thảo luận Một vài chia sẻ có thể hữu ích cho các bạn trẻ trong sự nghiệp ngành IT

Chào các bạn, mình U40, vẫn đang theo lập trình backend, không phải là pro gì nhưng mình có vài ý kiến đóng góp đúc kết ra trong cuộc đời của mình. Đây là một số bài học có thể giúp ích cho các bạn trẻ. Trước mình học đại học ở VN (1 trường trung bình của VN, ngoài công lập), sau đó mình đi học thạc sỹ ở 1 trường top về CNTT ở VN.

1. Chọn trường để học là rất quan trọng

Nhiều người nói là học CNTT không cần bằng cấp, không cần trường lớp, ở nhà tự học cũng được. Điều này đúng, với những người giỏi, họ có thể tự học, tự tích luỹ kiến thức qua việc đọc sách, học trên mạng,...Nhưng với số đông chúng ta, là những con người bình thường, quen với cách giáo dục truyền thống ở trên lớp được thầy, cô giáo dậy, về nhà làm bài tập thì việc học trường nào là vô cùng quan trọng. Mình đã học ở 2 trường khác nhau nên mình cảm nhận được rất rõ sự khác biệt:

- Khi học trường top thì xung quanh các bạn đều là những người ưu tú, có thể trong số họ sẽ có người không phù hợp với CNTT nhưng họ thật sự giỏi mới có thể thi vào trường top được. Trong quá trình học, bạn sẽ học hỏi được từ họ, quan sát cách họ học tập, làm việc để tích lũy kiến thức cho bản thân. Sinh viên ở trường trung bình sẽ yếu hơn hẳn và ít cá nhân xuất chúng.

- Giảng viên ở các trường top là những người giỏi và có uy tín trong ngành. So với các trường trung bình thì ít có giảng viên nhiều uy tín, kinh nghiệm thực tế để giảng dậy như ở trường top, vì vậy đây là cơ hội lớn cho các bạn muốn theo đuổi con đường nghiên cứu, học sau đại học.

- Uy tín của trường bạn tốt nghiệp. Nếu bạn tốt nghiệp Bách Khoa, Công Nghệ, bằng cấp của bạn là đủ minh chứng cho thấy khả năng của bạn và ngoài ra bên ngoài các vị trí quản lý, kỹ thuật giỏi cũng phần lớn do các cựu sinh viên các trường top nắm giữ, vì vậy, họ có thể ưu tiên cho bạn hơn khi bạn ứng tuyển. Ngoài ra, các trường top luôn nhận được nhiều ưu đãi tuyển dụng từ các công ty muốn được tuyển sinh viên trường top vào thực tập, làm việc.

Tổng kết: với mình học trường nào thật sự quan trọng, nên nếu các bạn không vào được trường top là 1 thiệt thòi lớn, nhưng vẫn có các điểm bên dưới cũng rất quan trọng.

2. Có 1 mentor tốt là rất quan trọng

Mentor là 1 người đi trước có nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, công việc của bạn. Đây là 1 người thầy đích thực mà giúp bạn học hỏi, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Mentor có thể là người bạn học cùng lớp với bạn, ví dụ Mentor giỏi tán gái thì chỉ cho bạn vài chiêu đi tán gái. Mentor phần lớn là những thầy, cô giáo hoặc những anh, chị đã đi làm nhiều năm mà bạn có cơ duyên được quen biết và họ cũng quý mến và muốn giúp đỡ bạn.

Việc có Mentor quan trọng vì:

- Họ là người hiểu ngành nghề mà bạn đang theo đuổi là CNTT và có thể chỉ cho bạn lối đi đúng đắn nhất, phù hợp với khả năng và sở thích của bạn. Đây là điều rất quan trọng vì nhiều bạn sẽ mất thời gian học đại học 4-5 năm, học xong nhưng không biết là muốn làm gì cả và luôn có suy nghĩ sau khi đi làm sẽ có công ty đào tạo lại kiến thức cho các bạn làm việc.

- Nếu Mentor giỏi, nhiều uy tín thì sẽ giúp bạn mở cánh cửa tới nhiều công ty ngon, thu nhập hấp dẫn. Trong ngành nào cũng vậy, người giới thiệu việc làm cho 1 vị trí trong công ty rất quan trọng, nếu bạn quen được ai làm vị trí quản lý, có tiếng nói trong công ty thì dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng họ nhận bạn thì bạn sẽ có nhiều khả năng được vào công ty lớn, thu nhập tốt để làm việc.

