thắc mắc Làm lâu năm nhưng khi phỏng vấn lại lúng túng, vấp

Các anh đi pv muốn vào cty top, thì nên đi pv chục cty trc đó.
Đợt vừa rồi mình đi pv, ko tính coding online, nếu chỉ tính làm với interview thôi thì khoảng 10 bài.
Cả 10 bài mình đều đã làm trên leetcode.
Tuy nhiên mình chỉ pass 100% ở 2/3.
Có 3 bài mình: hoặc là đi sai hướng, hoặc đúng hướng nhưng code 1 hồi rối hết!
Độ khó medium -> hard nhé.
Thường các bài làm sai là quy hoạch động! Tức là bài đó cần làm = qhd nhưng mình nghĩ theo hướng khác, hoặc ko cần qhd mình lại dùng qhd!

Chưa kể về kiến thức, hơn 10 ng mình gặp. Mỗi ng nói những cái khác nhau, nên gần như là khó có buổi nào mà 100% kiến thức mình đều nắm, dù nhiều cái mình tin là liệt kê ra các thím sẽ bảo là khá cơ bản, nhưng theo 1 cách nào đó. Mình vẫn ko nhớ hoặc ko trả lời tốt dc :)

Nên các thím ko chăm ôn ko dc đâu.
Mà đấy toàn bài mình làm rồi đấy :rip:

Mà giờ pv online nên ngồi code luôn, chứ ghi bảng trắng còn khó nữa.
Đang ôn lại :(, trên leetcode đụng tới cây, đồ thị, quy hoạch động làm không làm được bài nào.
Mấy bửa coi thử phỏng vấn live trên grokking thấy chua phết. đào sâu vào thuật toán cực kì.
1624684003524.png
 
Vào thớt này rồi đọc các cmt tự nhiên nhớ tới lần pv cách đây chừng vài tháng thôi
Anh pv có hỏi đại loại: "làm thế nào để trở thành 1 senior dev, em biết ko?". Cái câu hỏi nghe thì rất đơn giản nhưng bất chợt khó trả lời vãi vì trước giờ chưa ai nói với mình là làm sao để thành senior, phải đạt những gì rồi trình độ ở mức nào, ai công nhận bởi vì có những bạn trẻ hơn kiến thức tốt nhưng chưa lên đến tầm senior và trường hợp ngược lại (đơn giản là chỉ làm lâu năm) :byebye:
Và đương nhiên lần đó mình tạch :smile:

Gửi từ Samsung SM-M515F bằng vozFApp
Trả lời: cứ ngồi đợi, đủ năm là lên thôi, senior nghĩa là già hơn, làm lâu năm hơn mà
GAI3Fr0.png

Mấy câu này hỏi này ko có câu trả lời cụ thể, trả lời nghiêm túc hẳn hoặc tếu hẳn đi cũng dc
uq1dgnk.png
 
Thằng nào chả copy code từ trên mạng về dán. Thằng nào ở đây dám khẳng định ko lên stackoverflow chôm code về không. Đi phỏng vấn tùy công ty, gặp công ty hãm nó hỏi mấy cái tào lao như mấy cái thuật toán thời đi học bố ai mà nhớ nổi. Quan trọng là hiểu để research là đc rồi. Senior thì nên hỏi mấy câu như system design, desgin pattern, đa luồng, ...
Câu này nghe nhiều ông nói rồi, và những ông này khi làm việc cùng tôi đều thấy năng lực ko dc tốt. Việc ko nhớ mấy cái thuật toán cơ bản có thể thông cảm dc, nhưng vấn đề nằm ở tư tưởng và thái độ đối với kiến thức nền tảng, thay vì nhìn nhận vấn đề của mình thì lại đổ cho kiến thức tào lao.
Đấy là theo kinh nghiệm cá nhân, cũng có thể do tôi chưa tiếp xúc đủ nhiều người giỏi
Q8sGcLO.png
 
