thảo luận Vì sao vẫn “dốt” tiếng Anh?

phuonggbau

Senior Member
Em đi dạy được vài năm, xong rút ra được ít trải nghiệm, các thím tham khảo bài viết của em:

Vì sao người Việt Nam “dốt” tiếng Anh?

Ngày tôi vào lớp 10, thầy Hiệu trưởng, trong buổi gặp gỡ đầu năm có nói rằng nhà trường, Sở Giáo dục Hà Nội, và các Sở nói chung, luôn cố gắng đẩy mạnh công tác giáo dục ngoại ngữ và tin học, bởi đây là hai chiếc cánh cho giới trẻ bay vào tương lai.

Nhiều năm sau khi ra trường, học ở Học viện Ngoại giao, và đi dạy tiếng Anh, tôi nhận ra trình độ tiếng Anh của người Việt mình vẫn còn hạn chế và chưa thể được coi là một “chiếc cánh” đủ lực để đưa chúng ta đi hội nhập và bay vào tương lai được.

Việc “dốt” tiếng Anh hay ngoại ngữ nhìn chung không phải là kết quả của một nguyên nhân duy nhất nào cả, nó là tổng hoà của nhiều nguyên nhân. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ chỉ ra một vài nguyên nhân chính cho việc này qua kinh nghiệm đi dạy, và làm việc cùng những thầy, cô giáo khác trong mấy năm quá.

[1] Tư duy “các em ấy không cần đâu”

Hồi tôi còn là sinh viên năm nhất, một cô giáo tiếng Anh có nhờ tôi gia sư cho một bạn học sinh rất yếu và muốn cải thiện điểm thi Trung học Phổ thông Quốc Gia của mình nhưng không thể theo nổi lớp của cô.

Tôi đồng ý nhận bạn này.

Tôi đến và dạy lại bạn ấy từ những kiến thức nhỏ nhất về từ loại và thành lập câu sao cho đúng để bạn ấy có thể nhìn nhận tiếng Anh theo tư duy có gốc rễ và tự nhận xét được một câu đang đúng, sai, thừa, hay thiếu thế nào.

Một thời gian sau, tôi có gặp cô giáo ở trên. Cô hỏi tôi bắt đầu dạy cho em ấy như thế nào?

Tôi nói rằng mình đã dạy từ đầu, từ đơn vị ngữ pháp và cú pháp nhỏ nhất lên dần dần.

Cô nghe xong, nói với tôi rằng: “Học Phổ thông thôi mà em, các em ấy không cần như thế đâu”.

Tôi không biết nói gì cả. Nhưng tôi đã nghĩ nếu chỉ dạy những thứ được cho là “cần” và không dạy cái được cho là “không cần” thì đến bao giờ học trò mới tự sinh được ra một sản phẩm ngôn ngữ của riêng mình bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác?

[2] Tư duy “chỉ cần làm được bài thôi”

Có lần tôi đi ứng tuyển vào vị trí giáo viên cho một trung tâm ôn thi Đại học.

Khi tôi lên dạy thử, tôi tự thấy mình dạy buổi ấy thành công, vì tôi tạo không khí lớp vui, và truyền đạt được kiến thức cho học viên theo hệ thống từ gốc lên đỉnh, cũng như trả lời được hết những câu hỏi của những giáo viên, trợ giảng khác ngồi dự bên dưới.

Nhưng cuối cùng tôi bị loại. Trong email, người quản lý nói với tôi rằng đối tượng học sinh là các bạn học sinh ôn thi Đại học, em dạy lớp vui, kiến thức sâu, nhưng học thuật quá và “các bạn ấy chỉ cần làm được bài và có điểm thôi” chứ không cần phải hiểu đâu.

Hay lần khác tôi hợp tác cùng một bên lớn để làm tài liệu. Tôi kiểm duyệt chất lượng tài liệu của một giáo viên cực kì nổi tiếng và sửa rất nhiều trên phần tài liệu đó. Thậm chí có chỗ người giáo viên đó còn hồn nhiên gọi trạng ngữ là “Chủ ngữ phụ” chỉ vì nó đứng ngay sau chủ ngữ.

Tôi hỏi đơn vị chủ quản của giáo viên đó, và họ cũng trả lời tương tự rằng “các bạn học sinh chỉ cần điểm và làm được bài thôi”.

Tôi hơi chạnh lòng và lung lay tư tưởng dạy của mình, nhất là sau đó tôi mới nhận ra không chỉ có ở Hà Nội, mà ở mọi nơi, không chỉ có ôn thi Đại học, mà ở mọi kỳ thi, dù có là thi chứng chỉ, thì mọi người cũng chỉ dạy theo kiểu “chỉ cần làm được bài” và có điểm chứ không cần hiểu.

Vậy bao giờ mới có thể tự nói, tự viết, tự biết đúng, biết sai đây?

[3] Tư duy “không cần học Ngữ pháp và Phát âm đâu”

Nhiều người quen có nhắn tin hỏi tôi:

“Anh/ chị/ em/ cô/ chú/ bác... muốn đi học tiếng Anh quá. Nhưng không muốn và cũng không cần học Ngữ pháp với Phát âm đâu. Cốt là học giao tiếp, nói cho nó hiểu là được”

Tôi buồn cười, và cũng không biết phải trả lời họ ra sao.

Ngữ pháp là thứ hướng dẫn người ta tạo ra được câu nói có nghĩa và không bị sai. Nếu không học Ngữ pháp thì sao tạo ra được câu? Và nếu không tạo được câu thì giáo tiếp dùng cử chỉ thay vì lời nói sao?

Phát âm cũng là một kĩ năng quan trọng. Ngoài việc nó giúp người học tự biết phát âm đúng (không cần chuẩn bản xứ nhé) và có thể tự biết cách đọc của một từ khi nhìn phiên âm mà không phải hỏi người khác ra, thì nó còn giúp cho kĩ năng nghe của bạn thêm tốt nữa.