Tổng kết: đây là việc nói dễ hơn làm, không dễ để tìm được 1 Mentor, nhưng các bạn trẻ nhiều năng lượng thì hãy cố gắng học hỏi nhiều, tham gia nhiều event tuyển dụng, đi thực tập sớm, học tập trên các forum, trên các group FB về CNTT, có thể bạn sẽ không quen hoặc không thể làm quen với những anh, chị đã đi trưóc nhiều năm, nhưng ít ra thì bạn nghe sẽ hiểu một số điều họ muốn truyền đạt. Điều đó là vô cùng quan trọng, vì 1 câu nói tốt có thể thay đổi cả cuộc đời bạn.

3. Tìm được định hướng trong sự nghiệp mà bạn muốn đi

Dù là trường top, có Mentor giỏi nhưng bạn không biết rằng sau này bạn muốn làm gì, bạn phù hợp với vị trí nào trong ngành CNTT thì bạn vẫn sẽ mất rất nhiều thời gian sau này và nhiều khi sẽ chọn lựa những vị trí sai lầm dẫn đến bạn cảm thấy chán nản và muốn bỏ nghề.

Vì vậy, khi còn trẻ, còn là sinh viên, đây là thời gian rất quý giá để bạn tìm hiểu khả năng của bản thân và biết bạn muốn làm gì. Câu hỏi thường trực là có nên theo ngôn ngữ A hay là ngôn ngữ B? Có nên làm dev hay làm test? Có nên làm frontend hay là backend? Sau đó bạn sẽ muốn hỏi các câu hỏi đó trên các group, lắng nghe mọi người trả lời và để đó.

Đây không phải là lựa chọn đúng, điều quan trọng để chọn vị trí làm việc phù hợp là:

  • Bạn có đam mê thật sự với ngành CNTT
  • Bạn có khả năng tự học hỏi
  • Bạn đã làm thử những vị trí đó, đọc nhiều tài liệu, xem nhiều clip review về vị trí đó và bạn cảm thấy là phù hợp với bản thân

Tổng kết: Có thể có Mentor sẽ chỉ cho bạn rằng bạn sẽ phù hợp với làm vị trí này dựa trên kinh nghiệm của họ, nhưng quan trọng nhất vẫn là bạn phải trả lời được trong quá trình đi học là bạn thật sự muốn làm vị trí nào? Ngôn ngữ lập trình thì sẽ thay đổi theo từng năm, có ngôn ngữ sẽ hot, nhiều người học thì cạnh tranh cao, ngôn ngữ ít hot thì ít việc nhưng cũng ít cạnh tranh hơn. Nhưng quan trọng là, nếu bạn giỏi về mảng đó thì bạn sẽ không sợ không có việc làm.

4. Hãy đi làm sớm nhất có thể

Lúc học Đại học thì trường của mình không có chương trình thực tập, mình ung dung đi học hết các năm đại học và không quan tâm đến công ty bên ngoài tuyển dụng ra sao. Thời đó chưa có FB, mình cũng ít tham gia các diễn đàn về CNTT. Sau khi tốt nghiệp Đại học, vì nghĩ là học trường dân lập thì các công ty bên ngoài họ sẽ không ưu tiên tuyển dụng, nên mình tiếp tục đi học thạc sỹ CNTT. Và kể cả khi mình đã tốt nghiệp thạc sỹ CNTT ở trường top thì ra ngoài tìm việc, mình vẫn bị đánh giá là không có kinh nghiệm thực tế và họ chỉ coi mình là sinh viên mới tốt nghiệp.

Vì vậy, học ở trên trường Đại học là không đủ, mà các bạn cần tranh thủ thời gian đi thực tập bên ngoài sớm nhất có thể, từ năm thứ 3 hoặc ai giỏi hơn thì cuối năm thứ 2. Thực tập cho bạn thấy kiến thức thực tế học ở trường sẽ được dùng như thế nào, công ty chạy dự án CNTT ra sao, mọi người làm việc thế nào. Từ đó, bạn có thể xin học hỏi kiến thức và có duyên thì có đuợc Mentor giỏi để chỉ bảo cho bạn.

