tin tức 'Việt Nam sử lược' bản đặc biệt được bán với giá hơn 140 triệu đồng

Ý chính câu này đây: Tôi không bao giờ tán thành chuyện trăm trận trăm thắng cả. Bởi có thất bại mới có thành công. Và không ít lần chính tôi phải ôm đầu máu, cõng thương binh rút lui về.

Giờ con cháu nhiều người không bằng cụ Danh. Tiếc thay
Ồ, ta thua nhiều chứ, đâu phải ngẫu nhiên là chết một triệu Mỹ chết 50000, nhưng chiến tranh không phải những con số, và chiến thắng sau cùng nằm ở mục tiêu chiến tranh có đạt được hay không, còn sử SGK tôi không bàn, nó cũng như VNSL là một loại cánh cổng đưa anh đến những thứ xa hơn, chiến tranh biên giới chả hạn, chưa đầy một trang, nhưng nếu coi đó là cánh cổng cho anh từ khoá để tiếp tục tìm hiểu thì vài vạn trang cũng có
 
VN chỉ có mấy tên là Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam thôi nên triều Lê, Lý, Trần gì cũng xoay quanh các hiệu đó, 1 tên Đại Việt trải dài mấy triều vua thì gọi theo họ vua dễ hơn. Còn TQ khi dòng mới lên ngôi thì bỏ hiệu cũ lập hiệu mới nên tên hiệu chạy theo đời vua.
Một phần do ông trên nói...Lấy theo truyền thống các đời trước... đời trước lập ntn thì tiếp nối đời sau theo.. thành quy chuẩn truyền thống
TQ: Hiệu lấy theo đất phong
VN: Lấy theo họ

Một phần cũng phụ thuộc truyền thống... Bên TQ... khi nào dc phong "Đất" mới coi như chính thức bước vào giai cấp cầm quyền... Bắt đầu lấy phong hiệu từ đó
VN thì nhỏ hơn... văn hoá dòng tộc, làng xã sâu xa...ăn sâu... nên ưu tiên HỌ gốc hơn.. nên sẽ lấy theo đó
 
Cả thớt gồm đủ các phe chửi quyển này luôn :ops:
Không phải chửi cuốn này vẫn là nguồn tư liệu sử quý giá..dễ đọc dễ hiểu.. như thông tin phổ thông
Nó cũng không chính xác hoàn toàn.. Sử là thông tin kém chính xác nhất ... khẳng định lại luôn
Dùng nó so sánh các nguồn sử liệu khác để tổng hợp lại thông tin chính xác từ các nguồn

Còn chửi nó phủ địch nó hoàn toàn thì SAI cmr
 
Đọc sách cũng tuỳ khẩu vị, các anh chuyên gia như trong topic này đương nhiên sẽ thấy sách dở, nhiều sạn. Nhưng đa phần còn lại sẽ thấy sách hay, trong đấy nhiều thứ chưa biết. Như tôi đây cũng mê quyển này lắm mà ko có tiền mua, giá bản thưởng cũng đã đắt. Vậy mà đọc xong topic này nghe các anh chê tôi cứ tưởng quyển này là ngôn tình rác rưởi không nên đọc ấy.
Ô hay, quyển này tiki bán thiếu gì bản giá chưa đến 100k sao lại cắm đầu vào sách giới hạn của Đông A rồi kêu không có tiền mua, anh mua để đọc thì lo gì không có sách đọc, còn mua để chưng thì phải giàu cái đã, cái đó là đương nhiên
 