Hãy nghĩ rằng khi bạn phát âm đúng một từ ví dụ như “think”, não bạn sẽ định hình từ đó phải có phát âm như vậy, và khi bạn nghe được từ có phát âm tương tự, não sẽ nhận ra đó là “think” chứ không phải là từ nào khác.

Ví dụ rất đơn giản trong tiếng Việt thôi, người Bắc phân biệt rất rõ từ “tai” và “tay”, cách phát âm cũng khác. Nhưng người Nam thì không.

Có nhiều trường hợp, người hai miền nói chuyện với nhau mà không hiểu hoặc hiểu lầm.

Người Nam có thể nói: Làm ơn nhét điếu thuốc vô “tai” nó cái.

Câu này người bắc sẽ không hiểu vì luôn định hình tai là cái để nghe chứ không phải để cầm.

Bạn thấy phát âm quan trọng chưa?

[4] Tư duy “Ngữ pháp là môn học khô khan”

Nhiều người sợ học Ngữ pháp và nói rằng đấy là một phần học “toàn lý thuyết khô khan”, khó học, gây buồn ngủ và chán.

Nhưng nếu so lý thuyết Ngữ pháp tiếng Anh với Toán, thì không thể nói Toán ít lý thuyết hơn được. Nhưng ít người kêu ca Toán chán mà đa phần lại kêu lý thuyết tiếng Anh chán.

Lý do là vì họ phải suy nghĩ khi học Toán. Còn Ngữ pháp tiếng anh được mọi người tiếp cận theo hướng bắt học thuộc lòng, vậy nên nó khô khan.

Đối với tôi, trên đời này cái gì cũng hay cả, miễn là mình phải suy nghĩ khi tiếp cận nó.

Vì nhiều thầy, cô đang dạy Ngữ pháp theo hướng học thuộc chứ không giải thích và yêu cầu học trò phải suy nghĩ, tại “các bạn ấy không cần” và “các bạn ấy chỉ cần làm được bài”, nên nó mới thành thứ “khô khan”, “nhàm chán”.

Với tư duy sợ học Ngữ pháp và Phát âm (vì phát âm khó) của học viên nên nhiều trung tâm lợi dụng và mở các khoá học “giao tiếp trong xx ngày”. Đặc điểm là không cần học hai bộ môn khó nhằn trên, học tiếng Anh như đứa trẻ bản xứ, sau xx buổi và x tháng là có thể giao tiếp dù có lười.

Ồ, các bạn bắt người lớn nước ngoài học tiếng Anh như một đứa trẻ lại còn bản xứ á?

[5] Nhiều người đi dạy rồi vẫn không thoát ra được hình bóng của một học sinh cấp 3

Nhiều bạn giáo viên làm việc cùng tôi, dù đã đi dạy nhiều năm, thậm chí còn dạy nhiều hơn tôi, nhưng vẫn không thoát được cái bóng của một đứa học sinh cấp ba, dù cũng đã học các khoa tiếng ở các trường đại học.

Cái bóng đó vẫn còn ở chỗ các bạn này lười tra cứu, lười tự học. Bất cứ khi nào gặp vấn đề gì khó, việc đầu tiên các bạn ấy làm là hỏi người khác. Tôi không nói việc hỏi là sai, nhưng ở cương vị người đi dạy, tại sao không tự đọc và tìm ra câu trả lời cho mình. Các bạn là chỗ dựa cho học sinh cơ mà, nếu các bạn như vậy thì học sinh dựa vào ai?

Nhiều thầy cô cấp dưới hay nghĩ ra mẹo để cho các bạn học sinh của mình nhớ bài. Nhưng có nhiều mẹo chưa chuẩn, chỉ giải quyết bề mặt. Có nhiều bạn đi dạy và lại coi đó là quy chuẩn trong đầu của họ, lệch khỏi quy chuẩn đó là sai. Ngay như việc tính từ hình thành từ các động từ sẽ có loại đuôi “-ing” và phân từ hai. Nhiều bạn vẫn đang mặc nhiên hiểu rằng đuôi “-ing” dùng cho vật, còn phân từ hai dùng cho người.

Có lần tôi giải đề cho một tổ chức giáo dục. Trong đó có một chuyên viên trong mảng học thuật của họ. Kì lạ là người này không biết tra từ điển Anh-Anh. Khi tôi giải thích một cụm từ, anh ấy “uầy” lên ngạc nhiên và hỏi tôi đọc được cái đó ở đâu, mặc dù nó ở ngay trong entry đầu tiên của từ đó khi tra từ điển Longman hay một loại tương tự như vậy.

Có lần tôi đến nhà người quen khi nó đang học online. Giảng viên trường nó, một đại học lớn, cho làm một tờ bài tập về cho dạng đúng của từ.

Thật bất ngờ là tờ bài tập đó lại chính là tờ do tôi soạn và chia sẻ lên các diễn đàn cách đây mấy năm.

Đứa em hỏi tôi đáp án của một câu, tôi cho nó đáp án, vì tôi là cha đẻ ra câu đó nên chắc chắn đáp án của mình về từ loại phải đúng (tôi cũng cop ví dụ trong từ điển Longman rồi khuyết vị trí đó đi và bắt điền dạng từ của một từ cho sẵn ở ngoài vào đó thôi).

Tuy nhiên giảng viên trường này cho đáp án khác và giải thích lòng vòng. Tôi mách nước cho đứa em vặn lại, thì người này nói đây là đáp án trên mạng họ cho, và người giảng viên này tin tưởng đáp án này.

Vậy là người này cũng dựa vào một đáp án có sẵn chứ không có khả năng đưa ra đáp án cũng như tự phản biện đáp án của mình. Sao lại giống học sinh cấp 3 vậy?

