kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Có ai như tôi không cực kì khó chịu khi vô tình biết trước một tình tiết nào đó trong sách mình định đọc không? Dù biết đó chỉ là phần nhỏ vì vẫn còn nhiềut thứ khác để cảm nhận trong đó nhưng vẫn thấy rất bực mình, kiểu như mình muốn cảm nhận tác phẩm một cách mới toanh không biết gì về nó ấy
Nhiều sách không nặng về câu chuyện như vậy đâu, có biết trước hết câu chuyện cũng xem như chưa biết gì về sách đó
 
Ý tôi nói về tiểu thuyết ấy chứ không phải sách khoa học.
Tiểu thuyết thì quan trọng nhất là cốt truyện với nhân vật rồi
Không phải mình đang nói sách khoa học nhé,tiểu thuyết hay thì ít khi spoil phá trải nghiệm được lắm. Vì phần lớn bối cảnh, cảm xúc, suy nghĩ nhân vật phải đọc mới biết

Ví dụ đọc quyển David Copperfield của Dicken, ban đầu trước khi đọc ai cũng biết là nhân vật chính khổ vãi lol hết, nhưng cái "khổ" đó ở mức nào thì chắc chắn mù mờ, vì không kết nối được với cái khổ của mình. Giống như một người không học Tiếng Anh thì chỉ biết IELTs 8.5 là giỏi thôi, chứ không thực lòng cảm thấy nể phục được
Mặt khác có rất nhiều sách thậm chí đưa ra cái kết từ đầu như một cách để gây tò mò, rồi mới tạo câu chuyện dẫn tới cái kết đó.
Lấy ví dụ quyển này: Người Lạ Trong Nhà
1633822007866.png

Câu chuyện mở đầu là 2 đứa nhỏ bị mụ vú em giết luôn; để người đọc shock rồi có ấn tượng mụ này là mụ điên; nhưng các chương sau mới dần dần kể câu chuyện mụ này cũng chỉ là người bình thường, bị đẩy tới giới hạn đúng thời điểm. Đưa ra kết truyện trước cũng là một thủ pháp thường dùng

Hay bộ Đi Tìm Thời Gian Đã Mất, nhà phát hành còn đưa nội dung 7 tập truyện lên trang đầu tóm tắt. Lí do là vì đọc cốt truyện chả biết thêm cái gì cả.

Mình ức chế kiểu phân tích câu chuyện từ đầu quyển sách hơn, kiểu một đoạn văn tác giả sinh năm bao nhiêu, vì sao viết quyển này, rồi phân tích trói buộc câu chuyện vào một cái chủ nghĩa nào đó, ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm đọc quá :(

// P/S: không có ý nói trải nghiệm của bạn là xấu hay gì nhé
 
Last edited:
Không phải mình đang nói sách khoa học nhé,tiểu thuyết hay thì ít khi spoil phá trải nghiệm được lắm. Vì phần lớn bối cảnh, cảm xúc, suy nghĩ nhân vật phải đọc mới biết

Ví dụ đọc quyển David Copperfield của Dicken, ban đầu trước khi đọc ai cũng biết là nhân vật chính khổ vãi lol hết, nhưng cái "khổ" đó ở mức nào thì chắc chắn mù mờ, vì không kết nối được với cái khổ của mình. Giống như một người không học Tiếng Anh thì chỉ biết IELTs 8.5 là giỏi thôi, chứ không thực lòng cảm thấy nể phục được
Mặt khác có rất nhiều sách thậm chí đưa ra cái kết từ đầu như một cách để gây tò mò, rồi mới tạo câu chuyện dẫn tới cái kết đó.
Lấy ví dụ quyển này: Người Lạ Trong Nhà
View attachment 808178
Câu chuyện mở đầu là 2 đứa nhỏ bị mụ vú em giết luôn; để người đọc shock rồi có ấn tượng mụ này là mụ điên; nhưng các chương sau mới dần dần kể câu chuyện mụ này cũng chỉ là người bình thường, bị đẩy tới giới hạn đúng thời điểm. Đưa ra kết truyện trước cũng là một thủ pháp thường dùng

Hay bộ Đi Tìm Thời Gian Đã Mất, nhà phát hành còn đưa nội dung 7 tập truyện lên trang đầu tóm tắt. Lí do là vì đọc cốt truyện chả biết thêm cái gì cả.