Điểm số khi tốt nghiệp Đại học không quá quan trọng khi tìm việc làm, bằng loại khá là đủ, quan trọng là các môn học mà bạn dùng để ứng dụng trong công việc bạn phải có điểm tốt để thể hiện bạn thật sự yêu thích vị trí đó.

Khi bạn tốt nghiệp Đại học thì bạn có thể ghi trong CV tìm việc đã có 1-2 năm kinh nghiệm làm dự án thực tế, không phải là không biết gì nữa, và các công ty sẽ ưu tiên cho bạn vì họ không mất công đào tạo lại công việc ban đầu.

5. Chọn công ty để đi làm

Bạn nên chọn những công ty lớn có đội ngũ đào tạo tốt để xin thực tập và làm việc những năm đầu sau tốt nghiệp, không quá chú trọng tới mức lương mà công ty trả cho bạn. Lý do là, tiền bạn có thể kiếm được sau này, nhưng những gì bạn học được ở những năm cuối đại học và năm đầu đi làm ảnh hưởng rất lớn tới việc sau này bạn có thể tìm được công việc ở vị trí ngon hơn.

Vì vậy, hãy ưu tiên cho việc xin được thực tập dù là không lương ở các công ty lớn và cố gắng thể hiện để họ cho bạn vị trí fresher sau khi tốt nghiệp. Sau 1 - 2 năm, bạn đi làm ở đó, học hỏi được tương đối, bạn có thể tự tin nhẩy qua công ty khác, vị trí cao hơn và thu nhập xứng đáng hơn.

Khi còn trẻ, đừng ngại khó, ngại khổ, đừng lựa chọn an toàn, chọn 1 công ty hay 1 công việc lặp đi lặp lại mãi, vì bạn sẽ bị thui chột và dần dần mất động lực trong sự nghiệp. Tốt nhất là làm 1 công việc từ 2 - 3 năm và tìm công ty tốt hơn, thu nhập cao hơn để sang làm việc. Ở những công ty tốt hơn thì sẽ có nhiều người giỏi hơn để bạn tiếp tục học tập và những người giỏi nhất thì sau quá trình làm việc 10 - 15 năm, đã nhẩy qua nhiều công ty, nhiều vị trí thì họ sẽ được đẩy lên vị trí quản lý và tiếp tục sự nghiệp trong ngành CNTT dù họ sẽ ít làm công việc liên quan đến kỹ thuật.

6. Tổng kết

- Đây là những điều mình đã đúc kết lại, có những sai lầm mình đã gặp mà không thể sửa đổi được, nhưng cũng may là tuy muộn, mình vẫn theo được ngành CNTT tạm thời cho đến thời điểm này, không phải dừng lại khi còn sớm.

- Các bạn còn trẻ thì hãy cố gắng học tập nhiều, trên youtube có rất nhiều clip hướng dẫn học tập, chọn lấy 1 ngôn ngữ lập trình, 1 hướng đi mà bạn mong muốn, làm thử theo họ.

- Có đam mê rồi thì thành công sẽ theo đuổi bạn, tốt nhất là bạn có thể tự quyết định sự nghiệp trong cuộc đời của bạn, có người Mentor tốt sẽ giúp bạn không đi sai con đường 5-10 năm. Mình chưa từng có Mentor, tự mình trải nghiệm, tự sai và tự chịu, mình không làm Mentor về định hướng nghề nghiệp được cho ai, nhưng những bài học này, mình tin là có ích với các bạn trẻ đang và sẽ theo học ngành CNTT.