[6] Tư duy dạy cũ

Gần đây tôi hợp tác với một bên để viết sách cho lớp 10 và 11. Trong cuốn sách đó, tôi giải thích “my, your, our...” là “định từ sở hữu”.

Người rà soát tài liệu là một chuyên viên của bộ Giáo dục, theo như lời của bên hợp tác với tôi thì là có uy tín, đã gạch phần giải thích là “định từ” của tôi đi và bình luận là phải thay bằng “tính từ sở hữu”, lần đầu tôi phản kháng lại và nói nếu gọi là “tính từ” sẽ bị sai về bản chất.

Lần sau chuyên viên Bộ kia lại bắt tôi sửa lỗi tương tự và nói rằng nếu để là “định từ” sẽ khiến cho học sinh bị loạn và phải tra cứu thêm nữa.

Tôi đã bật cười. Giáo dục phải là quá trình tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, và tìm hiểu thêm những gì mình chưa biết chứ. Tại sao lại quy chụp nó thành quá trình đi theo lối cũ và chỉ cần thuộc lòng như vậy?

Đáng buồn hơn là bên hợp tác với tôi lại không bênh tôi và giữ nguyên tư duy giáo dục cũ đó. Thật buồn.

[7] Trình độ người dạy tiếng Anh ở nước ta cũng chưa đồng đều

Những post chia sẻ kiến thức tiếng Anh trên facebook cá nhân của tôi cũng thường được chia sẻ, có bài được vài lượt, có bài được vài chục lượt.

Ở mỗi lượt chia sẻ công khai tôi đều bấm vào xem người chia sẻ là ai, họ ở đâu. Và trong những lượt chia sẻ đó, có nhiều người là giáo viên, và cũng có những bình luận của giáo viên vào phần chia sẻ của học sinh.

Có lần tôi mò ra được facebook và youtube của một thầy giáo ở một tỉnh miền Tây, ngay sát quê tôi.

Khi tôi xem thầy dạy cho học trò, khi triển khai học online, thầy dạy còn những phần sơ hở, và nếu học sinh học như thầy nói thì sẽ khó mà nắm được bản chất cũng như làm được bài thi.

Tuy vậy, tôi rất cảm phục thầy, vì với điều kiện khó khăn như vậy, thầy vẫn dạy rất nhiệt tình, và hết mình cho bài giảng. Chỉ là thầy chưa thể truyền đạt tốt hơn thôi.

Đó là ở tỉnh lẻ, còn ở thành phố lớn thì sao?

Có lần tôi cũng xem livestream của một bạn giáo viên trẻ đến từ một thành phố thuộc loại top 10 của Việt Nam, nhưng cũng thật đáng buồn. Mọi khái niệm và cách giải thích của bạn ấy đưa ra đều sai. Ví dụ như, bạn ấy nói “because” và “however” xài giống nhau vì cùng là liên từ, chỉ có nghĩa khác nhau thôi.

Đây là còn chưa xét đến phát âm của bạn ấy đấy nhé.

Các bạn thấy đấy, những nguyên nhân trên xuất phát từ cả người học, người dạy, và người làm giáo dục. Nhưng lỗi của bên dạy và làm giáo dục nhiều hơn, người học chỉ góp phần vào và là hệ luỵ.

Đương nhiên, không phải ai cũng như những gì tôi vừa viết ở trên, nhưng đa phần là vậy.

Vậy làm sao để giỏi được chứ?

P/s: Bài viết trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi. Tôi viết khách quan, đúng sự thật, và không công kích bất cứ ai.

Sent from Phuonggbau via nextVOZ
 
Vì nhiều thầy, cô đang dạy Ngữ pháp theo hướng học thuộc chứ không giải thích và yêu cầu học trò phải suy nghĩ, tại “các bạn ấy không cần” và “các bạn ấy chỉ cần làm được bài”, nên nó mới thành thứ “khô khan”, “nhàm chán”.

Nhiều thầy cô cấp dưới hay nghĩ ra mẹo để cho các bạn học sinh của mình nhớ bài. Nhưng có nhiều mẹo chưa chuẩn, chỉ giải quyết bề mặt. Có nhiều bạn đi dạy và lại coi đó là quy chuẩn trong đầu của họ, lệch khỏi quy chuẩn đó là sai. Ngay như việc tính từ hình thành từ các động từ sẽ có loại đuôi “-ing” và phân từ hai. Nhiều bạn vẫn đang mặc nhiên hiểu rằng đuôi “-ing” dùng cho vật, còn phân từ hai dùng cho người.

Cái này em đồng ý với thím, nó ảnh hưởng rất xấu đến tư duy không chỉ vài đứa, mà còn cả thế hệ sau này
Trước kia em có 1 thời gian đi trợ giảng Tiếng Anh, gặp 1 học viên lớn tuổi (chắc tầm 5x gì đấy), thì cô đấy có nhờ giảng giúp câu đảo ngữ, em có giảng bản chất nhưng có vẻ như cô ấy không hài lòng mà chỉ chăm chăm hỏi về "công thức" để làm bài, xong phải để 1 chị trợ giảng khác ra giải thích 1 lần nữa thì cô ấy mới thôi và có vẻ tin.