Câu này nghe nhiều ông nói rồi, và những ông này khi làm việc cùng tôi đều thấy năng lực ko dc tốt. Việc ko nhớ mấy cái thuật toán cơ bản có thể thông cảm dc, nhưng vấn đề nằm ở tư tưởng và thái độ đối với kiến thức nền tảng, thay vì nhìn nhận vấn đề của mình thì lại đổ cho kiến thức tào lao.
Đấy là theo kinh nghiệm cá nhân, cũng có thể do tôi chưa tiếp xúc đủ nhiều người giỏi
Q8sGcLO.png

nói chung ko phải tự dưng mà ng ta lại nghĩ ra cách phỏng vấn như thế :)
cuộc chơi ko phải do mình quyết định, a nào ko thích thì cứ phấn đấu lên ceo, cto mà thay đổi chiến lược :D
 
nói chung ko phải tự dưng mà ng ta lại nghĩ ra cách phỏng vấn như thế :)
cuộc chơi ko phải do mình quyết định, a nào ko thích thì cứ phấn đấu lên ceo, cto mà thay đổi chiến lược :D
Cái vụ phỏng vấn thuật toán nhiều mấy thằng tây nó cũng chửi nát nước rồi chứ ko phải ko có.

Giờ nhiều cty startup mới thì chuộng phỏng vấn bài tập về nhà. xử lý tình huống, logic hạn chế whiteboard. Nhớ có cả cái github những cty cam kết nói không với whiteboard.

Căn bản mấy cty top CV nhiều quá thì phải tìm cách sàng lọc ứng viên thôi.
 
mỗi lần đi phỏng vấn mình cũng có rất nhiều câu không trả lời được, nhưng khi về đến nhà mới nhận ra, những thứ đó mình gặp hàng ngày và làm nó thường xuyên nhưng chẳng để ý, bởi vì mình không bao giờ nghĩ rằng sẽ có người hỏi câu hỏi đó, VD hỏi bạn đi bộ bằng cách nào vậy? trả lời: bước một nhất chân thuận lên, tay đánh ngược với chân thuận về phía trước... :byebye:
 
Trả lời: cứ ngồi đợi, đủ năm là lên thôi, senior nghĩa là già hơn, làm lâu năm hơn mà
GAI3Fr0.png

Mấy câu này hỏi này ko có câu trả lời cụ thể, trả lời nghiêm túc hẳn hoặc tếu hẳn đi cũng dc
uq1dgnk.png

Thì thường mấy câu hỏi ko có câu trả lời cụ thể là để coi định hướng cũng như quan điểm thôi. Tất nhiên mình ko phải tạch chỉ vì câu này nhưng bất chợt được hỏi cũng khó trả lời, trước giờ chưa nghĩ tới cứ nghĩ làm lâu năm đến 1 tầm nào đó sẽ được công nhận thôi :shame:

Gửi từ Samsung SM-M515F bằng vozFApp
 
Vào thớt này rồi đọc các cmt tự nhiên nhớ tới lần pv cách đây chừng vài tháng thôi
Anh pv có hỏi đại loại: "làm thế nào để trở thành 1 senior dev, em biết ko?". Cái câu hỏi nghe thì rất đơn giản nhưng bất chợt khó trả lời vãi vì trước giờ chưa ai nói với mình là làm sao để thành senior, phải đạt những gì rồi trình độ ở mức nào, ai công nhận bởi vì có những bạn trẻ hơn kiến thức tốt nhưng chưa lên đến tầm senior và trường hợp ngược lại (đơn giản là chỉ làm lâu năm) :byebye:
Và đương nhiên lần đó mình tạch :smile:

Gửi từ Samsung SM-M515F bằng vozFApp
Senior dev trước hết phải giỏi việc tự học: công việc đòi hỏi học gì mới thì học cái đó.

Thứ hai là phải có khả năng giao tiếp tốt, có thể trình bày kế hoạch dự án trước nhóm đông người.

Thứ ba là phải có khả năng quản lí thời gian, hoạch định dự án. Ví dụ dự án kéo dài 3 quí thì bạn chia ra milestone như nào, cái gì làm trước, cái gì làm sao. Nếu có một phần bị trễ tiến độ thì xoay như nào.

Tầm cao hơn nữa là khả năng lãnh đạo junior dev: bạn không chỉ làm tốt phần việc của bạn mà còn tạo việc và hướng dẫn cho các junior dev quanh bạn làm. Cái này thì ngoài kĩ thuật còn cần nhiều kĩ năng mềm.
 
Senior dev trước hết phải giỏi việc tự học: công việc đòi hỏi học gì mới thì học cái đó.