Đoạn văn lâm ly bi đát, cảm động huyền ảo hoang đường về vụ Nguyễn Phi Khanh nhỏ nước mắt khóc lóc, khuyên con quay về đất Việt tìm minh chủ CÓ KHẢ NĂNG CAO ra đời vào thời Pháp thuộc khi mà dân Việt Nam bị giặc Pháp cai trị quá hà khắc, chèn ép đủ kiểu. Trong hoàn cảnh mất nước bị Pháp đô hộ, các nhà văn nhà thơ VN yêu nước thấy tình cảnh giặc Pháp đè đầu cưỡi cổ người Việt RẤT GIỐNG với cảnh người Việt bị Giặc Minh đô hộ 500 trước nên nhà văn nhà thơ yêu nước tự vẽ, tự chế ra câu chuyện Không Thể Xác Minh như Nguyễn Phi Khanh khóc lóc khuyên con trai
Em hiểu mấy vụ "chế Sử này".
Nhưng cũng k rõ là vụ ông Phi Khanh lấy từ đâu. Giờ mới đọc được cmt của 1 bác trên khi nãy nên biết rồi.
Cảm ơn bác.
 
mấy quyển kiểu này nhà mình gần đây 4,5 năm trước cũng có mua nhưng kg đọc bao giờ toàn mua sách in sao đc giảm giá nhiều
nhà cũng có tiến sĩ sử trường tổng hợp cần thiết bàn luận trao đổi góc độ nào cũng đc còn hơn 10 năm nay kg quá cần phải đọc sách nhà nước nữa trừ 1 số sách chuyên ngành, độ chính xác cao hoặc mang tính sở thích giải trí

Nhặt đc quyển bản án chế độ thực dân đóng dáu thụ nho báo lao động từ năm 5x tiếng pháp cũng bỏ xó đọc đc 5,6 trang
 
Không liên quan nhưng fen nào rành lịch sử cho mình hỏi tí, vì sao các triều đại ở VN thường được gọi theo họ của vua (nhà Lê, Lý, Trần...), còn các triều đại ở TQ thì hay gọi theo tên hiệu (nhà Đường, nhà Minh...). Có nguyên nhân hay thích thì gọi?
Đây là nguyên nhân tên triều đại Trung Hoa.
Phần lớn là đất phong hoặc tên nước thời cổ từ xuân thu vùng đất đó
Hoặc tên tước hiệu của tổ tiên vị hoàng đế khai quốc.

Triều đại nhà Hạ: Theo truyền thuyết, vua Vũ từng được thụ phong ở Hạ Bá, vì thế ông gọi chính quyền của mình là “Hạ”. Có một truyền thuyết khác đó là theo nhà sử học Phạm Văn Lan, sau khi con của vua Vũ là Khải dời về Đại Hạ (khu vực Phần Quái, phía nam Sơn Tây), mới xưng là “Hạ”.

2. Triều đại nhà Thương: Tương truyền, thuỷ tổ nhà Thương là ông Khế từng có công giúp vua Vũ trị thuỷ nên được thụ phong ở đất Thương nên về sau lấy “Thương” để gọi bộ lạc của mình. Vua Thang sau khi diệt nhà Hạ đã lấy “Thương” làm quốc danh. Về sau, Bàn Canh dời đến đất Ân nên cũng gọi là “Ân” hoặc “Ân Thương”.

3. Triều đại nhà Chu: Bộ lạc Chu đến thời Cổ Công Đản Phủ dời đến vùng đất Chu. Vũ Vương sau khi diệt nhà Ân đã lấy “Chu” làm tên hiệu của triều đại. Thời kỳ đầu nhà Chu dựng đô ở Hạo. Đến thời Bình Vương thì dời đô về phía đông là Lạc Ấp, vì ở phía đông của Hạo nên nhà Chu có tên hiệu là “Tây Chu” và “Đông Chu”.

4. Triều đại nhà Tần: Theo ghi chép trong cuốn “Sử Ký” thì Tần vốn là một bộ lạc thời cổ. Thủ lĩnh Phi Tử vì có công nuôi ngựa cho Chu Hiếu Vương, nên được Chu Hiếu Vương ban cho họ “Doanh”, đồng thời tặng cho một vùng đất. Sau này, ông lại có công cứu nhà Chu nên được phong làm chư hầu. Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất 6 nước thì bắt đầu xây dựng nước Tần.


