thảo luận Bỏ phố về nơi không điện để xây 'homestay Đà Lạt'

DaiGiaLauXanh

Senior Member
https://vnexpress.net/bo-pho-ve-noi-khong-dien-de-xay-homestay-da-lat-4360971.html
Vợ chồng Lê Hương (26 tuổi) rời TP Thanh Hóa chuyển về huyện Như Thanh xây dựng "Đà Lạt thu nhỏ" để sinh sống và kinh doanh điểm chụp ảnh.
Với niềm đam mê du lịch, trước dịch Covid-19, đôi vợ chồng 9x đã cùng nhau rong ruổi khắp các tỉnh, thành trên cả nước và từng thực hiện chuyến xuyên Việt "để đời". Trong đó, thành phố Đà Lạt với không khí mát mẻ, nhịp sống yên bình, quanh năm ngát hương hoa và khung cảnh đồi thông lãng mạn đã khiến vợ chồng Hương "phải lòng" từ lần gặp gỡ đầu tiên.
Khu farmstay giữa vườn hoa của vợ chồng Hương.

Khu farmstay giữa vườn hoa của vợ chồng Hương.
Đầu năm 2020, vợ chồng Hương quyết rời phố về vùng đồi ở huyện Như Thanh, xây dựng một farmstay, mô phỏng một homestay giữa đồi hoa của Đà Lạt. Một phần khác, quyết định này đến từ khi dịch Covid-19 ập tới khiến công việc kinh doanh studio chụp ảnh của 2 vợ chồng gặp khó khăn. Họ cũng vừa đón con gái đầu lòng, khiến Hương và con cần không gian để nghỉ ngơi, giải tỏa. Hương chia sẻ khi quyết định chuyển môi trường sống, kinh tế của gia đình không dư giả, vì vậy họ lên kế hoạch làm từng thứ theo kiểu cuốn chiếu.
"Mình đã có ý nghĩ khi già sẽ về rừng sống vì yêu thiên nhiên nhưng kế hoạch diễn ra sớm hơn dự định vì dịch bệnh. Mình cũng muốn con có một môi trường sống tĩnh lặng, trong lành, nhiều trải nghiệm với thiên nhiên và giống với thành phố ngàn hoa", Hương nói và tin quyết định về đồi sống là đúng đắn.
Mảnh đất đồi rộng 2 ha của vợ chồng Hương cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 70 km và cách đường lớn 3 km. Hương cho biết đã mua mảnh đất làm nông trại cách đây 4 năm bằng tiền tích cóp, khi ấy họ trồng một số cây ăn quả và cây lâu năm như nhãn, xoài, vải, cóc, ổi, đu đủ, mãng cầu...
Những ngày xây nhà ở mảnh đất đồi, vợ chồng cô gặp nhiều khó khăn vì đường đi lại gập ghềnh, lại biệt lập với khu dân cư và thời điểm xây dựng lại vào lúc thời tiết miền Bắc vào đợt nắng nóng nhất. Hương còn nhớ vào 3 tháng nắng nóng năm 2020, đến nước suối cũng cạn, cỏ cây xung quanh chết hết, vợ chồng cô lấy nước từ khe rỉ nước nhỏ để vừa sinh hoạt vừa xây nhà, còn điện dùng bằng máy phát. Khi đó, con gái của họ được vài tháng tuổi nên 2 vợ chồng thường xuyên phải đi lại giữa nơi ở cũ và khu đồi để chăm sóc con và hoàn thành kế hoạch.
Hương chia sẻ những ngày đầu về đây chỉ có gia đình 3 người và chị gái cô với ngọn đồi rất trống trải, hoang vu, chưa kể ở đây sóng điện thoại cũng chập chờn. Nhiều khi vợ chồng cô thấy khủng hoảng về cả tài chính và tinh thần, vì cả ngày bận bịu với việc chăm con, làm việc, rồi dọn dẹp. Từ chuyên viên trang điểm tay cầm cọ, phấn trang điểm cho khách hàng nay Hương phải làm quen với việc cuốc đất, làm cỏ. Dù vậy cô cho biết may mắn khi nhận được sự động viên từ gia đình, bạn bè.
184705272-1925333067620718-776-5976-7009-1632460036.jpg