Mình ức chế kiểu phân tích câu chuyện từ đầu quyển sách hơn, kiểu một đoạn văn tác giả sinh năm bao nhiêu, vì sao viết quyển này, rồi phân tích trói buộc câu chuyện vào một cái chủ nghĩa nào đó, ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm đọc quá :(

// P/S: không có ý nói trải nghiệm của bạn là xấu hay gì nhé
vậy nếu như kết truyện của nhân vật chính cuối truyện mới được tiết lộ mà vô tình bác đọc đâu đó là sẽ chết thì bác có ức chế trong quá trình đọc tới cuối không?
 
vậy nếu như kết truyện của nhân vật chính cuối truyện mới được tiết lộ mà vô tình bác đọc đâu đó là sẽ chết thì bác có ức chế trong quá trình đọc tới cuối không?
Mình thì không bác ạ. Chắc bác đã nghe vụ đọc lần thứ 2 nhỉ, đọc lần thứ 2 khi đã biết câu chuyện chính có thể nhận ra những chi tiết nhỏ dẫn tới cái kết đó
Nếu lỡ biết trước thì có thể xem như đã đọc lần 1 chẳng hạn :v no problem
 
Quyển này có gì mới hơn ko, chứ vẫn quanh quẩn mấy cái trong tập the subtle art of not giving a fuk thì thôi khỏi mua.
Mới đọc 1 nửa, mục tiêu vẫn là đi tìm hạnh phúc. Khác với cuốn trước ở điểm đánh sâu vào cách để có hy vọng. Tác giả coi hy vọng là key cho mọi nỗi muộn phiền trong thế giới hiện tại. Thông qua việc lý giải cách cảm xúc vận động, cách vận hành của tôn giáo cổ điển, tôn giáo hiện đại (các phong trào nữ quyền, dân chủ, chủ nghĩa dân tộc, v.v....). Trong quote là Menu của sách.
 
Có ai thấy cuốn "3 chàng ngự lâm quân" không xuất sắc như lời đồn như tôi không?
Cuốn này nổi tiếng vl, được lên phim, thêm cái tên tựa nghe kêu nên tôi hí hửng mua đọc thử, mặc định sẽ được đọc cái gì đó lãng mạn và ngôn từ bay bổng lắm, nhưng đọc xong thì ... meh, không tệ, có thể nói ở mức khá, nhưng không tới được mức siêu phẩm ngang độ phủ sóng của nó.:nosebleed:
Trong khi lúc mua cuốn " Nhà thờ đức bà Paris', tôi không kỳ vọng nhiều, chủ yếu mua phần vì cái tên Victor Hugo, phần vì hồi bé nghe đề cập cụm từ thằng gù nhà thờ đức bà của disney suốt. Tôi đã đinh ninh cuốn này sẽ khô khan lắm, vì tựa sách là cái nhà thờ khô khan thế kia mà, vậy mà đọc xong thì mới thấy hấp dẫn vl:surrender:
Giờ ngồi nhìn lại hai cuốn trên tôi mới thấy trình độ của Victor Hugo trên hẳn một bậc so với Dumas thế nào. Nhà thờ đức bà Paris tác giả xoáy sâu vào cái nhà thờ, kiến trúc của nó , bối cảnh lịch sử và câu chuyện về tình yêu xoay quanh nàng Esmeralda, nghĩa là phần câu chuyện không phải trọng tâm duy nhất. Còn ở cuốn 3 chàng ngự lâm quân, tác giả xoáy sâu vào bối cảnh lịch sử pháp và câu chuyện của 4 chàng ngự lâm quân. Phần miêu tả bối cảnh lịch sử thì tôi thấy cả hai đều làm tốt khi truyền tải được không khí nước Pháp giai đoạn đó, nhưng ở phần xây dựng cốt truyện, tôi thấy Dumas đã làm không tốt bằng Victor Hugo, qua 5 khía cạnh:
1. Tạo ấn tượng nhân vật cho độc giả:
-Dumas khi giới thiệu nhân vật mới chỉ miêu tả ngoại hình, nếu là nhân vật chính thì ông miêu tả thêm chút về gia cảnh, điều này khiến tôi không ấn tượng hay nhớ lâu được.
-Victor Hugo thì khác, khi bắt đầu giới thiệu nhân vật, ông sử dụng một thủ pháp rất khéo léo đó là đặt họ trong một tình huống đời thường trước, tả cách họ phản ứng rồi sau đó mới miêu tả kĩ hơn ngoại hình, gia thế ở phần sau hoặc miêu tả cùng lúc tình huống và ngoại hình. Gingore, esmeralda hay thằng gù đều có chung công thức giới thiệu như thế. Thủ pháp này cực kì hiệu quả. Lấy ví dụ ở Quasimodo, ông đặt nhân vật này vào cái tình huống bị mọi người chung quanh sỉ nhục, kết hợp tả ngoại hình. Nếu ông làm theo thứ tự tả ngoại hình rồi mới tới tình huống, có lẽ nhân vật sẽ bớt đáng nhớ hơn nhiều =>Tạo ngay ấn tượng mạnh cho người đọc. :hell_boy:

