kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

NZcbXVd.jpg
🕮 Bọn làm bạc giả (*) ― André Gide ― Phùng Văn Tửu dịch​
Bọn làm bạc giả là cuốn tiểu thuyết được coi là dấu mốc trong sự nghiệp sáng tác của André Gide. Chính bản thân tác giả cho rằng, đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong sự nghiệp của ông bất chấp việc nó được viết khi A. Gide đã 60 tuổi và có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ trước đó.
Cuốn tiểu thuyết được tác giả sử dụng cách kể chuyện độc đáo với một nửa được thể hiện dưới hình thức một cuốn nhật ký. Các nhân vật được xây dựng rất phức tạp với nhiều lớp lang về xuất thân, hành động, tư tưởng được bố trí công phu giúp người đọc thấy được bức tranh toàn diện về đời sống của tầng lớp thị dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.​
 
Last edited:
mọi thứ nhỏ nhoi nhưng được tôn làm chân lí đều bị cay cú bởi người biết trải nghiệm đủ thứ thể loại sách thay vì bảo thủ :go::go:
 
ủa có vấn đề gì với cuốn hai số phận với không gia đình mà mấy anh kia cay cú vậy?
T thấy hay phết mà
hồi nhỏ cuốn văn học nước ngoài đầu tiên mình đọc là Không gia đình. cũng bắt đầu từ đó mà thích khám phá những thế giới khác, những cuộc đời khác qua trang sách. tất nhiên, mỗi cuốn sách có ý nghĩa nhất định ở mỗi thời điểm nhất định :D
 
ủa có vấn đề gì với cuốn hai số phận với không gia đình mà mấy anh kia cay cú vậy?
T thấy hay phết mà
Bệnh của người đọc nhiều sách là nếu tham gia vào những group thích đọc sách, mê sách, nghiện sách, vân vân, thì sẽ nhận ra đó đều là những hội nhóm tên nghe thì oai nhưng rỗng ruột, gặp toàn seeder bán sách và các con chiên, những người mới nhập môn, lẫm chẫm bước vào đọc sách, giống như một cụ già lạc vào nơi toàn trẻ con 4,5 tuổi, điều này dễ dẫn tới 2 điều, bực dọc vì tìm cạ mà gặp toàn người tập tọe, và thứ 2 là kiêu ngạo vì ngay cả trong đám đọc sách, mình vẫn là phượng giữa bầy gà, cả 2 thứ đều không có ích, vì vậy nếu đã đọc đủ nhiều, tốt nhất là hoặc tham gia những gr chất lượng có người giới thiệu, hoặc là không tham gia bất kỳ gr nào cả, khi lẽ ra đọc sách phải khiêm tốn hơn lại hóa thành đọc sách để kiêu ngạo hơn, nó làm hỏng ý nghĩa tốt đẹp của sách. Anh bạn Tinker kia ít nhiều mắc cái bệnh thượng đẳng mà khi xưa tôi từng mắc nên tôi hiểu, và rất thông cảm, nhưng bệnh đó nếu sửa được thì nên sửa
 
Bệnh của người đọc nhiều sách là nếu tham gia vào những group thích đọc sách, mê sách, nghiện sách, vân vân, thì sẽ nhận ra đó đều là những hội nhóm tên nghe thì oai nhưng rỗng ruột, gặp toàn seeder bán sách và các con chiên, những người mới nhập môn, lẫm chẫm bước vào đọc sách, giống như một cụ già lạc vào nơi toàn trẻ con 4,5 tuổi, điều này dễ dẫn tới 2 điều, bực dọc vì tìm cạ mà gặp toàn người tập tọe, và thứ 2 là kiêu ngạo vì ngay cả trong đám đọc sách, mình vẫn là phượng giữa bầy gà, cả 2 thứ đều không có ích, vì vậy nếu đã đọc đủ nhiều, tốt nhất là hoặc tham gia những gr chất lượng có người giới thiệu, hoặc là không tham gia bất kỳ gr nào cả, khi lẽ ra đọc sách phải khiêm tốn hơn lại hóa thành đọc sách để kiêu ngạo hơn, nó làm hỏng ý nghĩa tốt đẹp của sách. Anh bạn Tinker kia ít nhiều mắc cái bệnh thượng đẳng mà khi xưa tôi từng mắc nên tôi hiểu, và rất thông cảm, nhưng bệnh đó nếu sửa được thì nên sửa