Thân ái,
cám ơn fen nhé
 
Mình xin đóng góp một điểm nữa ở phần bằng cấp đó là nếu các bạn muốn bơi ra biển lớn, ra nước ngoài làm việc thì việc có tấm bằng đại học cực kỳ quan trọng.
Tấm bằng đại học nó quyết định bạn có visa lao động hay không. Ví dụ trường hợp bạn rất giỏi, được các công ty lớn ở nước ngoài tuyển dụng nhưng không có tấm bằng đại học thì việc bạn xin được visa là rất khó, mình không nói là không thể nhưng sẽ rất khó hơn việc bạn có bằng rất nhiều.
Khi bạn ở VN và apply vào các vị trí của các cty nước ngoài, tấm bằng đại học sẽ giúp bạn vượt qua vòng gởi xe vì người ta đâu biết bạn là ai, bạn giỏi thế nào, người ta lọc các ứng viên có bằng trước đã. Ra nước ngoài là cuộc chiến toàn cầu, bạn đấu với đám TQ, Ấn Độ... và tụi nó đều có bằng thì việc bạn không có bằng thì là một điểm trừ rất lớn rồi.
Mình cũng biết có người không có bằng đại học cũng ra nước ngoài làm được, nhưng người đó thường có mối quan hệ tốt, trình độ kỹ thuật giỏi... Nếu bạn nhắm làm được như những người đó thì không có bằng không sao cả.
Mình cũng biết nhiều người rất giỏi, nhưng khi muốn ra nước ngoài làm việc thì giờ họ phải đi học để lấy bằng. Cái bằng đại học không chỉ là tấm lót chuột, nó còn là tấm vé để các bạn muốn bơi ra biển lớn.
Do vậy, đừng nghe mấy thầy dùi nói bằng đại học không quan trọng, nó quan trọng hơn bạn nghĩ đó.
Cho mình hỏi nếu có bằng đại học nhưng không phải là bằng bên cntt có được tính không ?
 
Mình bổ sung thêm là học algorthym và data structure cũng rất quan trọng. Nếu các bạn đang đi học, dành thời gian luyện trên leetcode/hacker rank/codility.

Khi đi làm rồi cũng vẫn phải giỏi mấy cái này để nhảy công ty hoặc thăng chức. Công ty mình nhân viên đã đậu phỏng vấn rồi. 3 năm một lần vẫn thi thuật giải, nếu rớt thì cắt thưởng tết. Muốn lên level priciple engineer thì phải pass bài test ngang với độ khó hard/medium bên leet code, còn không thì chỉ có qua EM hoặc dừng ở lead engineer.
 
Mình bổ sung thêm là học algorthym và data structure cũng rất quan trọng. Nếu các bạn đang đi học, dành thời gian luyện trên leetcode/hacker rank/codility.

Khi đi làm rồi cũng vẫn phải giỏi mấy cái này để nhảy công ty hoặc thăng chức. Công ty mình nhân viên đã đậu phỏng vấn rồi. 3 năm một lần vẫn thi thuật giải, nếu rớt cắt thưởng tết. Thi level cao mới level priciple engineer, còn không thì chỉ có qua EM hoặc lead engineer.

Tương lai chắc toàn Leetcode Hard với English giao tiếp hết ấy bác nhỉ.
 
Tương lai chắc toàn Leetcode Hard với English giao tiếp hết ấy bác nhỉ.
chuẩn rồi fen, mình trái ngành đang học VB2 cũng cày leetcode song song project để tìm việc đây, cái nghề này nó đòi hòi cày cuốc update liên tục
Về bằng cấp thì tốt nhất là học đại học chính quy, dân lập hay công lập, bằng trung bình khá giỏi gì cũng được, tệ hơn thì có văn bằng 2, hệ từ xa, hệ vừa làm vừa học chứ thời buổi này và 10-20 năm tới không có bằng cấp thì cơ hội rất thấp để tìm việc, thăng tiến.
 
Ý mình là nếu có đi làm it nhưng học trái ngành ấy. Nhiều ông học kinh tế xong đi làm IT mà.
Nếu đứng ở góc độ CTY trong nước thì thường bằng trái ngành thì thua 2 năm kinh nghiệm. Tức trái ngành đi làm 3 năm kn tương đương với đúng ngành IT đi làm một năm kn.
 
Nếu đứng ở góc độ CTY trong nước thì thường bằng trái ngành thì thua 2 năm kinh nghiệm. Tức trái ngành đi làm 3 năm kn tương đương với đúng ngành IT đi làm một năm kn.
Thx bác. Còn nếu đi nước ngoài làm IT thì có bằng đại học là dc phải k nhỉ. Ko nhất thiết bằng cntt.
 
Thx bác. Còn nếu đi nước ngoài làm IT thì có bằng đại học là dc phải k nhỉ. Ko nhất thiết bằng cntt.
NC ngoài mình ko rõ. Mình đoán là phụ thuộc vào CTY, Nhưng profile rất tốt, chứ level bình thường thì đâu cũng có, nên CTY ít để ý, trừ khi CTY đó thực sự cần bạn.
 