2. Sự chặt chẽ trong cốt truyện.
-Dumas xây dựng được một thế giới chi tiết, tuyến nhân vật dày, song tôi thấy cách ông kết truyện chưa thỏa đáng. Cần biết rằng phản diện trong truyện là Đức giáo hoàng và người đàn bà tay sai. Ở phần kết thúc, ông chỉ nêu lên kết cục của 4 chàng ngự lâm, người đàn bà tay sai, vậy còn đức giáo hoàng đâu?:surrender: Đọc hết mà tôi còn chưng hửng một hồi => Thiếu trọn vẹn.
-Victor Hugo thì viết chặt chẽ hơn hẳn. Các nhân vật trong truyện, dù có số lượng không đa dạng bằng, song lại cực kì vừa vặn, không thừa không thiếu. Họ đều được ông ban cho một cái kết xác đáng, và số mệnh của họ vẫn luôn xoay quanh nhân vật tâm điểm là nhà thờ đức bà Paris=> Trọn vẹn.

3.Văn phong.
Cái này thì cảm nhận cá nhân thôi, tôi thì tôi thấy Victor Hugo tả hay hơn. Tuy 3 chàng ngự lâm quân Dumas có tả rất nhiều cảnh chiến đấu, tỏ tình các kiểu còn Nhà thờ đức bà Hugo chỉ chú trọng vào câu chuyện tình yêu của các nhân vật, hồi cuối mới có duy nhất cảnh chiến đấu nhưng nó hấp dẫn và li kì hơn hẳn. Từ cái đoạn đầu tả gingore rồi sự xuất hiện của Quasimodo tôi đã thấy văn phong của người tác giả quá khủng rồi, rồi từ cái đoạn mà Phoebus mời Esmeralda vào cung điện cho đến đoạn kết thì phải nói thực sự quá hoàn hảo, gây cấn cực kì.

4. Tạo sự đồng cảm cho nhân vật
-Victor Hugo do văn phong và thủ pháp tôi nói ở trên làm quá tốt nên lấy được sự đồng cảm của người độc rất dễ. Quasiomodo, frollo, hay Esmeralda đều tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng tôi. Có nhiều đoạn tôi đọc mà trong đầu tự hình dung lên vẻ ngoài của họ luôn. Đặc biệt là Esmeralda và Quasimodo, thực sự rất đáng nhớ.
-Dumas thì lại thất bại hoàn toàn ở khía cạnh này. Ngoài Athos với artemis còn lấy được chút cảm thông thì Pothos trông như trai bao, còn d'Artagnan thì thực sự tôi thấy quá đạo đức giả. Cụ thể ở chi tiết tác giả cho nhân vật này... hiếp dâm nữ tay sai của đức giáo hoàng, để rồi cuối cùng khi nhân vật nữ này bị xử tử, anh này nói với cô đại khái là "những gì tôi làm là sai, cho tôi xin lỗi nhưng cô phải chết":surrender: Tôi thực không hiểu nổi dụng ý của tác giả ở đây là gì nhưng một nhân vật như vậy quá mất dạy để đồng cảm.