5. Triều đại nhà Hán: Hạng Vũ phong Lưu Bang làm Hán Vương, sau khi Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, thống nhất Trung Quốc, đã đặt quốc hiệu là “Hán”. Thời kỳ đầu, nhà Hán đóng đô ở Trường An, về sau đóng đô ở Lạc Dương, cho nên nếu xét về đô thành mà nói sẽ có “Tây Hán” và “Đông Hán”, nếu xét về thời gian thì có “Tiền Hán” và “Hậu Hán”.

6. Triều đại nhà Ngụy: Hán Hiến Đế từng phong Tào Tháo là Nguỵ Công, Nguỵ Vương. Sau khi Tào Phi thay nhà Hán đã xưng là “Nguỵ”. Vì hoàng thất họ Tào nên trong lịch sử cũng gọi là “Tào Nguỵ”.

7. Triều đại nhà Thục: Lưu Bị lấy Tứ Xuyên làm khu vực hoạt động, Thục là chỉ Tứ Xuyên, nên chính quyền này được gọi là “Thục”. Trong lịch sử cũng gọi là “Thục Hán”. “Hán” ở đây là chỉ kế tục nhà Đông Hán.

8. Triều đại nhà Ngô: Tôn Quyền hoạt động ở khu vực hạ du Trường giang, trong lịch sử nơi đây từng có nước Ngô, Tào Nguỵ từng phong cho Tôn Quyền là “Ngô Vương”, cho nên sử gọi là “Tôn Ngô”, cũng nhân vì ở phía đông nên cũng được gọi là “Đông Ngô”.

9. Triều đại nhà Tấn: Tư Mã Chiêu ép Nguỵ đế phong cho mình là “Tấn Công”.. Sau khi diệt nhà Thục lại phong là “Tấn Vương”. Về sau, con là Tư Mã Viêm kế thừa tước vị, ép Nguỵ đế thoái vị, tự lập làm hoàng đế đặt tên nước là “Tấn”

10. Triều đại nhà Tùy: Cha của Tuỳ Văn Đế Dương Kiên là Dương Trung từng được nhà Bắc Chu phong là “Tuỳ Quốc Công”. Tuỳ Văn Đế kế tục trước đó nên gọi là “Tuỳ triều”. Ông cho rằng, chữ này có nghĩa là đi theo, hàm ý không tốt nên đã đổi thành “Tùy”.

11. Triều đại nhà Đường: Ông nội của Đường Cao Tổ Lý Uyên là Lý Hổ, vì có công giúp nhà Chu nên được phong là Đường Quốc Công, tước vị truyền đến Lý Uyên. Sau khi khởi binh ở Thái Nguyên, Lý Uyên xưng là “Đường Vương”, sau khi phế Dương Hựu thì lập ra triều Đường.

12. Triều đại nhà Liêu: Liêu vốn xưng là Khiết Đan, sau đổi thành “Liêu”là bởi cư trú ở thượng du sông Liêu.

13. Triều đại nhà Tống: Sau khi Cung Đế nhà hậu Chu kế vị đã sai Triệu Khuông Dận làm Tiết độ sứ ở Quy Đức. Quân Quy Đức đóng tại Tống Châu Triệu Khuông Dận làm Tiết độ sứ Tống Châu. Sau vụ binh biến Trần Kiều, do phát tích tại Tống Châu nên đặt quốc hiệu là “Tống”.

14. Triều đại nhà Tây Hạ: Thác Bạt Tư Cung chiếm cứ Hạ Châu, nên khi lập quốc lấy Hạ Châu làm tên, xưng là “Đại Hạ”. Bởi vì ở phía Tây nên người Tống gọi là “Tây Hạ”.