183363897-1925332984287393-639-3959-8867-1632460036.jpg

150094741-1860149580805734-815-8891-4387-1632460036.jpg

151829248-1860150477472311-348-7847-6900-1632460036.jpg

151951339-1860149507472408-878-4469-6610-1632460036.jpg

226252113-2001857083301649-430-6328-7783-1632460036.jpg

227071443-1992836424203715-104-6223-4970-1632460036.jpg

241264641202005871481481987913-6534-5238-1632460036.jpg

151070037-1860149724139053-642-3652-9881-1632460036.jpg

nhathanhhoadepmongm13-16311606-3734-6597-1632460036.jpg

151442288-1860150230805669-710-4791-2564-1632460036.jpg

52638858-1224346484386050-4228-7808-8167-1632460037.jpg
Tay ngang về vườn, vợ chồng cô học các kinh nghiệm chăm sóc nông trại trên mạng và sách vở, dù vậy kinh nghiệm chưa có nên nhiều đợt rau, hoa màu thất bại vì sâu, rệp. Dù vậy cô vẫn quyết định không dùng phân hóa học mà làm IMO ủ từ rác thải nhà bếp, cây cỏ.
Lâu dần, vợ chồng Hương dần quen và yêu mến không gian tĩnh lặng, yên bình của nơi đây. Đặc biệt quá trình làm nông trại có sự trợ giúp từ anh trai và bố của cô, thời gian rảnh họ sẽ cùng nhau quây quần. Giờ đây cô đã có kinh nghiệm về chọn giống, ươm giống, xử lý đất và cách chăm sóc vườn rau củ xanh tốt.
Hiện tại sau gần 2 năm xây dựng, farmstay đã đi vào giai đoạn hoàn thiện, với đầy đủ điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió và hệ thống nước, cũng như tưới tiêu tự động. Thay vì dành gần 12 tiếng để làm vườn như trước kia, giờ đây vợ chồng cô mất 3-4 tiếng để thăm vườn, tưới nước, trồng thêm các loại rau xanh và củ như ngô, đậu. Họ cũng có ao cá, nuôi ong, 200 con gà để lấy trứng và thịt, vì vậy thực phẩm cho các bữa ăn hàng ngày vẫn đủ đầy và đa dạng.
Thời gian còn lại trong ngày cô và chị gái đảm nhận thêm công việc thiết kế, may quần áo, bán hàng online và làm đồ thủ công trang trí cho nông trại. Hiện tại nông trại chưa hoàn thiện nên vợ chồng Hương hạn chế khách vào trải nghiệm, mà chủ yếu đón bạn bè, khách tới nghỉ ngơi, tổ chức tiệc và kết hợp chụp ảnh. Sắp tới, họ sẽ tạo một khu cắm trại mô hình Glamping (cắm trại cao cấp, lãng mạn), để đón khách trải nghiệm.
8S2A0306-8364-1632459861-2955-1632460037.jpg

8S2A0275-3238-1632459863-8268-1632460037.jpg

8S2A9781-4675-1632459864-1648-1632460037.jpg

240582505-2018824851604872-919-5221-1410-1632460037.jpg
Hương chia sẻ, hiện nay khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, gia đình cô rất may mắn vì được sống biệt lập giữa thiên nhiên, nơi không khí trong lành, tránh xa sự náo nhiệt của thành phố. Vợ chồng cô không còn những áp lực về mặt bằng, thực phẩm vì có thể tự cung cấp. Đặc biệt họ có thời gian để ở cạnh bên, làm bạn và chăm sóc cho con những năm tháng tuổi thơ. Họ cũng tìm hiểu về phương pháp Homeschooling (dạy trẻ học tại nhà), để phù hợp với công việc và vẫn đảm bảo môi trường học cho con. Mỗi cuối tuần, gia đình cô sẽ được đón người thân tới thăm và quây quần ở nông trại.
 
68747470733a2f2f69312d64756c6963682e766e6563646e2e6e65742f323032312f30392f32342f6d6961373234392d313633313136303636353333372d6a7065672d373831312d313633323436303033362e6a70673f773d36383026683d3026713d313030266470723d31266669743d63726f7026733d7a62682d4a367239325268687446734679656a453341


Chỉnh chắc mòn vài con chuột mới ra tấm gần giống Dalat đây mà.
Xem ảnh gốc tui đảm bảo chỗ đoạn này nắng vỡ cmn đầu ra ấy chứ :sexy_girl:
Nghĩ sao xứ thanh chó ăn đá, gà ăn sỏi. Mùa nắng oi bức gió Lào thổi 24/7, mùa mưa thì thối đất thối cát, lũ lụt triền miên mà đòi cosplay Dalat
 
Filter nước đái này giảm saturation giảm vibrance giảm temperature đi màu nó lạnh lạnh bớt là ra hình thật thôi, mà đảm bảo hình thật nhìn mấy cái view trên chả khác gì chòi lá chị Dậu
 
68747470733a2f2f69312d64756c6963682e766e6563646e2e6e65742f323032312f30392f32342f6d6961373234392d313633313136303636353333372d6a7065672d373831312d313633323436303033362e6a70673f773d36383026683d3026713d313030266470723d31266669743d63726f7026733d7a62682d4a367239325268687446734679656a453341


Chỉnh chắc mòn vài con chuột mới ra tấm gần giống Dalat đây mà.
Xem ảnh gốc tui đảm bảo chỗ đoạn này nắng vỡ cmn đầu ra ấy chứ :sexy_girl:
Nghĩ sao xứ thanh chó ăn đá, gà ăn sỏi. Mùa nắng oi bức gió Lào thổi 24/7, mùa mưa thì thối đất thối cát, lũ lụt triền miên mà đòi cosplay Dalat
Tôi đã được hứng cái nắng gió Lào ở Quảng Trị, Quảng Bình rồi. Mẹ ơi kinh khủng. Ở đó mà Đà Lạt :too_sad: . Mà tôi là dân Nam Trung Bộ cũng không lạ gì với gió Lào rồi đó, nhưng chỉ bằng 1 góc. Cảm giác nóng bức xung quanh không cách nào thoát ra được nó ức chế vkl
 
Đang muốn mua đất trên đó. Cỡ 4 tỉ đổ lại. 1-2000m2 có đc ko mấy vozer
Thím hỏi Đà Lạt phải không?
Mua đất nông nghiệp thì dư xăng, nhưng ra các xã ven Đà Lạt (vẫn thuộc Đà Lạt) thì mới được.

Mua đất thổ cư thì 100-200m2 là cao, mà phải ra khu xa Tp, cũng thuộc các xã luôn.
 
Đang muốn mua đất trên đó. Cỡ 4 tỉ đổ lại. 1-2000m2 có đc ko mấy vozer
Kiếm quả đồi có tý đất thổ mua làm cho rộng thím. Thằng bạn học cùng thời địa học, nó về khu sông mực hay hồ mực gì đó, nhìn thấy đẹp
 
Back
Top