kỹ thuật thì học sẽ hợp.
Còn không thì học cũng được cho biết cơ bản rồi ra làm Sale kỹ thuật, giám sát công trình, giám sát dây chuyền/ nhà máy,.... mấy cái này thì chỉ cần môn Văn với ăn nói tốt là ok rồi.
À thêm nhậu nữa :D
 
Điều đáng tiếc nhất: Ngày ra trường, cô chủ nhiệm hỏi có muốn đi Mỹ không? Nếu đi du học Mỹ thì phải ở lại trường 1 năm với mức lương nhà nước, sau đó có học bổng thì mình sẽ ưu tiên cho mình đi. Hồi đó nhà nghèo, trẻ người non dạ đi làm công ty ở ngoài tiền nhiều quá nên từ chối ở lại trường, chứ chịu ở lại thì giờ ở bên Mỹ rồi :)
Hồi bác học trường nào mà có offer đi Mỹ vậy ạ, thường em thấy mấy trường cho qua Nhật, Hàn, Đài, đôi khi là châu Âu
 
Có nhiều con đường nghề nghiệp, nếu muốn theo chuyên môn thì cần định hướng làm những thứ nhiều chất xám, và làm cho bọn tư bản thì mới nhiều tiền.

Mà như thế, thì định hướng xin học bổng du học sau đại học rồi làm ở nước ngoài. Bọn tư bản già nó thích nhân lực STEM chất lượng cao.

Học bổng du học ngành kĩ thuật sau đại học có rất nhiều cơ hội chứ ko hiếm hoi như học bổng đại học.

Để đạt được điều đó, cần phấn đấu về mặt thành tích học tập tốt, tối thiểu.
  • tiếng Anh IELTS 6.5 (phấn đấu hết năm 1 xong cái này)
  • có báo khoa học Q3-Q2 => Từ giữa năm 2 bắt đầu tiếp cận nghiên cứu khoa học.
  • GPA 3.3

Tiếc nuối nhất của tôi là thời đó bỏ qua cơ hội du học Đài Loan. Cố với du học EU nhưng trình hơi còi. Trong khi mấy đứa cùng khoá nó chỉ tốt nghiệp loại khá nên nó chấp nhận đi du học Đài Loan, sau đó nó học tiếp PhD ở châu Âu, giờ định cư luôn bên ấy.
Bác cho em hỏi là tự động hoá nên theo các hướng nào để vừa có thể nghiên cứu khoa học và học lên Master mà vẫn ứng dụng được vừa áp dụng vào công việc ạ.
 
+Trường đại học đào tạo tự động hóa nào ổn và chất lượng ở khu vực Sài Gòn?
Bách Khoa , SPKT, ĐH GTVT, ĐH Công nghiệp,...
+Khi học cần chú ý những điểm gì, phần nào, và nên học thêm những gì trong 4 năm đại học?
2 năm đầu học y chang nhau.
Năm 3, 4, 5 đi theo 2 hướng:
  • Hướng Nhúng, Vi điều khiển: Học ngôn ngữ lập trình C, thiết kế board mạch điện tử
  • Hương công nghiệp: PLC, HMI, SCADA, AutoCAD Cao hơn thì lập trình C# điều khiển
+Ra trường rồi thì sẽ làm công việc gì, làm ở đâu, và định hướng tương lai của ngành này có thể phát triển nhiều không?
  • Hướng Nhúng, Vi điều khiển: Nghe thằng bạn nói chỉ cần C++ là đủ. Autosa
  • Hương công nghiệp: Làm nhà máy bảo trì, kỹ sư dự án, kỹ sư cải tiến. Làm công ty công nghệ: lập trình, đấu nối tủ điện, commissionning, hoặc làm sale, service engineer

Đi học năm 3, 4 kiếm công ty nhỏ nhỏ mà thực tập làm từ cái nhỏ nhất đến lên cao. Mình theo hướng công nghiệp nên lúc đầu đi phụ mấy anh khiêng máng cáp, đấu nối tủ điện, bấm đầu cos, đi onsite ngoài công trường,...
Sau thì vẽ bản vẽ, lập trình (PLC, SCADA,...)