15. Triều đại nhà Kim: Đô thành nhà Kim là Hội Ninh, bên sông Án Xuất Hổ. Tương truyền rằng sông này sản sinh ra vàng (kim), chữ “kim” đọc theo tiếng Nữ Chân là “Án Xuất Hổ”.

16. Triều đại nhà Nguyên: Theo ghi chép trong “Nguyên sử ” thì tên gọi “Nguyên” là do Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đặt. Ông lấy từ chữ “Nguyên” ở câu “Đại tai càn nguyên” kinh Dịch, có ý nghĩa là lớn, là đầu tiên. Nhưng cũng có người cho rằng sự ra đời tên này có liên quan đến phong tục và totem (vật được coi là biểu tượng của dân tộc) của người Mông Cổ, cũng có người cho rằng nó có liên quan đến Phật giáo.

17. Triều đại nhà Minh: Chu Nguyên Chương là một trong những quân khởi nghĩa cuối đời Nguyên, là kế thừa Quách Tử Hưng mà phát triển lên. Quách Tử Hưng thuộc tổ chức Bạch liên giáo, Bạch liên giáo tuyên bố: “Hắc ám tức tương quá khứ, quang minh tương yếu đáo lai.” (Tạm dịch nghĩa: Tối tăm sắp qua, sáng tươi sắp đến) để cổ vũ nhân dân chống lại sự thống trị của triều Nguyên, cho nên còn được xưng là “Quang minh giáo”. Thủ lĩnh của Bạch liên giáo là Hàn Sơn Đồng xưng là “Minh vương”. Chu Nguyên Chương không chỉ từng sùng tín Bạch liên giáo mà còn thừa nhận mình là một trong những quân khởi nghĩa của Bạch liên giáo. Vì vậy, sau khi giành được chính quyền, Chu Nguyên Chương đặt quốc hiệu là “Minh”.

18. Triều đại nhà Thanh: Mãn tộc là một chi của tộc Nữ Chân. Thời Bắc Tống, tộc Nữ Chân xây dựng ra nước Kim. Cuối đời nhà Minh, thế lực của tộc Nữ Chân hùng mạnh trở lại, xây dựng lại nước Kim (Hậu Kim). Vì muốn mở rộng ra bên ngoài, cắt đứt quan hệ bề tôi với triều Minh, Thanh Thái Tổ Hoàng Thái Cực đã đem “Nữ Chân” đổi thành “Mãn Châu” , đem “Kim” đổi thành “Thanh” .

Vào thời Tống, người Nữ Chân bị quản chế bởi người Khiết Đan, mà chữ “Liêu” trong tiếng Khiết Đan có nghĩa là “Thiết” (sắt) cho nên đặt tên nước là“Kim” (vàng) nhằm biểu thị ý nghĩa “kim” cứng hơn “thiết”, có thể áp chế được “Liêu”. Còn nguyên nhân đổi từ “Kim” sang “Thanh”, các nhà sử học có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng Hoàng Thái Cực vì muốn tránh gây ra mâu thuẫn kịch liệt nên đã đổi.
https://m.dkn.news/van-hoa/nguon-goc-18-quoc-hieu-cua-trieu-dai-trung-hoa.html
 
Đông A làm tiền toàn mấy quyển public domain. Thích thì tự làm lấy một bản muốn độc lạ thế nào chẳng được, chi phí chắc bằng phần lẻ số phải trả nxb.
 
không, tôi ko comment chỉ đích danh hay quote ai cả. Sử sai là bt, vì ko ai quay lại lúc đó mà biết đúng hay sai. kể cả người viết lại cũng màu sắc cá nhân rồi.
Tôi nói mấy anh chê VNSL lởm rồi chê TTK này nọ, thật là ấu trĩ khi mà nếu xét trên vị thế của 1 người tổng hợp sử thì ông ý còn khách quan hơn mấy bố sử gia bây h.
OK vụ nhà Đinh nhường ngôi cho nhà tiền Lê, sách sử thì bảo Thái hậu kiểu đại nghĩa diệt thân, diệt cái dm nó chứ con nó đấy nó lại diệt cái gì. TTK viết rõ là thông dâm kìa, thế nghe cái nào logic hơn dù giờ chả ai kiểm chứng được.
A có thể lập thớt khác để chửi stk,hiện giờ trong này thấy nhận xét về quyển VNSL chứ chưa đả động gì về sử đương thời cả,a đừng cố mà lái thớt
 