Trên mấy gr fb nhiều mấy đứa con gái lắm thysm :v
 
^ cuốn nào cũng hay, nhưng nhắc đi nhắc lại miết phát mệt đít, cơ bản là tôi không mấy khi anti văn học kinh điển, trừ ngôn tình dẫm như Kiêu Hãnh Và Định Kiến thì anti mạnh và giết không gớm tay
phần còn lại của văn học thì coi như mình mất đi một cơ hội cảm thụ một cuốn tiểu thuyết kinh điển và khỏi nghĩ tới làm gì cho nặng não vì tôi không thiếu gì thứ để mình thích
không bao giờ tôi lập lại tình trạng từng mắc phải với Anna Karenina là đọc xong 1 cuốn và tự hỏi "ủa sao thiên hạ thích cuốn này mà mình thì không?" nếu ai cũng giống ai thì thế giới này sẽ vận hành chẳng khác gì nhân bản vô tính mất, hoặc sách nào cũng được hô hay, tôn đỉnh thì chỉ có thể là seeder sách ế, thi thoảng ăn mặn, ăn cay vào cho đời bớt vô vị :confident: :confident:

ngày ấy tôi ghét Anna Karenina, vừa mở đầu đã ghét, toàn bộ cốt truyện cũng ghét, kết thúc càng ghét, lời giới thiệu đầu trang cũng ghét nhưng tôi vẫn vận nội công lên và đọc hết 1100k trang của nó và đó là lần đầu cũng như lần cuối tôi than vãn về một cuốn tiểu thuyết kinh điển không dành cho mình o_Oo_O
 
Trên mấy gr fb nhiều mấy đứa con gái lắm thysm :v

ban đầu mới đọc classic novel nên không biết và trông đợi khá nhiều nên tôi mới vào group sách phây kê bớt ấy chứ nhưng out lâu rồi, giờ chả biết nó thế nào, tất nhiên độ khắm thúi của nó thì vào một lần vẫn còn nhớ mãi mùi vị nên chả cần vào lần 2 để kiểm chứng:byebye::byebye:
kể từ hồi out xong như vừa thoát khỏi cái cống rãnh và được hít bầu không khí trong lành, đồng thời cũng bớt sân si hơn (ít nhất là so với hiện tại) và toàn tâm dành thời gian cho việc đọc tiểu thuyết hơn và cảm thấy đáng thời gian vcl :beauty::beauty:
mà thi thoảng vẫn bị các anh VOZER chỉ trích đọc sách lắm mà vẫn toxic nên thôi cũng kệ họ, vì ai theo dõi tôi không nhiều cũng đủ biết tôi đọc chuyên đọc tiểu thuyết chứ không phải sách phi hư cấu hay sách công dân, ý tôi là không phải tôi đặc biệt hay gì hơn ai nhưng mỗi người có một góc đam mê và tư tưởng riêng nên nhiều khi không hiểu nhau được ngay đâu
trong khi họ thừa biết rằng một phần KHÁ LỚN trong văn học toàn dùng để đấu tranh, lôi kéo cách mạng nên bản tính tôi cũng mang phần nào tinh thần đấu tranh cho cái đẹp và thiện của văn học, chẳng hạn đã out group sách phây kê bớt lâu rồi nhưng thi thoảng thấy ai định vào hay hỏi tới thì vẫn phải lên tiếng cảnh báo cho họ biết mà tránh! còn lời của 2 anh Mổ và Script nói cũng đúng, đấu tranh thì có nhưng nên giữ lại một phần cá tính manly cho cộng đồng văn học:giggle::giggle:
 
