Indonesia 'gieo hạt' trên mây, kéo mưa ra khỏi vùng lũ

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Lực lượng không quân Indonesia đã kết hợp Cơ quan Công nghệ Indonesia thực hiện ba đợt 'gieo hạt' trên mây vào ngày 15-5, sử dụng khoảng 15 tấn muối.

1715785797696.png

Mưa lũ nghiêm trong cuối tuần qua ở Tây Sumatra, Indonesia khiến ít nhất 67 người thiệt mạng - Ảnh: AFP

Ngày 15-5, lực lượng cứu hộ Indonesia vẫn đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm nhiều người vẫn còn mất tích do mưa lũ nghiêm trọng vào cuối tuần qua, cuốn trôi nhà cửa và cướp đi sinh mạng của 67 người.

Để hỗ trợ công tác cứu hộ, lực lượng không quân Indonesia đã được điều động để bắn các tinh thể muối vào các đám mây, giải phóng nước trước khi tiếp tục gây mưa tại các khu vực bị lũ quét tàn phá.

Phương pháp này được gọi là "gieo hạt" trên mây để ngăn mưa đến các vùng lũ lụt, từ đó làm thay đổi thời tiết.

Lực lượng không quân Indonesia đã kết hợp với Cơ quan Công nghệ Indonesia (BPPT) thực hiện ba đợt "gieo hạt" trên mây vào ngày 15-5, sử dụng khoảng 15 tấn muối. Tất cả đám mây gây mưa di chuyển về phía các vùng lũ lụt ở Tây Sumatra sẽ được phân nhỏ bằng muối.

Trước đó, mưa xối xả kéo dài nhiều giờ vào ngày 11-5 khiến bùn và đất đá chảy vào các khu vực gần một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất Indonesia, phá hủy nhiều nhà cửa, gây hư hại đường sá và các đền thờ Hồi giáo.

Theo giới chức Indonesia, nguyên nhân gây ra lũ quét tại khu vực chân núi Marapi, Tây Sumatra là do cường độ mưa quá lớn, tập trung trong thời gian ngắn, cùng với địa hình dốc. Thêm vào đó, dòng dung nham của núi lửa Marapi, tồn tại từ lâu do những lần phun trào trước đó, cũng góp phần khiến trận lũ thêm tồi tệ.

Dù không còn nóng nữa, nhưng khi mưa lớn kéo dài, nước đã cuốn dung nham trở thành lũ bùn hay còn gọi là lũ dung nham lạnh.

Trao đổi với báo giới, người đứng đầu Cơ quan Ứng phó và Giảm nhẹ thiên tai quốc gia, Trung tướng Suharyanto cho biết một số người mất tích đã được tìm thấy, tuy nhiên hiện vẫn còn 20 người mất tích trong khi số người thiệt mạng đã tăng từ 58 lên 67 người.

Lực lượng cứu hộ cho biết nhiều thi thể được tìm thấy trong hoặc xung quanh các con sông sau khi bị nước lũ cuốn trôi. Thiết bị hạng nặng đã được triển khai để dọn bùn đất từ những khu vực bị ảnh hưởng do lũ lụt và dòng dung nham lạnh.

Ước tính hơn 3.300 người đã phải sơ tán khỏi các khu vực bị ảnh hưởng.

..........
 
Chặn mưa nhiều nó lại mất cân bằng các khối áp lại thành lốc xoáy thì ăn cớt.
 
Mưa nhân tạo thực chất là cướp mây ở các vùng khí hậu lân cận thôi. Rượu độc giải khát. Kéo mưa chỗ này qua mưa chỗ kia... ây.
 
Last edited:
Can thiệp vào tự nhiên là việc làm ngu ngốc nhất, Khựa xây đập chặn dòng nước, nắn dòng chảy mấy năm gần đây mưa lũ, động đất sml trong khi xung quanh thì hạn. Bên hạn thì đã có mưa nhưng thằng ôm nước thì mùa mưa lũ mới chỉ bắt đầu :)). Thay đổi chu trình tự nhiên nó là 1 việc gì đó phản tự nhiên mà ko ai có thể lường trước hậu quả kinh khủng như thế nào.
 