Việt Nam sử lược nổi tiếng chẳng qua chìa quyển sử đầu tiên bằng chữ quốc ngữ và nó tổng hợp toàn bộ từ Hồng Bàng đến nhà Nguyễn.
Khi nó ra đời do thông tin thiếu thốn, dân mù chữ phần lớn và các bộ sử toàn thư, Đại nam thực lục và các bộ sử cổ chưa dịch ra chữ quốc ngữ nên nó có ích cho dân biết khái quát về sử Việt.
Tác dụng của bộ này giống như các bài học sử ta vẫn học trong sgk, nó khá sơ sài và định kiến
Còn khi trưởng thành muốn tìm hiểu kỹ hơn, ta phải đọc cổ sử và thêm các bộ sử nước ngoài viết về nước ta rồi suy sét đối chiếu.
Việt Nam sử lược chả còn thông tin gì bổ ích cho ta đọc nửa

Giá trị của nó là ở chỗ đấy.
Chứ anh nghĩ người ta bỏ ra 140tr để mua kiến thức trong quyển sách hử? bỏ 140k ra mua mấy quyền photo là đủ ròi.
 
Trần Trọng Kim đoạn nào viết sai thì tôi nói ông viết sai.
Chẳng lẽ ông viết sai phải khen là đúng?
Thực ra nhiều chỗ TTK viết sai nhưng cái ý chính vẫn không sai nên bắt bẽ quá khác nào bới lông tìm vết. Như cái ý về Nguyễn Phi Khanh có thể sai địa điểm, tính cách con người nhưng tinh thần "trả nợ nước báo thù nhà" thì vẫn đó thôi.
Hơn nữa, tìm một bộ sử chính xác 100% là không có thực nên Việt Nam Sử Lược cũng có ích cho những ai muốn tìm hiểu sử nước nhà tổng quát theo đúng một cách gọi là 'sử lược' thôi còn muốn tìm hiểu chuyên sâu phải cần đọc thêm.
 
Thực ra nhiều chỗ TTK viết sai nhưng cái ý chính vẫn không sai nên bắt bẽ quá khác nào bới lông tìm vết. Như cái ý về Nguyễn Phi Khanh có thể sai địa điểm, tính cách con người nhưng tinh thần "trả nợ nước báo thù nhà" thì vẫn đó thôi
Biến một ông hàng giặc thành một anh hùng dân tộc và được đặt tên đường nhờ vào hành vi không tồn tại.
Giỏi!
Chỉ để kích thích tinh thần trả nợ nước báo thù nhà thì có cần bịa đặt hay không?
 
ok ok. Hay lắm bạn, tôi ngu nhưng mà có đứa khôn nhét chữ vào mồm này. Khổ ghê vào cái thớt lịch sử cũng bị nó lái về cảng với nhà nghỉ. dm mệt đéo chịu được.
May mà cũng quen rồi, thôi chú đừng quote anh nữa. Anh cũng ko tranh luận nữa lại làm loãng thớt. Cảm ơn.
Biến mẹ a đi,lắm chuyện,a định làm cái đéo gì cả thớt biết rồi,lươn lẹo
 
37 - vX6wwz5.png
Đông A chọn những quyển sách kinh điển vốnđã hết bảo hộ bản quyền tác giả, chỉ cần thiết kế lại bìa cho đẹp là bán chạy
 