5.Ý nghĩa truyền tải
-Nhà thờ đức bà Paris nói lên được rất nhiều thứ lớn lao. Nó phản ánh được hiện thực xã hôi, cách con người ta đối xử tàn tệ với nhau, chà đạp những nhân vật thấp kém về địa vị như Esmeralda hay về ngoại hình như Quasimodo. Nhưng sau tất cả, tình yêu thương vẫn tồn tại. Esmeralda dù ngu dại yêu phải sở khanh nhưng vẫn là con người tốt, có tấm lòng vị tha, còn Quasimodo dù biết tình yêu với esmeralda là vô vọng nhưng vẫn yêu hết lòng và hi sinh tất cả. Tôi gọi đây là sự lãng mạn trong hiện thực. Có một chi tiết rất đắt trong truyện là khi Quasimodo tỏ tình với esmeralda bằng cách đặt bình pha lê nhưng vỡ nên hoa héo với bình sành nhưng không vỡ nên hoa tươi( ngụ ý tốt gỗ hơn tốt nước sơn) bên cửa sổ và Esmaraldo chọn ngay...hoa héo.
-3 chàng ngự lâm quân không thể hiện được nét lớn lao về ý nghĩa, chủ yếu thuần giải trí.

=>>Nhìn chung, Nhà thờ đức bà Paris- một tên tựa khô khan cùng một câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất sắc hơn rất nhiều so với 3 chàng ngự lâm quân với cái tựa và bối cảnh hết sức hoành tráng của mình. Dù xét ở mặt giải trí hay ý nghĩa, tác phẩm của Victor Hugo vẫn hay hơn bội phần.
Đây cũng chỉ là nhận xét phiến diện từ tôi, tương lai sẽ mua thêm 2 tác phẩm tiêu biểu khác của hai nhà văn này là "Bá tước Monte Cristo" và " Những người khốn khổ" đọc để có cái nhìn chính xác hơn.

Rảnh rỗi nên lan man so sánh hai tác phẩm bất hủ này, anh nào đọc cả 2 rồi thì bàn với tôi cho vui nhé:byebye:
 
Last edited:
Có ai thấy cuốn "3 chàng ngự lâm quân" không xuất sắc như lời đồn như tôi không?
Cuốn này nổi tiếng vl, được lên phim, thêm cái tên tựa nghe kêu nên tôi hí hửng mua đọc thử, mặc định sẽ được đọc cái gì đó lãng mạn và ngôn từ bay bổng lắm, nhưng đọc xong thì ... meh, không tệ, có thể nói ở mức khá, nhưng không tới được mức siêu phẩm ngang độ phủ sóng của nó.:nosebleed:
Trong khi lúc mua cuốn " Nhà thờ đức bà Paris', tôi không kỳ vọng nhiều, chủ yếu mua phần vì cái tên Victor Hugo, phần vì hồi bé nghe đề cập cụm từ thằng gù nhà thờ đức bà của disney suốt. Tôi đã đinh ninh cuốn này sẽ khô khan lắm, vì tựa sách là cái nhà thờ khô khan thế kia mà, vậy mà đọc xong thì mới thấy hấp dẫn vl:surrender:
Giờ ngồi nhìn lại hai cuốn trên tôi mới thấy trình độ của Victor Hugo trên hẳn một bậc so với Dumas thế nào. Nhà thờ đức bà Paris tác giả xoáy sâu vào cái nhà thờ, kiến trúc của nó , bối cảnh lịch sử và câu chuyện về tình yêu xoay quanh nàng Esmeralda, nghĩa là phần câu chuyện không phải trọng tâm duy nhất. Còn ở cuốn 3 chàng ngự lâm quân, tác giả xoáy sâu vào bối cảnh lịch sử pháp và câu chuyện của 4 chàng ngự lâm quân. Phần miêu tả bối cảnh lịch sử thì tôi thấy cả hai đều làm tốt khi truyền tải được không khí nước Pháp giai đoạn đó, nhưng ở phần xây dựng cốt truyện, tôi thấy Dumas đã làm không tốt bằng Victor Hugo, qua 3 khía cạnh:
1. Tạo ấn tượng nhân vật cho độc giả:
-Dumas khi giới thiệu nhân vật mới chỉ miêu tả ngoại hình, nếu là nhân vật chính thì ông miêu tả thêm chút về gia cảnh, điều này khiến tôi không ấn tượng hay nhớ lâu được.
-Victor Hugo thì khác, khi bắt đầu giới thiệu nhân vật, ông sử dụng một thủ pháp rất khéo léo đó là đặt họ trong một tình huống đời thường trước, tả cách họ phản ứng rồi sau đó mới miêu tả kĩ hơn ngoại hình, gia thế ở phần sau hoặc miêu tả cùng lúc tình huống và ngoại hình. Gingore, esmeralda hay thằng gù đều có chung công thức giới thiệu như thế. Thủ pháp này cực kì hiệu quả. Lấy ví dụ ở Quasimodo, ông đặt nhân vật này vào cái tình huống bị mọi người chung quanh sỉ nhục, kết hợp tả ngoại hình. Nếu ông làm theo thứ tự tả ngoại hình rồi mới tới tình huống, có lẽ nhân vật sẽ bớt đáng nhớ hơn nhiều =>Tạo ngay ấn tượng mạnh cho người đọc. :hell_boy:

