thắc mắc Mấy bác bao lâu thay nhớt một lần

:ops: Một ông nói này, ông kia lại hiểu thành ý khác.
Bác trên đang đề cập đến nhiệt độ khí nạp, tức là nhiệt độ môi trường và nồng độ oxy trong khí nạp.
Cái ông đang nói là nhiệt độ vận hành của động cơ, liên quan gì đâu?
Thì ông sát thủ bảo nhiệt độ ngoài trời 37 độ thì nhớt ko bền được tôi phản bác sai bét mà, động cơ nsx để hoạt động khoảng 80 90 độ, nhớt tầm đó cũng là bôi trơn tốt nhất.
 
Trời lạnh độ đặc của o2 trong không khí cao hơn, hút được nhiều o2 đốt cháy triệt để hơn, chứ động cơ có nhiệt độ tối ưu để đạt hiệu suất cao nhất nên mới sinh ra van hằng nhiệt để giữ nhiệt độ ở mức nhà sx tính toán
Xe xăng cơ dùng bộ chế hòa khí còn ko có van hằng nhiệt đấy bác. Môi trường VN càng nóng hiệu suất giải nhiệt của động cơ sụt giảm và độ bền nhớt cũng phải giảm thôi.
 
Sai nhé bạn, ngoại trừ trời rét buốt đóng băng chứ trời càng mát thì động cơ đốt trong hoạt động hiệu suất càng cao nhé. Dễ thấy nhất là khi trời trưa càng nóng bạn chạy xe sẽ nghe máy rốc hơn bình thường, nhưng khi vừa rửa xe xong bạn chạy xe sẽ nghe máy êm & lực máy mạnh hơn hẵn.

khá chuẩn dạo này xe tôi hay đi đường mưa bẩn mà lại bận nữa chắc phải gần 2 tháng mới đi rửa xe lại - mà rửa xong đi cảm giác êm mượt bon hơn thật :beauty:
 
mình đổ loại 120k ở quán sửa xe, thường đi được 1k km thì đổ với kiểu đường hà nội giờ tam tầm
 
ủa nhìu vậy ợ, em lại cứ tưởng phải 7-80% điện ở SG là thuỷ điện mak sợ mùa này khô cạn đáy
Tại shell nó có chương trình reward cho NPP, hình như ôm hàng nhiều tích điểm nên shop nó tháo quet ma tich diem mình mua 2 chai về thì ko bị xe lại date mới 1/2024, tem check code rất mỏng bạn xé coi là nó rách liền ko dán lại như cũ dc
 
Thì ông sát thủ bảo nhiệt độ ngoài trời 37 độ thì nhớt ko bền được tôi phản bác sai bét mà, động cơ nsx để hoạt động khoảng 80 90 độ, nhớt tầm đó cũng là bôi trơn tốt nhất.
Thím nói chuẩn này, tầm nhiệt độ đó nhiên liệu cũng đc đốt triệt để hơn.
 
Sai nhé bạn, ngoại trừ trời rét buốt đóng băng chứ trời càng mát thì động cơ đốt trong hoạt động hiệu suất càng cao nhé. Dễ thấy nhất là khi trời trưa càng nóng bạn chạy xe sẽ nghe máy rốc hơn bình thường, nhưng khi vừa rửa xe xong bạn chạy xe sẽ nghe máy êm & lực máy mạnh hơn hẵn.
Nhiệt độ môi trường thấp thì máy tản nhiệt tốt hơn.
Chứ dầu nhớt thì nhiệt độ môi trường 20 hay 40 độ độ bền cũng tương đương nhau, chả ảnh hưởng đến tuổi thọ nhớt. Thậm chí nhiệt độ môi trường cao còn giúp máy dễ xào nhớt hơn khi khởi động.
 
Nhiệt độ môi trường thấp thì máy tản nhiệt tốt hơn.
Chứ dầu nhớt thì nhiệt độ môi trường 20 hay 40 độ độ bền cũng tương đương nhau, chả ảnh hưởng đến tuổi thọ nhớt. Thậm chí nhiệt độ môi trường cao còn giúp máy dễ xào nhớt hơn khi khởi động.
Nhiệt độ môi trường cao => động cơ tản nhiệt hiệu suất kém hơn => nhớt lưu thông trong động cơ luôn ở trạng thái nhiệt cao hơn => độ nhớt mau giảm hơn => vòng đời sử dụng nhớt bôi trơn hiệu quả sẽ bị rút ngắn lại so với môi trường mát nhé.
"1 cử nhân cơ khí Bách Khoa SG U50 cho hay".
 