Đáng buồn hơn là sửa những cái sai đấy không hề dễ. Em trước có sửa bài viết cho 2 đứa (1 đứa trước đó đã học qua Writing, còn 1 đứa gần như chưa học). Kết quả thì đứa gần như chưa học sửa bài dễ hơn, còn đứa đã học qua kia rồi sửa khá khó vì trước đấy những cái sai nó được dạy nó vẫn áp dụng trong vô thức (mặc dù mình hỏi nó thì đứa đấy vẫn nhận ra là sai nhưng nó viết không làm chủ được)

Mà ngoài lề tí, thấy thím kêu là học ở DAV, k lquan lắm nhưng thím thấy học ntn :) (em trước có học ULIS nhưng đang học dở thì đi du học theo ngành chính, nhưng vẫn muốn sau về nước học 1 ngành như NNA tiếp) mà ngại vụ đi quân sự ở VNU nên muốn hỏi để có gì sau này thi lại ĐH:shame:
 
Quá ưng với thớt, mới join hôm qua nhưng bài viết thật chất lượng và tâm huyết, nếu có FB thì rất mong được kết bạn với thớt, mình đồng ý với bạn nhiều lắm. Mình chả ngạc nhiên vì đã từng sửa đề cho nhiều giáo viên dạy Anh Văn, gạch đỏ loét đề thi và quát ầm lên với ít nhất là một trưởng khoa ngoại ngữ và 2 trưởng bộ môn vì ra đề tốt nghiệp sai bét nhè. Đời nhiều cái lạ lắm, trưởng khoa AV mà câu cửa miệng là nói và viết chả cần đúng ngữ pháp lắm đâu, nói sao Tây nó hiểu là được. Quỳ lạy ông ấy luôn. May mình ở trên, quát được lão, không thì ức phát khóc mất.
Edit thêm chút, mình thích cái cách gọi "determiner" là "định từ" của thớt, sẽ tự tìm hiểu thêm và nếu ổn sẽ thay cách gọi "tính từ sở hữu" quen dùng trong các sách tiếng Anh. Mình bỏ nghề dạy học lâu rồi nhưng vẫn nhớ về thời gian đó với nhiều kỷ niệm vui.
Hiện giờ mình đang test và gần gần như làm cố vấn cho một chương trình E - Learning dạy tiếng Anh, quan điểm của mình là phải hiểu cặn kẽ, và làm sao cho học viên họ cảm nhận và rung động được với cái hay, cái ý nhị của tiếng Anh, có thế họ mới yêu nó và ham thích được. Mình có may mắn là bố mẹ hướng cho học tiếng Anh từ lúc còn học lớp 1, lớp 2, và bố mình thì chuyên nghe nhạc nước ngoài, nhất là các bài hát tiếng Anh từ những năm 1970, 1980 nên mình yêu nó từ nhỏ, được bố tập phát âm và chỉ bảo cho mỗi khi ông ấy về Việt Nam , lâu lâu gặp 1 bài viết thế này, mình đồng cảm với thớt lắm luôn.
 
Last edited:
Quá ưng với thớt, mới join hôm qua nhưng bài viết thật chất lượng và tâm huyết, nếu có FB thì rất mong được kết bạn với thớt, mình đồng ý với bạn nhiều lắm. Mình chả ngạc nhiên vì đã từng sửa đề cho nhiều giáo viên dạy Anh Văn, gạch đỏ loét đề thi và quát ầm lên với ít nhất là một trưởng khoa ngoại ngữ và 2 trưởng bộ môn vì ra đề tốt nghiệp sai bét nhè. Đời nhiều cái lạ lắm, trưởng khoa AV mà câu cửa miệng là nói và viết chả cần đúng ngữ pháp lắm đâu, nói sao Tây nó hiểu là được. Quỳ lạy ông ấy luôn. May mình ở trên, quát được lão, không thì ức phát khóc mất.
Edit thêm chút, mình thích cái cách gọi "determiner" là "định từ" của thớt, sẽ tự tìm hiểu thêm và nếu ổn sẽ thay cách gọi "tính từ sở hữu" quen dùng trong các sách tiếng Anh. Mình bỏ nghề dạy học lâu rồi nhưng vẫn nhớ về thời gian đó với nhiều kỷ niệm vui.
Hiện giờ mình đang test và gần gần như làm cố vấn cho một chương trình E - Learning dạy tiếng Anh, quan điểm của mình là phải hiểu cặn kẽ, và làm sao cho học viên họ cảm nhận và rung động được với cái hay, cái ý nhị của tiếng Anh, có thế họ mới yêu nó và ham thích được. Mình có may mắn là bố mẹ hướng cho học tiếng Anh từ lúc còn học lớp 1, lớp 2, và bố mình thì chuyên nghe nhạc nước ngoài, nhất là các bài hát tiếng Anh từ những năm 1970, 1980 nên mình yêu nó từ nhỏ, được bố tập phát âm và chỉ bảo cho mỗi khi ông ấy về Việt Nam , lâu lâu gặp 1 bài viết thế này, mình đồng cảm với thớt lắm luôn.
Cảm ơn bác ạ. Fb của em là: fb.com/phuonggbau
Rất vui được làm quen với bác ạ.

Sent from Phuonggbau via nextVOZ
 
Cái này em đồng ý với thím, nó ảnh hưởng rất xấu đến tư duy không chỉ vài đứa, mà còn cả thế hệ sau này
Trước kia em có 1 thời gian đi trợ giảng Tiếng Anh, gặp 1 học viên lớn tuổi (chắc tầm 5x gì đấy), thì cô đấy có nhờ giảng giúp câu đảo ngữ, em có giảng bản chất nhưng có vẻ như cô ấy không hài lòng mà chỉ chăm chăm hỏi về "công thức" để làm bài, xong phải để 1 chị trợ giảng khác ra giải thích 1 lần nữa thì cô ấy mới thôi và có vẻ tin.

Đáng buồn hơn là sửa những cái sai đấy không hề dễ. Em trước có sửa bài viết cho 2 đứa (1 đứa trước đó đã học qua Writing, còn 1 đứa gần như chưa học). Kết quả thì đứa gần như chưa học sửa bài dễ hơn, còn đứa đã học qua kia rồi sửa khá khó vì trước đấy những cái sai nó được dạy nó vẫn áp dụng trong vô thức (mặc dù mình hỏi nó thì đứa đấy vẫn nhận ra là sai nhưng nó viết không làm chủ được)

Mà ngoài lề tí, thấy thím kêu là học ở DAV, k lquan lắm nhưng thím thấy học ntn :) (em trước có học ULIS nhưng đang học dở thì đi du học theo ngành chính, nhưng vẫn muốn sau về nước học 1 ngành như NNA tiếp) mà ngại vụ đi quân sự ở VNU nên muốn hỏi để có gì sau này thi lại ĐH:shame:
Đối với em thì DAV luôn là lựa chọn tuyệt vời, vì nó cho em cách nhìn, cách nghĩ, môi trường mới, và tạo điều kiện cho em làm thêm bên ngoài (gv tạo điều kiện điểm danh vs giờ giấc).