2. Sự chặt chẽ trong cốt truyện.
-Dumas xây dựng được một thế giới chi tiết, tuyến nhân vật dày, song tôi thấy cách ông kết truyện chưa thỏa đáng. Cần biết rằng phản diện trong truyện là Đức giáo hoàng và người đàn bà tay sai. Ở phần kết thúc, ông chỉ nêu lên kết cục của 4 chàng ngự lâm, người đàn bà tay sai, vậy còn đức giáo hoàng đâu?:surrender: Đọc hết mà tôi còn chưng hửng một hồi => Thiếu trọn vẹn.
-Victor Hugo thì viết chặt chẽ hơn hẳn. Các nhân vật trong truyện, dù có số lượng không đa dạng bằng, song lại cực kì vừa vặn, không thừa không thiếu. Họ đều được ông ban cho một cái kết xác đáng, và số mệnh của họ vẫn luôn xoay quanh nhân vật tâm điểm là nhà thờ đức bà Paris=> Trọn vẹn.

3.Văn phong.
Cái này thì cảm nhận cá nhân thôi, tôi thì tôi thấy Victor Hugo tả hay hơn. Tuy 3 chàng ngự lâm quân Dumas có tả rất nhiều cảnh chiến đấu, tỏ tình các kiểu còn Nhà thờ đức bà Hugo chỉ chú trọng vào câu chuyện tình yêu của các nhân vật, hồi cuối mới có duy nhất cảnh chiến đấu nhưng nó hấp dẫn và li kì hơn hẳn. Từ cái đoạn đầu tả gingore rồi sự xuất hiện của Quasimodo tôi đã thấy văn phong của người tác giả quá khủng rồi, rồi từ cái đoạn mà Phoebus mời Esmeralda vào cung điện cho đến đoạn kết thì phải nói thực sự quá hoàn hảo, gây cấn cực kì.

4. Tạo sự đồng cảm cho nhân vật
-Victor Hugo do văn phong và thủ pháp tôi nói ở trên làm quá tốt nên lấy được sự đồng cảm của người độc rất dễ. Quasiomodo, frollo, hay Esmeralda đều tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng tôi. Có nhiều đoạn tôi đọc mà trong đầu tự hình dung lên vẻ ngoài của họ luôn. Đặc biệt là Esmeralda và Quasimodo, thực sự rất đáng nhớ.
-Dumas thì lại thất bại hoàn toàn ở khía cạnh này. Ngoài Athos với artemis còn lấy được chút cảm thông thì Pothos trông như trai bao, còn d'Artagnan thì thực sự tôi thấy quá đạo đức giả. Cụ thể ở chi tiết tác giả cho nhân vật này... hiếp dâm nữ tay sai của đức giáo hoàng, để rồi cuối cùng khi nhân vật nữ này bị xử tử, anh này nói với cô đại khái là "những gì tôi làm là sai, cho tôi xin lỗi nhưng cô phải chết":surrender: Tôi thực không hiểu nổi dụng ý của tác giả ở đây là gì nhưng một nhân vật như vậy quá mất dạy để đồng cảm.

5.Ý nghĩa truyền tải
-Nhà thờ đức bà Paris nói lên được rất nhiều thứ lớn lao. Nó phản ánh được hiện thực xã hôi, cách con người ta đối xử tàn tệ với nhau, chà đạp những nhân vật thấp kém về địa vị như Esmeralda hay về ngoại hình như Quasimodo. Nhưng sau tất cả, tình yêu thương vẫn tồn tại. Esmeralda dù ngu dại yêu phải sở khanh nhưng vẫn là con người tốt, có tấm lòng vị tha, còn Quasimodo dù biết tình yêu với esmeralda là vô vọng nhưng vẫn yêu hết lòng và hi sinh tất cả. Tôi gọi đây là sự lãng mạn trong hiện thực. Có một chi tiết rất đắt trong truyện là khi Quasimodo tỏ tình với esmeralda bằng cách đặt bình pha lê nhưng vỡ nên hoa héo với bình sành nhưng không vỡ nên hoa tươi( ngụ ý tốt gỗ hơn tốt nước sơn) bên cửa sổ và Esmaraldo chọn ngay...hoa héo.
-3 chàng ngự lâm quân không thể hiện được nét lớn lao về ý nghĩa, chủ yếu thuần giải trí.