Thím nói chuẩn này, tầm nhiệt độ đó nhiên liệu cũng đc đốt triệt để hơn.
Nhiên liệu đốt triệt để => hiệu suất động cơ đạt cao nhất => nhớt bôi trơn cũng hoạt động tối đa hiệu suất nhất => vòng đời tuổi thọ sử dụng nhớt sẽ rút ngắn lại.
Cái gì xài càng max hiệu suất thì nó càng mau hư các anh ơi.
 
Nhiệt độ môi trường cao => động cơ tản nhiệt hiệu suất kém hơn => nhớt lưu thông trong động cơ luôn ở trạng thái nhiệt cao hơn => độ nhớt mau giảm hơn => vòng đời sử dụng nhớt bôi trơn hiệu quả sẽ bị rút ngắn lại so với môi trường mát nhé.
"1 cử nhân cơ khí Bách Khoa SG U50 cho hay".
Lý thuyết suông, tôi biết thể nào anh cũng nói kiểu này. Nhưng nhiệt độ môi trường 20 độ hay 40 độ thì ảnh hưởng tới hiệu quả làm mát được bao nhiêu %? 5 hay 10%? Rồi từ đó ảnh hưởng tới độ bền nhớt là bao nhiêu %? Trong khi ngưỡng nhiệt độ của nhớt xe máy nó cao hơn nhiều.
Và quan trọng nhất là chả thằng nào xài hết tuổi thọ nhớt, trừ những đứa không bao giờ thay nhớt, chứ nhớt shell trắng tôi khẳng định dư sức bôi trơn động cơ 10k km (không tính hụt nhớt), nhưng tôi toàn 5-6k km đã thay, còn người bình thường khác toàn 2-3k km đã thay. Và cử nhân cơ khí có biết nhớt xe máy đa phần là hụt nhớt dưới ngưỡng trước khi dưới ngưỡng nhớt cần thiết không?
Ngoài ra cử nhân cơ khí không biết rằng nhiệt cao miễn còn trong ngưỡng thì hao mòn các chi tiết ma sát tăng cao nhưng nó lại không làm tăng thậm chí còn giảm độ hao mòn của nhớt, đoán xem tại sao?
 
Lý thuyết suông, tôi biết thể nào anh cũng nói kiểu này. Nhưng nhiệt độ môi trường 20 độ hay 40 độ thì ảnh hưởng tới hiệu quả làm mát được bao nhiêu %? 5 hay 10%? Rồi từ đó ảnh hưởng tới độ bền nhớt là bao nhiêu %? Trong khi ngưỡng nhiệt độ của nhớt xe máy nó cao hơn nhiều.
Và quan trọng nhất là chả thằng nào xài hết tuổi thọ nhớt, trừ những đứa không bao giờ thay nhớt, chứ nhớt shell trắng tôi khẳng định dư sức bôi trơn động cơ 10k km (không tính hụt nhớt), nhưng tôi toàn 5-6k km đã thay, còn người bình thường khác toàn 2-3k km đã thay. Và cử nhân cơ khí có biết nhớt xe máy đa phần là hụt nhớt dưới ngưỡng trước khi dưới ngưỡng nhớt cần thiết không?
Ngoài ra cử nhân cơ khí không biết rằng nhiệt cao miễn còn trong ngưỡng thì hao mòn các chi tiết ma sát tăng cao nhưng nó lại không làm tăng thậm chí còn giảm độ hao mòn của nhớt, đoán xem tại sao?
Anh nói là lý thuyết suông vậy tôi chỉ hỏi anh 1 câu thôi: thời tiết & môi trường Việt Nam có ảnh hưởng làm giảm độ bền của nhớt hay ko?
 
Anh nói là lý thuyết suông vậy tôi chỉ hỏi anh 1 câu thôi: thời tiết & môi trường Việt Nam có ảnh hưởng làm giảm độ bền của nhớt hay ko?
Ở miền nam, cụ thể là sài gòn: không.
Nhiên liệu đốt triệt để => hiệu suất động cơ đạt cao nhất => nhớt bôi trơn cũng hoạt động tối đa hiệu suất nhất => vòng đời tuổi thọ sử dụng nhớt sẽ rút ngắn lại.
Cái gì xài càng max hiệu suất thì nó càng mau hư các anh ơi.
Chắc anh tốt nghiệp lâu quá nên quên hết cơ bản rồi.
Hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu không ảnh hưởng tới hao mòn ma sát của động cơ và dầu nhớt.
Ví dụ như cùng 1 chiếc xe, anh chạy từ A tới B với vận tốc C thì cần động cơ hoạt động với số chu trình là D, từ đó tạo ra sự ma sát và hao mòn nhớt là E.
Nếu anh tăng hay giảm hiệu suất tiêu thụ của động cơ, thì khi chạy từ A tới B với vận tốc C, số chu trình của động cơ vẫn là D không thay đổi, và sự hao mòn E vẫn là như thế.
Chỉ có lượng nhiên liệu tiêu thụ là tăng hay giảm.
 