Sent from Phuonggbau via nextVOZ
 
Quá ưng với thớt, mới join hôm qua nhưng bài viết thật chất lượng và tâm huyết, nếu có FB thì rất mong được kết bạn với thớt, mình đồng ý với bạn nhiều lắm. Mình chả ngạc nhiên vì đã từng sửa đề cho nhiều giáo viên dạy Anh Văn, gạch đỏ loét đề thi và quát ầm lên với ít nhất là một trưởng khoa ngoại ngữ và 2 trưởng bộ môn vì ra đề tốt nghiệp sai bét nhè. Đời nhiều cái lạ lắm, trưởng khoa AV mà câu cửa miệng là nói và viết chả cần đúng ngữ pháp lắm đâu, nói sao Tây nó hiểu là được. Quỳ lạy ông ấy luôn. May mình ở trên, quát được lão, không thì ức phát khóc mất.
Edit thêm chút, mình thích cái cách gọi "determiner" là "định từ" của thớt, sẽ tự tìm hiểu thêm và nếu ổn sẽ thay cách gọi "tính từ sở hữu" quen dùng trong các sách tiếng Anh. Mình bỏ nghề dạy học lâu rồi nhưng vẫn nhớ về thời gian đó với nhiều kỷ niệm vui.
Hiện giờ mình đang test và gần gần như làm cố vấn cho một chương trình E - Learning dạy tiếng Anh, quan điểm của mình là phải hiểu cặn kẽ, và làm sao cho học viên họ cảm nhận và rung động được với cái hay, cái ý nhị của tiếng Anh, có thế họ mới yêu nó và ham thích được. Mình có may mắn là bố mẹ hướng cho học tiếng Anh từ lúc còn học lớp 1, lớp 2, và bố mình thì chuyên nghe nhạc nước ngoài, nhất là các bài hát tiếng Anh từ những năm 1970, 1980 nên mình yêu nó từ nhỏ, được bố tập phát âm và chỉ bảo cho mỗi khi ông ấy về Việt Nam , lâu lâu gặp 1 bài viết thế này, mình đồng cảm với thớt lắm luôn.
Fb của bác là gì để em add ạ.

Sent from Phuonggbau via nextVOZ
 
Em đi dạy được vài năm, xong rút ra được ít trải nghiệm, các thím tham khảo bài viết của em:

Vì sao người Việt Nam “dốt” tiếng Anh?

Ngày tôi vào lớp 10, thầy Hiệu trưởng, trong buổi gặp gỡ đầu năm có nói rằng nhà trường, Sở Giáo dục Hà Nội, và các Sở nói chung, luôn cố gắng đẩy mạnh công tác giáo dục ngoại ngữ và tin học, bởi đây là hai chiếc cánh cho giới trẻ bay vào tương lai.

Nhiều năm sau khi ra trường, học ở Học viện Ngoại giao, và đi dạy tiếng Anh, tôi nhận ra trình độ tiếng Anh của người Việt mình vẫn còn hạn chế và chưa thể được coi là một “chiếc cánh” đủ lực để đưa chúng ta đi hội nhập và bay vào tương lai được.

Việc “dốt” tiếng Anh hay ngoại ngữ nhìn chung không phải là kết quả của một nguyên nhân duy nhất nào cả, nó là tổng hoà của nhiều nguyên nhân. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ chỉ ra một vài nguyên nhân chính cho việc này qua kinh nghiệm đi dạy, và làm việc cùng những thầy, cô giáo khác trong mấy năm quá.

[1] Tư duy “các em ấy không cần đâu”

Hồi tôi còn là sinh viên năm nhất, một cô giáo tiếng Anh có nhờ tôi gia sư cho một bạn học sinh rất yếu và muốn cải thiện điểm thi Trung học Phổ thông Quốc Gia của mình nhưng không thể theo nổi lớp của cô.

Tôi đồng ý nhận bạn này.

Tôi đến và dạy lại bạn ấy từ những kiến thức nhỏ nhất về từ loại và thành lập câu sao cho đúng để bạn ấy có thể nhìn nhận tiếng Anh theo tư duy có gốc rễ và tự nhận xét được một câu đang đúng, sai, thừa, hay thiếu thế nào.

Một thời gian sau, tôi có gặp cô giáo ở trên. Cô hỏi tôi bắt đầu dạy cho em ấy như thế nào?

Tôi nói rằng mình đã dạy từ đầu, từ đơn vị ngữ pháp và cú pháp nhỏ nhất lên dần dần.

Cô nghe xong, nói với tôi rằng: “Học Phổ thông thôi mà em, các em ấy không cần như thế đâu”.

Tôi không biết nói gì cả. Nhưng tôi đã nghĩ nếu chỉ dạy những thứ được cho là “cần” và không dạy cái được cho là “không cần” thì đến bao giờ học trò mới tự sinh được ra một sản phẩm ngôn ngữ của riêng mình bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác?

[2] Tư duy “chỉ cần làm được bài thôi”

Có lần tôi đi ứng tuyển vào vị trí giáo viên cho một trung tâm ôn thi Đại học.

Khi tôi lên dạy thử, tôi tự thấy mình dạy buổi ấy thành công, vì tôi tạo không khí lớp vui, và truyền đạt được kiến thức cho học viên theo hệ thống từ gốc lên đỉnh, cũng như trả lời được hết những câu hỏi của những giáo viên, trợ giảng khác ngồi dự bên dưới.