Với góc nhìn của mình thì mình thấy còn thiếu 1 thứ khá quan trọng mà nhiều bạn trẻ không để ý tích lũy cho mình, đó là kĩ năng phỏng vấn. Với mình thì kĩ năng này rất quan trọng vì dù bạn muốn hay không thì hầu như chúng ta đều cần trải qua phỏng vấn đề có job, và phỏng vấn thì nó không chỉ đánh giá kiến thức mà còn đánh giá mindset, kĩ năng mềm, kinh nghiệm và nhiều khía cạnh khác. Và để có offer thì chúng ta phải chứng minh rằng mình là ứng viên "hợp" nhất với họ.
Nói ra kinh nghiệm thì khá dài, nên mình tóm tắt vài ý thôi:
1. Hãy đi pv thật nhiều dù có nhu cầu chuyển việc hay không, tốt nhất 1 năm/ 1 lần. Có những điểm lợi sau:
  • Bạn sẽ có dịp ôn lại kiến thức của mình -> hệ thống lại và đào sâu kiến thức.
  • Biết được thị trường đang cần skill gì -> học nó -> tăng giá trị bản thân và dễ kiếm việc sau này.
  • Biết được thị trường ngoài kia đang trả như nào -> tránh bị trả thấp. Nếu có offer tốt nhì nhảy luôn :)))
2. Viết CV: Trước mình thấy dễ nhưng dạo này cạnh tranh gắt quá, rớt vòng CV như cơm bữa nên cần chăm chút CV nhiều hơn, có cả 1 thread về vấn đề này, mn tham khảo ở đây nhé
3. Hãy cố gắng mở rộng mối quan hệ của mình, mình thấy job ngon thường đến từ connection mình nhiều hơn bản thân tự tìm :v
4. Với những câu hỏi về coding và xa hơn là system design sự tương tác với interviewer rất quan trọng, đừng assume trong đầu quá nhiều, hãy biết cách đặt câu hỏi cho interviewer, xem họ như là 1 đồng dội của mình đang cùng mình giải quyết 1 vấn đề
5. Vòng behavior hay culture fit có thể các bạn trẻ không gặp nhiều nhưng mình cũng muốn chia sẻ để các bạn aware nó. Hãy học cách trình bày theo STAR, có khá nhiều câu hỏi sẵn để tham khảo -> Hãy google thêm chỗ này nhé -> Mình thấy các cty top đầu đều đánh giá vòng này khá nghiêm túc.
6. Kĩ năng deal lương: Tránh bị deal hố thì mình cần biết range lương thì đa số HR k share cho mình đâu, Mình phải chủ động tìm range lương thôi, cách 1 mà mình share là 1 cách, còn không có thể truy cập 1 số trang như NodeFlair, hoặc tham khảo trên voz cũng dc. mà lưu ý các case trên voz mình thấy khá outstanding nên chỉ tham khảo thôi nhé :)))

Tới đây mỏi tay quá, có gì mình share thêm sau :v
 
3. Hãy cố gắng mở rộng mối quan hệ của mình, mình thấy job ngon thường đến từ connection mình nhiều hơn bản thân tự tìm :v
A.k.a. cronyism. Ai muốn solo remote thì chỉ có qua agency kiểu Turing còn có hope thôi, hoặc nếu đủ mạnh thì apply thẳng vào mấy portal nước ngoài, chứ tự đi apply vào mấy cty ở VN thì toang. Đa số job postings tầm này toàn hư cấu cứ repost trường kỳ, hoặc post cho có lệ chừa slot cho internal hoặc con cháu bạn bè, lọt qua được khâu screening thì bị làm khó dễ, phỏng vấn 1 chiều (test, takehome, làm chùa feature cho người ta, ...), có phỏng vấn thì họ phỏng vấn cho có, hỏi xoáy đáp xoay, down level ép rate các kiểu.
 
3. Hãy cố gắng mở rộng mối quan hệ của mình, mình thấy job ngon thường đến từ connection mình nhiều hơn bản thân tự tìm :v
Job tôi đang làm là voz refer, hybrid, lương đối với tôi là ngon choét, hơi vất vả mà tôi lại thích
 
Thx bác. Còn nếu đi nước ngoài làm IT thì có bằng đại học là dc phải k nhỉ. Ko nhất thiết bằng cntt.