ở một thế giới khác, mắt bitch của mẽo đen nhận nobitch văn học và không khéo ẵm luôn oscar bằng bộ phim chuyển thể:beated::beated:
Tôi cũng cùng câu hỏi như anh phía trên đấy... Anh bỏ mắt biếc (nếu ý anh là tác phẩm VN) vào cùng đám kia (trừ murakami) thì có gì đó sai sai.
 
Mỗ ngoài voz, ko dùng mạng xã hội nào khác cũng rất ít đọc báo nên tình trạng của các group ở FB cũng ko được nắm rõ ngoài những điều hay được nghe nói.

Nhưng như đã nói ở phần dịch và xuất bản, Ở một thế giới tự do về tư tưởng thì chúng ta tôn trọng tính thẩm mỹ, sở thích, xu hướng và sự khác biệt của từng cá nhân, nhưng không nhất thiết đồng ý với những điều đó.

Bản chất của xã hội luôn có phân tầng tự nhiên, cái phân tầng ở đây ko phải là cái nào cao hơn, cái nào thấp hơn mà chỉ là sự tách biệt tự nhiên thôi (cái thời kỳ của elitism chắc đã qua khá lâu rồi, chỉ còn lại trong hoài niệm của những Zweig). Việc chúng ta có một số điều (ví dụ ở đây là tác phẩm văn học) không phù hợp trên quan điểm cá nhân, chúng ta có quyền phê phán, điều hết sức bình thường <Marx đã nói quy luật của quá trình phát triển là quá trình mẫu thuẫn của các mâu thuẫn>. Mỗ không cho rằng ở đây có "chủ nghĩa thượng đẳng" hay thứ gì tương tự như vậy. Biểu hiện chính của lớp người này là ngoài việc tôn sùng thái quá một số giá trị cổ điển tinh hoa thì phủ nhận các thành tựu của quá trình phát triển của thời đại (ở đây vẫn đang nói tới giá trị văn học).

Mỗ nghĩ anh Tinker kia chỉ là phát ngôn hơi bỗ bã chứ chả có ý mạt sát gì ai. Anh ấy có hơi chút hoài niệm về một thế hệ cũ hay đòi hỏi cao về mặt nghệ thuật và tư tưởng, âu cũng là lẽ thường tình của những người đọc nhiều mà lại chú tâm đọc những những cuốn sách nghiêm túc mang hơi hưởng của thời kỳ "trăm hoa đua nở". Những thôi thúc âm ỉ về đòi hỏi sâu sắc hơn trong tư tưởng và nghệ thuật cũng ko có gì là ghê gớm. Thậm chí là điều đáng suy nghĩ vì một nền văn hóa đọc sâu sắc hơn.

Một nền văn hóa đọc mà tôn sùng những cuốn sách thiếu nhi hay thuyết âm mưu vỡ vẫn trở thành thần tượng thì thật đáng quan ngại. Những người thực sự quan tâm đến những điều sâu sắc phải lui vào bóng tối như bá tước Dracula thì thật đáng lo lắng.

Ngoài lề là cuối tuần vừa rồi, trong tâm trạng chán nản mỗ thay vì đọc những thứ khô khan nhàm chán đã dành 2 ngày cuối tuần đọc: Phục Hưng một dẫn nhập,Những khoảnh khắc sao sáng,thế giới những ngày qua, Các quy tắc của nghệ thuật,Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật. Tìm sự mơn trớn phức cảm đâu không thấy, chỉ thấy trầm cảm thêm với những cuốn sách đầy hoài niệm của Zweig.