Nhưng cuối cùng tôi bị loại. Trong email, người quản lý nói với tôi rằng đối tượng học sinh là các bạn học sinh ôn thi Đại học, em dạy lớp vui, kiến thức sâu, nhưng học thuật quá và “các bạn ấy chỉ cần làm được bài và có điểm thôi” chứ không cần phải hiểu đâu.

Hay lần khác tôi hợp tác cùng một bên lớn để làm tài liệu. Tôi kiểm duyệt chất lượng tài liệu của một giáo viên cực kì nổi tiếng và sửa rất nhiều trên phần tài liệu đó. Thậm chí có chỗ người giáo viên đó còn hồn nhiên gọi trạng ngữ là “Chủ ngữ phụ” chỉ vì nó đứng ngay sau chủ ngữ.

Tôi hỏi đơn vị chủ quản của giáo viên đó, và họ cũng trả lời tương tự rằng “các bạn học sinh chỉ cần điểm và làm được bài thôi”.

Tôi hơi chạnh lòng và lung lay tư tưởng dạy của mình, nhất là sau đó tôi mới nhận ra không chỉ có ở Hà Nội, mà ở mọi nơi, không chỉ có ôn thi Đại học, mà ở mọi kỳ thi, dù có là thi chứng chỉ, thì mọi người cũng chỉ dạy theo kiểu “chỉ cần làm được bài” và có điểm chứ không cần hiểu.

Vậy bao giờ mới có thể tự nói, tự viết, tự biết đúng, biết sai đây?

[3] Tư duy “không cần học Ngữ pháp và Phát âm đâu”

Nhiều người quen có nhắn tin hỏi tôi:

“Anh/ chị/ em/ cô/ chú/ bác... muốn đi học tiếng Anh quá. Nhưng không muốn và cũng không cần học Ngữ pháp với Phát âm đâu. Cốt là học giao tiếp, nói cho nó hiểu là được”

Tôi buồn cười, và cũng không biết phải trả lời họ ra sao.

Ngữ pháp là thứ hướng dẫn người ta tạo ra được câu nói có nghĩa và không bị sai. Nếu không học Ngữ pháp thì sao tạo ra được câu? Và nếu không tạo được câu thì giáo tiếp dùng cử chỉ thay vì lời nói sao?

Phát âm cũng là một kĩ năng quan trọng. Ngoài việc nó giúp người học tự biết phát âm đúng (không cần chuẩn bản xứ nhé) và có thể tự biết cách đọc của một từ khi nhìn phiên âm mà không phải hỏi người khác ra, thì nó còn giúp cho kĩ năng nghe của bạn thêm tốt nữa.

Hãy nghĩ rằng khi bạn phát âm đúng một từ ví dụ như “think”, não bạn sẽ định hình từ đó phải có phát âm như vậy, và khi bạn nghe được từ có phát âm tương tự, não sẽ nhận ra đó là “think” chứ không phải là từ nào khác.

Ví dụ rất đơn giản trong tiếng Việt thôi, người Bắc phân biệt rất rõ từ “tai” và “tay”, cách phát âm cũng khác. Nhưng người Nam thì không.

Có nhiều trường hợp, người hai miền nói chuyện với nhau mà không hiểu hoặc hiểu lầm.

Người Nam có thể nói: Làm ơn nhét điếu thuốc vô “tai” nó cái.

Câu này người bắc sẽ không hiểu vì luôn định hình tai là cái để nghe chứ không phải để cầm.

Bạn thấy phát âm quan trọng chưa?

[4] Tư duy “Ngữ pháp là môn học khô khan”

Nhiều người sợ học Ngữ pháp và nói rằng đấy là một phần học “toàn lý thuyết khô khan”, khó học, gây buồn ngủ và chán.

Nhưng nếu so lý thuyết Ngữ pháp tiếng Anh với Toán, thì không thể nói Toán ít lý thuyết hơn được. Nhưng ít người kêu ca Toán chán mà đa phần lại kêu lý thuyết tiếng Anh chán.

Lý do là vì họ phải suy nghĩ khi học Toán. Còn Ngữ pháp tiếng anh được mọi người tiếp cận theo hướng bắt học thuộc lòng, vậy nên nó khô khan.

Đối với tôi, trên đời này cái gì cũng hay cả, miễn là mình phải suy nghĩ khi tiếp cận nó.

Vì nhiều thầy, cô đang dạy Ngữ pháp theo hướng học thuộc chứ không giải thích và yêu cầu học trò phải suy nghĩ, tại “các bạn ấy không cần” và “các bạn ấy chỉ cần làm được bài”, nên nó mới thành thứ “khô khan”, “nhàm chán”.

Với tư duy sợ học Ngữ pháp và Phát âm (vì phát âm khó) của học viên nên nhiều trung tâm lợi dụng và mở các khoá học “giao tiếp trong xx ngày”. Đặc điểm là không cần học hai bộ môn khó nhằn trên, học tiếng Anh như đứa trẻ bản xứ, sau xx buổi và x tháng là có thể giao tiếp dù có lười.

Ồ, các bạn bắt người lớn nước ngoài học tiếng Anh như một đứa trẻ lại còn bản xứ á?

[5] Nhiều người đi dạy rồi vẫn không thoát ra được hình bóng của một học sinh cấp 3

Nhiều bạn giáo viên làm việc cùng tôi, dù đã đi dạy nhiều năm, thậm chí còn dạy nhiều hơn tôi, nhưng vẫn không thoát được cái bóng của một đứa học sinh cấp ba, dù cũng đã học các khoa tiếng ở các trường đại học.