Last edited:
Ở miền nam, cụ thể là sài gòn: không.

Chắc anh tốt nghiệp lâu quá nên quên hết cơ bản rồi.
Hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu không ảnh hưởng tới hao mòn ma sát của động cơ và dầu nhớt.
Ví dụ như cùng 1 chiếc xe, anh chạy từ A tới B với vận tốc C thì cần động cơ hoạt động với số chu trình là D, từ đó tạo ra sự ma sát và hao mòn nhớt là E.
Nếu anh tăng hay giảm hiệu suất tiêu thụ của động cơ, thì khi chạy từ A tới B với vận tốc C, số chu trình của động cơ vẫn là D không thay đổi, và sự hao mòn E vẫn là như thế.
Chỉ có lượng nhiên liệu tiêu thụ là tăng hay giảm.
Nhưng mà Motul nói có ảnh hưởng.
Vậy tôi nên tin anh hay tin Motul? Tôi thì tôi xác nhận Motul nói đúng với trải nghiệm khoảng 30 năm chạy xe của tôi rồi đó.
Ai nói anh tăng hay giảm hiệu suât động cơ thì số chu trình D ko đổi làm E ko đổi vậy? Bóp côn nhồi ga ko làm tăng tốc nhưng đã làm D tăng kéo theo E tăng rồi đấy anh.
Tôi thấy anh mới đúng là lý thuyết suông đấy.
 
Nhưng mà Motul nói có ảnh hưởng.
Vậy tôi nên tin anh hay tin Motul? Tôi thì tôi xác nhận Motul nói đúng với trải nghiệm khoảng 30 năm chạy xe của tôi rồi đó.
Ai nói anh tăng hay giảm hiệu suât động cơ thì số chu trình D ko đổi làm E ko đổi vậy? Bóp côn nhồi ga ko làm tăng tốc nhưng đã làm D tăng kéo theo E tăng rồi đấy anh.
Tôi thấy anh mới đúng là lý thuyết suông đấy.
Tôi nói anh lý thuyết suông là nói giảm rồi đấy, vì lý thuyết suông anh còn sai.
Cái cách anh gán ghép việc [tăng hiệu suất = tăng hao mòn] (1) đã sai bét từ căn bản của cơ khí.
Đồng thời việc anh bóp côn nhồi ga thì liên quan gì đến (1)?
Còn link anh nói thì liên quan gì đến môi trường Việt Nam khắc nghiệt???
Ở Việt Nam, điều kiện đường xá không tốt, chế độ dừng chạy liên tục trong thành phố buộc động cơ phải hoạt động trong cường độ khắc nghiệt nên thời gian thay dầu thường sẽ ngắn hơn
Điều kiện đường xá không tốt, dừng chạy liên tục anh bẻ thành "khí hậu khắc nghiệt"?
Mà chả hiểu sao nhiều anh lại nghĩ Việt Nam khí hậu khắc nghiệt? Khắc nghiệt so với nước nào ở châu á?
 
Tôi nói anh lý thuyết suông là nói giảm rồi đấy, vì lý thuyết suông anh còn sai.
Cái cách anh gán ghép việc [tăng hiệu suất = tăng hao mòn] (1) đã sai bét từ căn bản của cơ khí.
Đồng thời việc anh bóp côn nhồi ga thì liên quan gì đến (1)?
Còn link anh nói thì liên quan gì đến môi trường Việt Nam khắc nghiệt???

Điều kiện đường xá không tốt, dừng chạy liên tục anh bẻ thành "khí hậu khắc nghiệt"?
Mà chả hiểu sao nhiều anh lại nghĩ Việt Nam khí hậu khắc nghiệt? Khắc nghiệt so với nước nào ở châu á?
Anh này ngáo đá àh?
Tự anh bẻ thành "thời tiết khắc nghiệt" chứ tôi nói bao giờ?
Anh cho tôi hỏi phần tôi bôi đậm đây có phải là do thời tiết & môi trường tác động ko nhé???
Bên cạnh đó, “xe máy chạy bao nhiêu km thì thay nhớt?” có thể được trả lời dựa trên từng sản phẩm dầu nhớt mà cụ thể là gốc dầu. Đối với dầu nhớt gốc khoáng vì được chế biến từ dầu thô - một hỗn hợp các phân tử hy-đrô các-bon có hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa không đồng nhất nên tính năng bôi trơn không ổn định, đặc biệt trong những điều kiện nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

Bóp côn, nhồi ga làm thay đổi chu trình D kéo theo hao mòn E thay đổi chứ (1) gì ở đây?
Anh đúng chất là lý thuyết suông chứ ko phải tôi.
 
Last edited:
Back
Top