Với góc nhìn của mình thì mình thấy còn thiếu 1 thứ khá quan trọng mà nhiều bạn trẻ không để ý tích lũy cho mình, đó là kĩ năng phỏng vấn. Với mình thì kĩ năng này rất quan trọng vì dù bạn muốn hay không thì hầu như chúng ta đều cần trải qua phỏng vấn đề có job, và phỏng vấn thì nó không chỉ đánh giá kiến thức mà còn đánh giá mindset, kĩ năng mềm, kinh nghiệm và nhiều khía cạnh khác. Và để có offer thì chúng ta phải chứng minh rằng mình là ứng viên "hợp" nhất với họ.
Nói ra kinh nghiệm thì khá dài, nên mình tóm tắt vài ý thôi:
1. Hãy đi pv thật nhiều dù có nhu cầu chuyển việc hay không, tốt nhất 1 năm/ 1 lần. Có những điểm lợi sau:
  • Bạn sẽ có dịp ôn lại kiến thức của mình -> hệ thống lại và đào sâu kiến thức.
  • Biết được thị trường đang cần skill gì -> học nó -> tăng giá trị bản thân và dễ kiếm việc sau này.
  • Biết được thị trường ngoài kia đang trả như nào -> tránh bị trả thấp. Nếu có offer tốt nhì nhảy luôn :)))
2. Viết CV: Trước mình thấy dễ nhưng dạo này cạnh tranh gắt quá, rớt vòng CV như cơm bữa nên cần chăm chút CV nhiều hơn, có cả 1 thread về vấn đề này, mn tham khảo ở đây nhé
3. Hãy cố gắng mở rộng mối quan hệ của mình, mình thấy job ngon thường đến từ connection mình nhiều hơn bản thân tự tìm :v
4. Với những câu hỏi về coding và xa hơn là system design sự tương tác với interviewer rất quan trọng, đừng assume trong đầu quá nhiều, hãy biết cách đặt câu hỏi cho interviewer, xem họ như là 1 đồng dội của mình đang cùng mình giải quyết 1 vấn đề
5. Vòng behavior hay culture fit có thể các bạn trẻ không gặp nhiều nhưng mình cũng muốn chia sẻ để các bạn aware nó. Hãy học cách trình bày theo STAR, có khá nhiều câu hỏi sẵn để tham khảo -> Hãy google thêm chỗ này nhé -> Mình thấy các cty top đầu đều đánh giá vòng này khá nghiêm túc.
6. Kĩ năng deal lương: Tránh bị deal hố thì mình cần biết range lương thì đa số HR k share cho mình đâu, Mình phải chủ động tìm range lương thôi, cách 1 mà mình share là 1 cách, còn không có thể truy cập 1 số trang như NodeFlair, hoặc tham khảo trên voz cũng dc. mà lưu ý các case trên voz mình thấy khá outstanding nên chỉ tham khảo thôi nhé :)))

Tới đây mỏi tay quá, có gì mình share thêm sau :v
Cám ơn những ý kiến rất chân thực của bạn nhé, đúng là cần phải mở rộng mối quan hệ, tham gia nhiều hội nhóm để mn biết tới bản thân, nếu có việc ok thì biết đâu lại được ref.
 
Toàn giáo điều
iPlS5ux.png
 
Mình bổ sung thêm là học algorthym và data structure cũng rất quan trọng. Nếu các bạn đang đi học, dành thời gian luyện trên leetcode/hacker rank/codility.

Khi đi làm rồi cũng vẫn phải giỏi mấy cái này để nhảy công ty hoặc thăng chức. Công ty mình nhân viên đã đậu phỏng vấn rồi. 3 năm một lần vẫn thi thuật giải, nếu rớt thì cắt thưởng tết. Muốn lên level priciple engineer thì phải pass bài test ngang với độ khó hard/medium bên leet code, còn không thì chỉ có qua EM hoặc dừng ở lead engineer.

Công ty nào thì cho em xin tên để né với :nosebleed:
Thi để lên chức thì oke, chứ để cắt thưởng tết thì hơi hãm
 
Cảm ơn anh đã chia sẻ.
Em cũng đang học ở 1 trường tầm giữa ở Hà Nội, và thực sự thì ko hiểu khi trường cho mấy anh sinh viên hơn em có hai tuổi vừa ra trường để giảng dạy môn quan trọng như Cấu trúc Dl và GT.
mấy đứa sinh viên mà tham gia thi ACM ICPC thì nó cũng đủ trình dạy rồi chứ không cần tốt nghiệp đâu :LOL:
 
Back
Top