Cái bóng đó vẫn còn ở chỗ các bạn này lười tra cứu, lười tự học. Bất cứ khi nào gặp vấn đề gì khó, việc đầu tiên các bạn ấy làm là hỏi người khác. Tôi không nói việc hỏi là sai, nhưng ở cương vị người đi dạy, tại sao không tự đọc và tìm ra câu trả lời cho mình. Các bạn là chỗ dựa cho học sinh cơ mà, nếu các bạn như vậy thì học sinh dựa vào ai?

Nhiều thầy cô cấp dưới hay nghĩ ra mẹo để cho các bạn học sinh của mình nhớ bài. Nhưng có nhiều mẹo chưa chuẩn, chỉ giải quyết bề mặt. Có nhiều bạn đi dạy và lại coi đó là quy chuẩn trong đầu của họ, lệch khỏi quy chuẩn đó là sai. Ngay như việc tính từ hình thành từ các động từ sẽ có loại đuôi “-ing” và phân từ hai. Nhiều bạn vẫn đang mặc nhiên hiểu rằng đuôi “-ing” dùng cho vật, còn phân từ hai dùng cho người.

Có lần tôi giải đề cho một tổ chức giáo dục. Trong đó có một chuyên viên trong mảng học thuật của họ. Kì lạ là người này không biết tra từ điển Anh-Anh. Khi tôi giải thích một cụm từ, anh ấy “uầy” lên ngạc nhiên và hỏi tôi đọc được cái đó ở đâu, mặc dù nó ở ngay trong entry đầu tiên của từ đó khi tra từ điển Longman hay một loại tương tự như vậy.

Có lần tôi đến nhà người quen khi nó đang học online. Giảng viên trường nó, một đại học lớn, cho làm một tờ bài tập về cho dạng đúng của từ.

Thật bất ngờ là tờ bài tập đó lại chính là tờ do tôi soạn và chia sẻ lên các diễn đàn cách đây mấy năm.

Đứa em hỏi tôi đáp án của một câu, tôi cho nó đáp án, vì tôi là cha đẻ ra câu đó nên chắc chắn đáp án của mình về từ loại phải đúng (tôi cũng cop ví dụ trong từ điển Longman rồi khuyết vị trí đó đi và bắt điền dạng từ của một từ cho sẵn ở ngoài vào đó thôi).

Tuy nhiên giảng viên trường này cho đáp án khác và giải thích lòng vòng. Tôi mách nước cho đứa em vặn lại, thì người này nói đây là đáp án trên mạng họ cho, và người giảng viên này tin tưởng đáp án này.

Vậy là người này cũng dựa vào một đáp án có sẵn chứ không có khả năng đưa ra đáp án cũng như tự phản biện đáp án của mình. Sao lại giống học sinh cấp 3 vậy?

[6] Tư duy dạy cũ

Gần đây tôi hợp tác với một bên để viết sách cho lớp 10 và 11. Trong cuốn sách đó, tôi giải thích “my, your, our...” là “định từ sở hữu”.

Người rà soát tài liệu là một chuyên viên của bộ Giáo dục, theo như lời của bên hợp tác với tôi thì là có uy tín, đã gạch phần giải thích là “định từ” của tôi đi và bình luận là phải thay bằng “tính từ sở hữu”, lần đầu tôi phản kháng lại và nói nếu gọi là “tính từ” sẽ bị sai về bản chất.

Lần sau chuyên viên Bộ kia lại bắt tôi sửa lỗi tương tự và nói rằng nếu để là “định từ” sẽ khiến cho học sinh bị loạn và phải tra cứu thêm nữa.

Tôi đã bật cười. Giáo dục phải là quá trình tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, và tìm hiểu thêm những gì mình chưa biết chứ. Tại sao lại quy chụp nó thành quá trình đi theo lối cũ và chỉ cần thuộc lòng như vậy?

Đáng buồn hơn là bên hợp tác với tôi lại không bênh tôi và giữ nguyên tư duy giáo dục cũ đó. Thật buồn.

[7] Trình độ người dạy tiếng Anh ở nước ta cũng chưa đồng đều

Những post chia sẻ kiến thức tiếng Anh trên facebook cá nhân của tôi cũng thường được chia sẻ, có bài được vài lượt, có bài được vài chục lượt.

Ở mỗi lượt chia sẻ công khai tôi đều bấm vào xem người chia sẻ là ai, họ ở đâu. Và trong những lượt chia sẻ đó, có nhiều người là giáo viên, và cũng có những bình luận của giáo viên vào phần chia sẻ của học sinh.

Có lần tôi mò ra được facebook và youtube của một thầy giáo ở một tỉnh miền Tây, ngay sát quê tôi.

Khi tôi xem thầy dạy cho học trò, khi triển khai học online, thầy dạy còn những phần sơ hở, và nếu học sinh học như thầy nói thì sẽ khó mà nắm được bản chất cũng như làm được bài thi.

Tuy vậy, tôi rất cảm phục thầy, vì với điều kiện khó khăn như vậy, thầy vẫn dạy rất nhiệt tình, và hết mình cho bài giảng. Chỉ là thầy chưa thể truyền đạt tốt hơn thôi.

Đó là ở tỉnh lẻ, còn ở thành phố lớn thì sao?

Có lần tôi cũng xem livestream của một bạn giáo viên trẻ đến từ một thành phố thuộc loại top 10 của Việt Nam, nhưng cũng thật đáng buồn. Mọi khái niệm và cách giải thích của bạn ấy đưa ra đều sai. Ví dụ như, bạn ấy nói “because” và “however” xài giống nhau vì cùng là liên từ, chỉ có nghĩa khác nhau thôi.

Đây là còn chưa xét đến phát âm của bạn ấy đấy nhé.

Các bạn thấy đấy, những nguyên nhân trên xuất phát từ cả người học, người dạy, và người làm giáo dục. Nhưng lỗi của bên dạy và làm giáo dục nhiều hơn, người học chỉ góp phần vào và là hệ luỵ.