Chỉ để kích thích tinh thần trả nợ nước báo thù nhà thì có cần bịa đặt hay không?
Nhiều triều đại lên ngôi được thì cũng cần có nhiều chi tiết như "huyền thoại" sống như thế đấy. Thí dụ: trong cuộc chiến chống Mỹ trận đánh nào cũng được thêu dệt qua các số thống kê kích thích tinh thần như thế đấy
 
Cá nhân mình cho là cuốn Việt Nam sử lược có giá trị nhất ở 2 điểm:
1. Là cuốn sách sử đầu tiên bằng chữ quốc ngữ mang tính khái quát cả chiều dài lịch sử của Việt Nam từ thuở sơ khai tới giai đoạn Bảo hộ của Pháp. Việc này có lợi ích vô cùng lớn cho việc dân ta biết toàn bộ sử ta, bước đầu là rộng rãi cho những người đi học, biết chữ, sau nữa đến người được dạy dỗ bảo ban bởi người đi học, biết chữ.
2. Từ mức thông hiểu cơ bản ấy mà lan tỏa sâu rộng trong dân chúng lòng yêu nước, tính tự hào dân tộc, làm căn bản cho mọi nỗ lực trong hoạt động học hành, lao động, cống hiến và kế tục truyền thống, theo tư tưởng của trí thức và người dân thời bấy giờ.
Sách cũng được người viết kê cứu nhiều bản sách sử cổ kim, cả chữ Nho, chữ quốc ngữ (16 sách) và sách Pháp (10 sách) rồi tổng hợp biên tập, không thể nói cóp nhặt. (Thống kê theo bản mình giữ, Tân Việt xuất bản 1964)
Sách viết ra là mang tư tưởng chủ quan của ngưòi viết, theo dòng tư tưởng của thời đại mà người viết đang sống, không thể trách cụ Trần Trọng Kim trong việc lồng ghép ý kiến của cá nhân (theo tư tưởng chung của thời đại) vào tác phẩm. Lời bàn của Sử gia trong mỗi chương mỗi kỷ của sách sử, xưa nay luôn là lời mở.
Bàn tới chi tiết câu chữ, lời văn trong sử thì chưa thấy bộ sử nào toàn bích để nói "sửa được một chữ thưởng cho nghìn vàng" (Lã thị Xuân thu), nhưng hạ một câu "Trần Trọng Kim viết bậy" hay "cho tôi bộ này tôi còn vứt đi" e không xứng với công tiền nhân, mình không nghĩ như vậy là đúng.
close topics được rồi!
mấy ông cứ đem tiêu chuẩn thời nay áp vào thời xưa là cái sai đâu tiên.
---
Hồi bé mình có may mắn đọc được quyển này, nó cuốn hơn sgk rất nhiều;
và trẻ con thì cần có hứng thú thì học gì cũng được. Người lớn mới đi tranh cãi đúng sai rành rọt
 
Ồ, ta thua nhiều chứ, đâu phải ngẫu nhiên là chết một triệu Mỹ chết 50000, nhưng chiến tranh không phải những con số, và chiến thắng sau cùng nằm ở mục tiêu chiến tranh có đạt được hay không, còn sử SGK tôi không bàn, nó cũng như VNSL là một loại cánh cổng đưa anh đến những thứ xa hơn, chiến tranh biên giới chả hạn, chưa đầy một trang, nhưng nếu coi đó là cánh cổng cho anh từ khoá để tiếp tục tìm hiểu thì vài vạn trang cũng có
Cái này tôi đồng ý với a,với người như tôi coi quyển VNSL nó như hệ thống hoá lại một cách ngắn gọn súc tích về lịch sử Việt Nam,căn cứ vào các mốc thời gian đó tìm hiểu rộng ra thêm qua các kênh khác.Cá nhân tôi thấy giá trị về mặt nội dung là dễ đọc,dễ hiểu,dễ nhớ,tất nhiên nó Ko dùng để tra cứu được.
 
Back
Top