Can thiệp vào tự nhiên là việc làm ngu ngốc nhất, Khựa xây đập chặn dòng nước, nắn dòng chảy mấy năm gần đây mưa lũ, động đất sml trong khi xung quanh thì hạn. Bên hạn thì đã có mưa nhưng thằng ôm nước thì mùa mưa lũ mới chỉ bắt đầu :)). Thay đổi chu trình tự nhiên nó là 1 việc gì đó phản tự nhiên mà ko ai có thể lường trước hậu quả kinh khủng như thế nào.
Không thay đổi tự nhiên thì con người lấy chỗ nào mà sống, các thành phố ven sông mà không có đê thì lũ lụt nó trôi sạch, không có đập thì mùa khô khỏi có nước mà uống
 
Không thay đổi tự nhiên thì con người lấy chỗ nào mà sống, các thành phố ven sông mà không có đê thì lũ lụt nó trôi sạch, không có đập thì mùa khô khỏi có nước mà uống
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách nhất trong thời hiện đại và các con đập đóng một vai trò quan trọng trong việc làm trầm trọng thêm vấn đề này bằng cách trở thành nơi cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn sản xuất khí mê-tan. Ngoài ra, các con đập làm chia cắt các dòng sông và làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của chúng, đe dọa sự tồn tại của các loài động vật thủy sinh, đặc biệt là các loài di cư. Các con đập cũng có thể phá vỡ chu trình sinh địa hóa của hệ sinh thái sông, từ đó ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của chúng. Nếu tính đến tất cả các tác động môi trường của các con đập, lợi ích kinh tế rõ ràng từ chúng có thể không đáng giá.
Tôi muốn nhấn mạnh là ko như các quốc gia khác, thằng tàu vũ khí hóa nguồn nước triệt để, can thiệp cực kỳ thô bạo vào tự nhiên bằng cách xây lượng đập khổng lồ giữ hầu hết nước, thậm chí còn đổi hướng dòng chảy:))
Này theo tui cứ để mẹ thiên nhiên lo :)), chống lại tự nhiên thì lịch sử chỉ có 1 kết cục.
 
Tôi muốn nhấn mạnh là ko như các quốc gia khác, thằng tàu vũ khí hóa nguồn nước triệt để, can thiệp cực kỳ thô bạo vào tự nhiên bằng cách xây lượng đập khổng lồ giữ hầu hết nước, thậm chí còn đổi hướng dòng chảy:))
Này theo tui cứ để mẹ thiên nhiên lo :)), chống lại tự nhiên thì lịch sử chỉ có 1 kết cục.
cái này nước nào chả làm, không có đập thì không thể tập trung dân cư lớn ở dọc sông được, dân càng đông thì càng cần xây nhiều đập,
mấy cái tảo, đe dọa động vật là cái đinh gì so với nguồn nước và sự sống cho con người,
 
Tôi muốn nhấn mạnh là ko như các quốc gia khác, thằng tàu vũ khí hóa nguồn nước triệt để, can thiệp cực kỳ thô bạo vào tự nhiên bằng cách xây lượng đập khổng lồ giữ hầu hết nước, thậm chí còn đổi hướng dòng chảy:))
Này theo tui cứ để mẹ thiên nhiên lo :)), chống lại tự nhiên thì lịch sử chỉ có 1 kết cục.
Vãi lều :LOL:) anh này mà ở Tây chắc cũng đi theo con Greta Thunberg ăn vạ cùng đường cuối hẻm rồi :LOL:)) má cơm ăn chưa no đi sùng bái thuyết theo mẹ thiên nhiên :LOL:) cười vãi lều :LOL:))
 
Vãi lều :LOL:) anh này mà ở Tây chắc cũng đi theo con Greta Thunberg ăn vạ cùng đường cuối hẻm rồi :LOL:)) má cơm ăn chưa no đi sùng bái thuyết theo mẹ thiên nhiên :LOL:) cười vãi lều :LOL:))
Con đó giờ chuyển qua làm pro hà mát.
 
Can thiệp vào tự nhiên là việc làm ngu ngốc nhất, Khựa xây đập chặn dòng nước, nắn dòng chảy mấy năm gần đây mưa lũ, động đất sml trong khi xung quanh thì hạn. Bên hạn thì đã có mưa nhưng thằng ôm nước thì mùa mưa lũ mới chỉ bắt đầu :)). Thay đổi chu trình tự nhiên nó là 1 việc gì đó phản tự nhiên mà ko ai có thể lường trước hậu quả kinh khủng như thế nào.
Con người tư xưa đến nay đã và luôn can thiệp vào tự nhiên mới sinh tồn và phát triển rực rỡ đc như ngày nay. Cái tp bạn đang sống là thành quả của cái việc đó đấy nên bớt xl lại. Chỉ lũ hãm loz mới đi sùng bái tự nhiên !!
 
Back
Top