Điều đáng tiếc nhất: Ngày ra trường, cô chủ nhiệm hỏi có muốn đi Mỹ không? Nếu đi du học Mỹ thì phải ở lại trường 1 năm với mức lương nhà nước, sau đó có học bổng thì mình sẽ ưu tiên cho mình đi. Hồi đó nhà nghèo, trẻ người non dạ đi làm công ty ở ngoài tiền nhiều quá nên từ chối ở lại trường, chứ chịu ở lại thì giờ ở bên Mỹ rồi :)
bạn này nói chuẩn nè.
Bổ sung 1 điều kiện cần để làm tốt, lương cao là giỏi tiếng Anh.
 
Anh không rõ nữa nhưng trường này chỗ Q12 á em, ngoài ra còn có ĐH Tôn Đức Thắng,.... cũng ok.
  • Nếu em có tư duy lập trình tốt thì hướng nhúng lương cao hơn (nhưng giờ anh thấy đa số học nhúng ra sang làm IT web, app hết à). Ít người làm nhúng, còn làm nhúng thì lương cũng cao :D
  • Còn hướng công nghiệp thì dễ hơn nó yêu cầu trải nghiệm kinh nghiệm. Em làm càng lâu năm thì tích lũy kinh nghiệm càng nhiều lương thì ổn định không chết được nhưng không giàu nhanh được :v
Ngành nào cũng có cá khó riêng và người giỏi riêng tuy nhiên quan trọng nhất là em thích ngành nào thì gặp khó khăn không bỏ cuộc, cố gắng nhiều hơn.
Em chưa vào ĐH mà hỏi mấy câu này thì cũng sớm nhưng chủ động là tốt. Thực ra theo anh học trường nào không quan trọng, thà em đứng nhất trường thường thì nó sẽ tốt hơn là chót BK, SPKT. quan trọng là em có đam mê kỹ thuật hay không.
Ví dụ: Nhà có máy tính laptop mở máy lên em làm gì? Học hàm Excel, học lập trình, hay mở ra nghe nhạc xem phim, chơi game.. . Điện trong nhà có tự lắp được không? Nếu tò mò thì đam mê kỹ thuật thì học sẽ hợp.
Còn không thì học cũng được cho biết cơ bản rồi ra làm Sale kỹ thuật, giám sát công trình, giám sát dây chuyền/ nhà máy,.... mấy cái này thì chỉ cần môn Văn với ăn nói tốt là ok rồi.
À thêm nhậu nữa :D
anh ơi, mình add fb hay zalo gì đấy được không ạ, tiện sau này e hỏi, với e tính cũng vào trường ĐH GTVT chuyên ngành TDH Công Nghiệp. Cũng bắt đầu giống anh, nên e muốn học hỏi kinh nghiệm từ anh ạ
 
Hồi bác học trường nào mà có offer đi Mỹ vậy ạ, thường em thấy mấy trường cho qua Nhật, Hàn, Đài, đôi khi là châu Âu
Nói ra lộ mất, mình học top đầu BK/SPKT :D Thường cái này không phổ biến chỉ có 1 suất mỗi năm thôi, ưu tiên nội bộ của trường à bác :D Lâu quá không biết giờ còn có không
 
Nói ra lộ mất, mình học top đầu BK/SPKT :D Thường cái này không phổ biến chỉ có 1 suất mỗi năm thôi, ưu tiên nội bộ của trường à bác :D Lâu quá không biết giờ còn có không
Vậy có khi bác vs em chung trường á, bác khoá bao nhiêu v,hồi K13 cũng có 1 anh trong lab đi Mỹ hay sao á.
 
+Những điều tiếc nuối nhất khi của ace ngành tự động hóa khi ra làm mà ước gì có thể biết sớm hơn từ trước?
Ngày xưa ko tìm hiều ngành kĩ, đủ điểm đỗ IT mà éo pick lại đi pick TDH, học éo gì toàn học điện không trong khi bản thân thích máy tính các thứ :beat_brick:
 
Back
Top