Thứ hai là phải có khả năng giao tiếp tốt, có thể trình bày kế hoạch dự án trước nhóm đông người.

Thứ ba là phải có khả năng quản lí thời gian, hoạch định dự án. Ví dụ dự án kéo dài 3 quí thì bạn chia ra milestone như nào, cái gì làm trước, cái gì làm sao. Nếu có một phần bị trễ tiến độ thì xoay như nào.

Tầm cao hơn nữa là khả năng lãnh đạo junior dev: bạn không chỉ làm tốt phần việc của bạn mà còn tạo việc và hướng dẫn cho các junior dev quanh bạn làm. Cái này thì ngoài kĩ thuật còn cần nhiều kĩ năng mềm.

Ý thứ 3 là khả năng hót shit cho junior :LOL: Khả năng deal tính năng với tester + BA

Kiểu gì thì kiểu con "Sen" vẫn cần kỹ năng + kiến thức tốt.
 
Ý thứ 3 là khả năng hót shit cho junior :LOL: Khả năng deal tính năng với tester + BA

Kiểu gì thì kiểu con "Sen" vẫn cần kỹ năng + kiến thức tốt.
Uh, trước có bạn làm tech lead hỏi tôi "giờ cấp dưới nó không đúng tiến độ thì sao?"

Tôi mới bảo là vậy mày phải đỡ cho nó chứ sao, làm lãnh đạo mà ko đỡ đc cho cấp dưới thì làm làm gì? "What is the meaning of leadership if you can't provide a safety net for your people?"
 
Còn đi làm thuê còn phỏng vấn thì còn lúng túng lắm bác. Bác thử code 1 project nào đó từ a-z tự tìm tòi các giải pháp cho project. Khi đấy thì võ công nó tự ngấm vào người. Mình đã từng chứng kiến ông leader của mình ở công ty cũ pv hoạch hoẹ cả chục senior. Nhưng khi nghỉ việc nhảy công ty mới đi pv tạch gần 20 công ty :)))). Cho nên việc pv nó cũng là tương đối và khá phụ thuộc vào người pv. Với mình khi phỏng vấn mình đề cao có sản phẩm demo sau đó hỏi các vấn đề ở trong chính project của ứng viên. Quan sát cách người ta giải quyết vấn đề chứ ko chua trọng quá nhiều vào vấn đề giải thuật. Dĩ nhiên mình ưu tiên các ứng viên đến từ các trường top để yên tâm là ứng viên đã có hiểu biết về các kiến thức cơ sở. Luôn luôn nói không với thợ code!

via theNEXTvoz for iPhone
 
zFNuZTA.png

Trước hết thì bác thử tạo 1 cái project, làm nó từ lúc nhỏ, đến lúc lớn, làm cái chức năng gì cũng được. Chủ yếu để tổng hợp lại.
Sau đó để ý lúc mình làm, coi coi có cái gì bên CV mình viết sai không, rồi note lại đó.
Sau đó thì nhớ lại lúc phỏng vấn, ngta hỏi mình cái gì. Rồi tìm hiểu theo thôi.
Lúc trước em đi phỏng vấn, bị đuổi về mấy lần, lúc đầu không biết mình sai ở đâu, chỉ nghỉ là mình thiếu kiến thức phỏng vấn thôi. Ai dè kiến thức mình yếu.
Nên phải làm lại từ đầu.
 
Còn đi làm thuê còn phỏng vấn thì còn lúng túng lắm bác. Bác thử code 1 project nào đó từ a-z tự tìm tòi các giải pháp cho project. Khi đấy thì võ công nó tự ngấm vào người. Mình đã từng chứng kiến ông leader của mình ở công ty cũ pv hoạch hoẹ cả chục senior. Nhưng khi nghỉ việc nhảy công ty mới đi pv tạch gần 20 công ty :)))). Cho nên việc pv nó cũng là tương đối và khá phụ thuộc vào người pv. Với mình khi phỏng vấn mình đề cao có sản phẩm demo sau đó hỏi các vấn đề ở trong chính project của ứng viên. Quan sát cách người ta giải quyết vấn đề chứ ko chua trọng quá nhiều vào vấn đề giải thuật. Dĩ nhiên mình ưu tiên các ứng viên đến từ các trường top để yên tâm là ứng viên đã có hiểu biết về các kiến thức cơ sở. Luôn luôn nói không với thợ code!