Mỗ hay có thói quen xấu là mua sách theo tên tác giả và NXB chứ ko xem trước nội dung bao giờ nên luôn có những bất ngờ thú vị như đống sách của Zweig mua vì cái bìa có hình loại tàu Galleon của thời Phục Hưng nên xếp hết nó vào nhóm sách PH lôi ra đọc cùng một lần. Mà rốt cuộc là chẳng ăn nhập gì với nhau.
 
trên đời có 2 thứ đọc truyền cảm hứng cho tôi: một là sách, hai là văn của anh Mổ 😂😂

à mà hóng sale cuốn Thế giới những ngày qua của Zweig mãi không ăn thua, thôi ráng đợi vì một tương lai gặp lại Zweig trong hình thái non fiction vậy chứ truyện dài, truyện ngắn gì của bác đọc cũng kha khá rồi
mỗi lần đọc là mỗi lần cảm thấy nhân loại cần những con người hướng thiện như bác biết bao, bác đem tình thương, niềm ăn ủi trân thành đến toàn thể các tầng lớp, các chủng tộc trên địa cầu này từ những cô gái trẻ, chàng trai tuổi mới lớn, người mù, người do thái, người đồng tính...vv đều được bác mở vòng tay chào đón,đáng kiếp nước Áo của bác đã mất vào tay Đệ tam quốc xã :beat_shot::beat_shot:
 
trên đời có 2 thứ đọc truyền cảm hứng cho tôi: một là sách, hai là văn của anh Mổ 😂😂

à mà hóng sale cuốn Thế giới những ngày qua của Zweig mãi không ăn thua, thôi ráng đợi vì một tương lai gặp lại Zweig trong hình thái non fiction vậy chứ truyện dài, truyện ngắn gì của bác đọc cũng kha khá rồi
mỗi lần đọc là mỗi lần cảm thấy nhân loại cần những con người hướng thiện như bác biết bao, bác đem tình thương, niềm ăn ủi trân thành đến toàn thể các tầng lớp, các chủng tộc trên địa cầu này từ những cô gái trẻ, chàng trai tuổi mới lớn, người mù, người do thái, người đồng tính...vv đều được bác mở vòng tay chào đón,đáng kiếp nước Áo của bác đã mất vào tay Đệ tam quốc xã :beat_shot::beat_shot:
Mỗ là đại từ nhân xưng, giống như tôi, ta, mình, không phải tên :rolleyes:
 
🕮 Tuyển tập Akutagawa I ― Akutagawa Ryūnosuke ― Cung Điền - Nguyễn Nam Trân dịch​
AKUTAGAWA là một nhà văn viết truyện ngắn đặc biệt cừ khôi. Văn chương của ông là sự tích hợp tinh thần của phương Đông và phương Tây. Ông đã tiếp thu các kỹ thuật miêu tả nội tâm tỉ mỉ của văn học phương Tây để mô tả một cách tinh tế các xu hướng tâm lý, đi sâu vào bản chất người và những thay đổi tinh vi của chủ nghĩa vị kỷ. Các câu chuyện được viết dựa trên nhiều chất liệu mới lạ và độc đáo, hoặc tích xưa viết lại, hoặc lấy cảm hứng từ các truyền thuyết lịch sử, hoặc lấy chất liệu từ thực tế. Nhân vật của ông cực kỳ đa dạng, cốt truyện lại kỳ quái, nhưng không hề bị ràng buộc vào thời đại, không đại diện cho một tuyên ngôn luân lý đạo đức nào cả. Kỹ thuật kể chuyện điêu luyện, không trực tiếp bình luận, bút pháp tạo hình phức tạp, lối viết nghiêm khắc, ngôn ngữ súc tích, tất cả những điều đó làm cho các sáng tác của ông trở nên đẹp đẽ, tao nhã và tinh tế. Có thể nói, tác phẩm của Akutagawa là kết tinh của lương tâm, tài năng và tri thức của tầng lớp văn nhân thời Taisho.​
 
Last edited:
Back
Top