Đương nhiên, không phải ai cũng như những gì tôi vừa viết ở trên, nhưng đa phần là vậy.

Vậy làm sao để giỏi được chứ?

P/s: Bài viết trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi. Tôi viết khách quan, đúng sự thật, và không công kích bất cứ ai.

Sent from Phuonggbau via nextVOZ
Screenshot_2020-07-13-23-32-25-572_com.android.chrome.jpg
em và bạn em chơi nói tiếng anh beleik =]]
 
ngày trc tôi học ACET. Nói là học để thi IELTs, lúc đầu cũng vội lắm. Kiểu như là dạy mẹ nó cách làm bài thi r luyện đề đi cho nhanh mất thời gian. Nhưng thực tế là được học Academic English -> mấy bài thi trở nên đơn giản và dễ nhằn hơn rất nhiều. Hơn nữa là đến lúc đi học mình tự tin hơn hẳn vì đi thi tốt do kiến thức, k phải nuôi gà chọi. Nói thực kha khá người tôi biết điểm thi cao hơn tôi, nhưng đến khi vận dụng (học, làm việc, viết văn bản, trình bày không theo khuôn mẫu,...) thì họ kém tự tin hơn hẳn. :sad:
 
Uầy giờ em mới biết tiếng Anh có khái niệm determiner, và khái niệm về nó khá giống khái niệm Định ngữ trong tiếng Việt.
Thì các khái niệm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ,... đều du nhập từ phương Tây mà. Trước khi Tây sang thì toàn tứ thư, ngũ kinh chứ làm gì có môn ngôn ngữ học
 
Em mất gốc tiếng anh do lười, nghĩ nó không quan trọng. Giờ muốn học mà không biết bắt đầu từ đâu nữa bác ạ. Tham khảo mấy khóa học mà toàn thấy luyện thi, sợ lại học kiểu công nghiệp như bác nói. Bác tư vấn giúp em với.
 
Cơ bản là trẻ con nó cũng chưa nhận thức được cái việc học ngoại ngữ nó quan trọng như thế nào, chắc chỉ có tầm lớp 9 đổ lên mới bắt đầu quan tâm đến, vậy nên nhà có điều kiện ép con nhỏ nó học từ sớm thì sướng cho nó còn nhà không điều kiện thì chịu thôi
Đến với lớp cao hơn từ đại học đổ lên đến sắp ra trường, đã đi làm ai cũng biết sự quan trọng, cơ hội mà tiếng anh mang lại nhưng mà hình như chừng đấy động lực là chưa đủ để có thể kiên trì được. Tôi để ý thấy rất nhiều anh cứ lên xin tips, hướng dẫn tự học, xin sách nhưng rồi chuyện đâu vẫn lại vào đấy, ngẫu hứng lên thì học 2-3 tiếng còn hết hứng thì nghỉ luôn cả tuần rồi trở lại.
 
Nhưng có một lý do nữa mà mình nghĩ các thầy cô cần xem lại, đó là cách dạy của các thầy cô, giờ học tiếng Anh mà nó khô khan, nhàm chán, chỉ lanh quanh mấy cuốn sách toàn giấy với chữ, thêm cái cassette hay CD cho nghe, chả có cái vẹo gì hấp dẫn, trong khi thế giới bên ngoài thì biết bao nhiêu thứ vui tươi, sống động. Các em bây giờ thì có đủ thứ để quan tâm, như các game COD, GTA, PUG, cái nào cũng hút hồn các em do đồ họa đẹp, tương tác cực tốt, phim ảnh, ca nhạc đầy rẫy trên mạng, ngoài ra còn các thú vui tuổi thơ như nuôi thú cảnh, tự làm đồ chơi, giao tiếp trên mạng xã hội, mà môn tiếng Anh của các thầy cô đưa lên mạng thì mình nói thật là chán lắm, khô khan. Mấy thầy cô trẻ trẻ chút thì cũng ráng xoay sở bằng cách upload video lên Youtube hay Facebook này nọ, nhưng tương tác thì toàn là gõ tay vào đó, nói chung là về hiểu biết trong cách dạy và học hiện nay còn rất kém. ít người chịu đào sâu suy nghĩ và tìm hiểu về các công cụ để làm cho cái giờ học của mình nó sinh động hơn, tương tác tốt hơn.

Nói thật là tiếp xúc với nhiều thầy cô dạy tiếng Anh, trẻ có, trung trung tuổi có, mình thấy các thầy cô hiểu biết về các phương pháp dạy học, cách thu hút sự chú ý, cách giải quyết các vấn đề ngay trong bài giảng của mình còn kém lắm, méo chịu nghiên cứu gì cả, tối ngày đi vào ba cái linh tinh mẹo vặt, còn cách làm sao để cho bài giảng của mình hay hơn thì nói phét là nhiều, chả thấy làm được gì.

Giờ mà nhặt đại một ông thầy hay bà cô dạy tiếng Anh, bảo làm 1 bài giảng có tương tác nhẹ nhàng, đơn giản, ví dụ như cho học sinh tự bấm nứt nghe một đoạn ghi âm, trong đó người ta đặt câu hỏi và học sinh nói luôn, trả lời luôn vào micro điện thoại rồi máy tính chấm điểm tại chỗ và lưu điểm vào sổ điểm điện tử của học sinh xem sao. Bảo đảm là 100 vị thì 90 vị làm không nổi. Dễ đến thế còn không làm được thì mấy cái khác phức tạp hơn làm sao làm? Em nhìn đa số giáo viên trong mùa dịch Covid vừa rồi cuống cà kê lên hỏi nhau về cách dùng Zoom, cách bỏ giới hạn 40 phút của nó thế này thế kia, vừa buồn cười lại vừa thấy tội nghiệp, giống như nhìn mấy ông thợ mộc méo biết cầm cái cưa ra sao vậy á. Nghĩ mà chán.
 
Back
Top