Xúc động với bộ sưu tập sách giáo khoa, đồ dùng học sinh trong vòng 100 năm qua

manoao

Senior Member
Bộ sưu tập sách giáo khoa, vở học sinh, dụng cụ học tập của anh Nguyễn Văn Đương (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) khiến nhiều người xúc động khi giúp tìm lại kỷ niệm tuổi học trò.

Ban đầu, anh Đương tìm mua các cuốn sách, đồ dùng học sinh mình đã từng dùng qua để làm kỷ niệm, dần thấy hứng thú với đề tài này nên anh quyết định “gầy dựng” nên bộ sưu tập tư liệu tuổi học trò qua nhiều thời kỳ.

Gần 15 năm cất công săn tìm, giờ đây anh Đương sở hữu bộ sưu tập sách giáo khoa, vở học sinh, các cuốn kỷ yếu, lưu bút, dụng cụ học tập… ở cả 3 miền Bắc- Trung- Nam trong vòng 100 năm qua.

Ảnh 1- bo- suu- tap- sach-giao-khoa.jpg
Ảnh 1.1.jpg
Kể từ đó, căn nhà của người đàn ông 40 tuổi này bỗng hoá thành một “thư viện thu nhỏ” khi mọi ngóc ngách đã chứa đầy sách vở, tư liệu học sinh.

Ảnh 10.jpg
Ảnh 10.1.jpg
Anh cẩn thận sắp xếp vào từng ngăn tủ, phân riêng thành từng loại để dễ bảo quản cũng như tìm kiếm mỗi khi cần.

Ảnh 2.jpg
Bộ sưu tập sách giáo khoa anh Đương sở hữu hiện có khoảng 8.000 cuốn, vở học sinh khoảng 5.000 cuốn, sách kỷ yếu các trường khoảng 400 cuốn.

Ảnh 3.jpg
Trong đó có những cuốn sách giáo khoa rất lâu đời vào khoảng những năm 1890, 1893, 1899,...

Ảnh 4.jpg
Bộ sách giáo khoa quý hiếm xuất bản từ khoảng giữa thập niên 1920 đến cuối thập niên 1940, được anh dày công săn tìm suốt hơn 10 năm qua. Đến nay anh sở hữu hơn 10 cuốn, gần đủ bộ sách này.

Ảnh 5.jpg
Cầm trên tay cuốn “Sách làm ruộng” anh Đương chia sẻ: “Ngày xưa công việc làm ruộng cũng được các cụ đưa vào sách giáo khoa để phổ biến, đây là một điểm rất độc đáo".

z5497082110841_a9d7a29936c1cb94ace78cf5dff55095.jpg
“Đối với sách giáo khoa có thể dễ phân biệt thông qua các năm in nhưng với vở học sinh không có năm in tôi phải căn cứ vào đặc điểm từng giai đoạn, chất liệu giấy, mực in, hoa văn trang trí để phân loại theo năm”, anh cho biết.

Ảnh 7.jpg
Với bộ sách tập đọc và học vần lớp Vỡ lòng ở miền Bắc những năm 1960, anh Đương đã sưu tầm được khoảng 10 cuốn. Nhắc đến bộ sách này anh cũng kể về kỷ niệm đáng nhớ, có lần anh sưu tầm được vài cuốn của một anh ở Hà Nội, một cuốn khác của một người ở miền Trung rồi của một người ở TP.HCM. Ngạc nhiên thay, khi các cuốn sách đem về anh nhận thấy trên trang bìa có cùng một chữ ký thì hoá ra tất cả các cuốn đều cùng một chủ sách được chuyền tay qua cả 3 miền Bắc- Trung- Nam.

Ảnh 8.JPG
Ngoài sách giáo khoa, anh còn sưu tầm sách lưu bút, cặp sách, bút viết, giấy khen, kể cả bàn ghế học sinh thời xưa...
Ảnh 9.jpg
Tất cả đều được anh săn tìm từ tiệm sách cũ, người quen, thông qua các diễn đàn trên mạng xã hội, đôi lúc là ở các vựa ve chai.

Ảnh 14.jpg
Nhiều người biết đến bộ sưu tập đồ sộ này cũng ngỏ ý muốn mua lại nhưng anh từ chối bán, bởi với anh, tất cả đều là tài sản vô giá, anh chỉ săn tìm để lưu giữ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh.

Ảnh 12.jpg
Thời gian rảnh, ngồi lật đọc từng trang sách cũ cũng là cách để anh Đương tìm hiểu về giáo dục thời xưa, hiểu rõ hơn về cách dạy- cách học của các cụ và thế hệ cha ông.

Ảnh 11.jpg
Trong quá trình sưu tầm, anh nhận thấy những cuốn sách của thế hệ trước có cách trình bày đơn giản, hình ảnh mộc mạc, giản dị hơn so với sách của ngày nay.

Ảnh 13.jpg
Nói về cách để bảo quản, anh Đương chia sẻ: “Khí hậu miền Nam khá thuận lợi nên việc bảo quản sách cũng dễ dàng hơn, ngoài việc lau bụi thường xuyên tôi cũng dự định sẽ bọc lại các bìa sách để hạn chế mối mọt, hư hỏng”.

Ảnh 15.jpg
Theo năm tháng, những trang sách càng ố vàng, màu mực cũng dần phai nhưng những giá trị văn hoá vẫn mãi được gìn giữ theo thời gian. Chắc hẳn nếu có dịp nhìn lại những cuốn sách, cuốn vở từng gắn bó, những dòng lưu bút ngây ngô ngày nào, có lẽ ai cũng sẽ thấy lòng bồi hồi, thương nhớ da diết về tuổi học trò năm xưa.
 
Nhớ xưa có mấy quyển truyện đọc của ô a học hồi xưa mà thích mê, sách cũ mà giấy hôi rình
hFYD3lS.gif
mẹ mình trước cũng buôn đồ VPP trên chợ Đồng Xuân nên giờ trên kho vẫn còn vài quyển vở giấy vàng, sổ tay,sổ lưu trữ, bút máy,... nhìn mà bồi hồi
 
Quyển sách đạo đức bản A4 nằm ngang kia đem dạy dỗ tụi trẻ nhỏ tôi thấy dễ hiểu, ngắn gọn mà có vẻ tác dụng dễ nhớ hơn, tụi nhỏ bây giờ có sách như thế ko nhỉ :big_smile:
 
Back
Top