thảo luận Zalo Mini App là gì? - Có nên tự phát triển hay thuê đơn vị trung gian?

huyenpt

Junior Member
Quá trình chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ trong doanh nghiệp, cùng với đó là sự quan tâm lớn dành cho công cụ chốt “nghìn đơn” Zalo Mini App là gì? Vì thế nên, có rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn về quá trình phát triển Mini App trên Zalo. Cần phải trải qua các bước nào, có nên tự phát triển hay không? Dưới đây sẽ là đáp án của DigiBird cho câu hỏi đó!

Vậy thì, Zalo Mini App là gì?​

zalo mini app là gì?

Zalo Mini App là ứng dụng nhỏ, chạy trong nền Super App Zalo. Khi sử dụng không cần phải tải về và cài đặt trên thiết bị của người dùng. Chúng thường được phát triển để giải quyết một nhu cầu cụ thể. Hoặc là cung cấp một tính năng đơn giản mà không yêu cầu sự phức tạp của ứng dụng đầy đủ. Điều này giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và cung cấp trải nghiệm người dùng thuận tiện hơn.

Các loại hình phổ biến hiện nay bao gồm: chăm sóc khách hàng, giải trí, game, dịch vụ tài chính,…

Lợi ích của Mini App trên Zalo?​

Lợi ích của Zalo Mini App

Sau khi đã tìm hiểu Zalo Mini App là gì, ta sẽ nói đến lợi ích mà nó mang lại. Dù được gọi là một Mini App nhưng khách hàng của doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp nhận các thông tin truyền thông và chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, xem mặt hàng, mua sắm, thanh toán và kiểm tra lộ trình vận chuyển tương tự như trên các app lớn.

Cùng với đó là các lợi ích có thể kể đến như:

  • Tận dụng hệ sinh thái hơn 70 triệu người dùng miễn phí của Zalo. Bên cạnh đó, là hệ sinh thái về công nghệ. Từ đó giảm các chi phí phát triển ứng dụng.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng, công cụ Marketing hiệu quả
  • Quản lý dữ liệu khách hàng, tự động chăm sóc khách hàng 24/7
  • Tăng tính chuyên nghiệp và uy tín cho doanh nghiệp

Quy trình phát triển​

Quy trình phát triển Zalo Mini App

Việc phát triển Mini App trên Zalo thường sẽ trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Tạo App Zalo Platform
  • Bước 2: Tạo Mini App
  • Bước 3: Dev Mini App
  • Bước 4: Gửi xét duyệt
  • Bước 5: Phát hành
Bởi có lợi thế trong việc tận dụng các công nghệ của Super App Zalo cho nên quá trình phát triển của Zalo Mini App không quá phức tạp. Tuy nhiên, phải chịu sự giám sát tương đối khắt khe từ phía Zalo. Vì thế nên đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật cũng cần phải có sự am hiểu nhất định về hệ sinh thái của Zalo.

Lợi ích của việc tự phát triển​

Lợi ích của việc tự phát triển Zalo Mini App

Đối với việc tự phát triển, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự chủ về mặt thời gian và phát triển các tính năng mong muốn. Bên cạnh đó, cũng sẽ tiết kiệm được khoản chi phí thuê bên thứ ba phát triển.

Nếu như trước đây, để phát triển Zalo Mini App, doanh nghiệp sẽ mất một khoản phí để tạo tài khoản Zalo OA. Nhưng với chính sách hỗ trợ hiện nay của Zalo, các doanh nghiệp hoàn toàn không cần Zalo OA để có thể phát triển Mini App.

Vì thế có thể thấy, việc tự phát triển Zalo Mini App hoàn toàn khả thi. Nếu như doanh nghiệp bạn có một đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp và am hiểu Zalo.

Thách thức trong việc tự phát triển Zalo Mini App​


Như đã đề cập ở trên, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp có mong muốn phát triển Mini App trên Zalo chính là việc phải tuân thủ các quy tắc kiểm định khắt khe của Zalo.

5 Quy tắc về giao diện và nội dung​

1. Tên, Logo, Mô tả của Mini App cần thể hiện được tính năng của ứng dụng. Và cần đảm bảo nhất quán, rõ ràng, không vi phạm bản quyền và các nội dung cấm theo quy định của pháp luật. Dịch vụ trong Mini App phải phù hợp danh mục đăng ký.

2. Ứng dụng không điều hướng tới liên kết của bên thứ 3 nếu chưa sự chấp thuận từ Zalo.

3. Các nội dung trong Mini App không mang tính sai lệch, gian lận, lừa đảo, giả mạo, bị cấm theo quy định của pháp luật.

4. Mini App không chứa nội dung mang tính quảng cáo và kiếm tiền mà chưa có sự chấp thuận từ Zalo.

5. Mini App không chứa hoặc tạo điều kiện cho hành vi mua/ bán các vật phẩm ảo, đơn vị ảo của trò chơi điện tử. Những ứng dụng liên quan tới sản phẩm tiền điện tử, sản phẩm số (NFT) cần sự kiểm duyệt và cho phép của Zalo.

4 Quy tắc về cấu hình và độ xác thực​

1. Đảm bảo hoạt động bình thường, không gặp sự cố khi chạy, bị crash hoặc gây crash lên Zalo.

2. Cần đảm bảo tốt về performance và thời gian load theo tiêu chuẩn từ Zalo.

3. Quyền riêng tư và bảo mật cho người dùng phải được đảm bảo. Và tuyệt đối không chứa mã độc hoặc dẫn qua các liên kết chứa mã độc.

4. Mini App cần đảm bảo định danh người dùng theo chuẩn Authentication được cung cấp từ Zalo. Đối với những ứng dụng nội bộ của doanh nghiệp, cần đăng nhập bằng tài khoản riêng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần cung cấp các tài khoản test cho Zalo và đảm bảo hoạt động đăng ký không được mở ra app bên thứ 3.

Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp SMEs​

Lời khuyên dành cho các Doanh nghiệp SMEs

Việc thuê một đơn vị trung gian để phát triển sẽ khiến các doanh nghiệp mất một khoản chi phí. Tuy nhiên, việc này lại có thể tiết kiệm thời gian nếu như doanh nghiệp không thuần kỹ thuật và không quá rõ về cách hoạt động của Zalo. Bởi vì, đội ngũ Zalo sẽ có những kiểm duyệt tương đối khắt khe đối với Mini App.

Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp mong muốn tự phát triển. DigiBird sẽ có những lưu ý như sau:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng: Đặt ra mục tiêu cụ thể cho mini app của bạn và hướng tới giải quyết một nhu cầu cụ thể của người dùng.
  • Kiểm tra thường xuyên: Thử nghiệm và kiểm tra mini app thường xuyên để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất.
  • Nắm bắt xu hướng và ý tưởng sáng tạo: Luôn theo dõi xu hướng công nghệ mới và tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo để làm cho mini app của bạn nổi bật.
  • Đọc kỹ bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết bởi Zalo. Bên cạnh đó, tham gia vào cộng đồng giải đáp thắc mắc khi cần thiết

Kết luận​

Tự phát triển Mini app có thể mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn. Nhưng cũng đồng thời đòi hỏi sự nỗ lực và cân nhắc kỹ lưỡng. Bằng việc xác định các thách thức và lời khuyên, bạn có thể hướng dẫn cho chính mình một con đường thành công trong việc phát triển Mini app trên Zalo. Đừng ngần ngại liên hệ cho DigiBird, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc của mình!
 
Last edited:
Back
Top