via theNEXTvoz for iPhone
nói ko với thợ code ko chuẩn e nghĩ là hợp lý. còn bắt đầu là thợ có mindset đi lên hổng đâu bù đấy mà cũng bị reject thì hơi phiến diện. dĩ nhiên thím làm chủ cuộc chơi thì phải theo rule của thím

Sent from HUAWEI VOG-L29 via nextVOZ
 
Last edited:
Mình thì cũng làm được 4 5 năm rồi. Làm thì theo kiểu search rồi lắp vô chạy được và ráp ráp vô. Cũng ra được sản phẩm chạy ổn. Nhưng mà khi đi phỏng vấn ngta lại hỏi mấy cái kiến thức mình không để ý. Các bác có mắc tình trạng như mình không.
đây là điển hình cho việc tới 35 tuổi là hết tuổi nghề, mà như fence thì tới 30 tuổi thì cho nghỉ được rồi
kI4a9lH.jpg
 
thím có thù với thằng f mà sao thấy nói xấu nó từ thớt này sang thớt khác thế
wiukHEj.png
thì thằng f nó chuyên làm outsource nên manager từ bên đó ra nó hay ôm cái tư tưởng outsource, lấy số lượng đè chất lượng, tối ưu lợi nhuận thì lại chả ...
còn nếu là dev thì thằng f là cái lò đào tạo fresher mới ra trường cho các công ty rồi còn gì, senior bên f thì tôi thấy thường hay rơi vào dạng jack-of-all-trade hơn là thuần 1 cái gì đó.
 
Mình thì cũng làm được 4 5 năm rồi. Làm thì theo kiểu search rồi lắp vô chạy được và ráp ráp vô. Cũng ra được sản phẩm chạy ổn. Nhưng mà khi đi phỏng vấn ngta lại hỏi mấy cái kiến thức mình không để ý. Các bác có mắc tình trạng như mình không.
Mình thấy trong câu hỏi đã có câu trả lời. "Kiến thức mình không để ý" Bạn phải tự hỏi là vì sao ko để ý?

Vì lúc làm hoàn toàn ko có kiến thức đó? Hay là có kiến thức đó nhưng bản thân ko nghĩ tới việc nó giúp cho project như thế nào.

Vấn đề là bạn đang có nhiều điểm kiến thức, nhưng lại ko thấy sợi dây liên kết những điểm đó lại.
Có nhiều bạn đã làm qua về technology mới, ghi vào CV như experience in Microservices architecture... nhưng khi hỏi những câu như cách xử lý Race Condition hay cách handle immutable data thì lại ko tìm thấy điểm liên kết cho exp của mình tại sao người pv lại hỏi câu đó.

Mình nghĩ 1 phần vấn đề là mindset khi làm task.
 
Nhiều khi anh em đi làm không để ý được các khái niệm liên quan, dẫn đến không biết sai ở đâu mà improve, như trước làm React chung team có thanh niên chuyên copy code từ project này sang project khác, có mỗi check null any thôi cũng không biết sửa mà toàn ts-ignore, binding input nhưng khi submit lại dùng ref:baffle: , dự án thì khách vẫn đấm thêm tiền đều đều. :surrender:
 
Đây là câu hỏi hay, tuy nhiên , theo tôi, hỏi chưa tới. Bản chất của câu hỏi này là, làm sao để phát triển bản thân trong cty? Vì thường, sau 1 tgian làm trong công ty, tầm 1-2 năm, bạn sẽ quen việc, lúc đó, bạn chỉ cần dành 1 thời lượng nhỏ để hoàn thành công việc, và lượng kiến thức bạn học đc từ công việc hiện tại sẽ ít dần đi. Lúc này, nếu ko tự thân vận động, tìm cách khai thác những tài nguyên sẵn có mà công ty cung cấp cho bạn, thì bạn sẽ trở nên ỳ, và tệ nhất là, trở nên phụ thuộc vào cty, lúc nào cũng lo lắng bị đào thải.
 
Last edited:
Sao mấy ông cứ hỏi làm thế nào để ... trong công ty thế? Hỏi thật chứ về nhà các ông không ngâm cứu gì khác à ?
 
Back
Top