=>>Nhìn chung, Nhà thờ đức bà Paris- một tên tựa khô khan cùng một câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất sắc hơn rất nhiều so với 3 chàng ngự lâm quân với cái tựa và bối cảnh hết sức hoành tráng của mình. Dù xét ở mặt giải trí hay ý nghĩa, tác phẩm của Victor Hugo vẫn hay hơn bội phần.
Đây cũng chỉ là nhận xét phiến diện từ tôi, tương lai sẽ mua thêm 2 tác phẩm tiêu biểu khác của hai nhà văn này là "Bá tước Monte Cristo" và " Những người khốn khổ" đọc để có cái nhìn chính xác hơn.

Rảnh rỗi nên lan man so sánh hai tác phẩm bất hủ này, anh nào đọc cả 2 rồi thì bàn với tôi cho vui nhé:byebye:
vừa hay là trên F33 thread của bác potter đang bàn tác phẩm này
https://voz.vn/t/thang-gu-nha-tho-duc-ba-tieng-vong-cua-tinh-yeu-cao-ca.391720/#post-12609910
 
Có ai thấy cuốn "3 chàng ngự lâm quân" không xuất sắc như lời đồn như tôi không?
Rảnh rỗi nên lan man so sánh hai tác phẩm bất hủ này, anh nào đọc cả 2 rồi thì bàn với tôi cho vui nhé
Nếu có 1 sự so sánh tương đồng và gần VN về mặt địa lý để xem xét (cho dễ mường tượng), thì việc thím đặt Dumas và Hugo lên bàn cân để so chẳng khác gì đặt Kim Dung và Lỗ Tấn lên cân với nhau. Hoàn toàn không cùng 1 đẳng cấp, 1 trình độ.

Văn Dumas là văn để công chúng giải trí, còn Hugo thì không.
 
Bộ 5 cuốn nhé My Fence.
Hay nhé Fence, rất đáng để mua về đọc và sưu tầm, sau Fence để dành cho con cái đọc cũng tốt.
Lược sử loài người quá đỉnh, có nhiều Review tốt về cuốn này rồi, Fence ko phải hối hận đâu.

Súng, vi trùng và thép (Guns, germs and Steel) Định mệnh của các xã hội loài người
Sụp đổ - các xã hội đã thất bại hay thành công như nào
Thế giới cho đến ngày hôm qua (The world until yesterday)
Loài tinh tinh thứ ba - Sự tiến hóa và tương lai của loài người (The third chimpanzee - 1992)
Biến động - Các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như nào (Upheaval: Turning points for nations in crisis)
Mấy quyển này nên đọc theo thứ tự nào bác nhỉ?
 
Thấy hình ảnh thằng gù qua tôi, làm người tốt là niềm an ủi cuối cùng của một kiếp lesor. Cũng như trong giáo lý phật giáo, chủ ngĩa khắc kỷ, etc. làm người tốt hay đối xử tốt với một ai đó chỉ để tâm an, tìm niềm vui cho chính mình. Hay thỏa mãn cái thị dục huyền ngã như trong đắc nhân tâm đề cập.
 
Nếu có 1 sự so sánh tương đồng và gần VN về mặt địa lý để xem xét (cho dễ mường tượng), thì việc thím đặt Dumas và Hugo lên bàn cân để so chẳng khác gì đặt Kim Dung và Lỗ Tấn lên cân với nhau. Hoàn toàn không cùng 1 đẳng cấp, 1 trình độ.

Văn Dumas là văn để công chúng giải trí, còn Hugo thì không.
ủa dumas chỉ viết tâc phẩm thuần giải trí thôi hả anh?
Tôi tưởng 1 tác phẩm đi cùng thời đại như 3 chàng ngư lâm quân phải có ý nghĩa gì đó sâu sắc chứ
 
MÌnh vừa lướt web thì tìm được 2 cuốn sách khá hay là Watership down và Plague dogs , bác nào biết ở VN nó xuất bản với tên gì không nhỉ , hoặc có chỗ nào bán không mình tìm tiki mãi không thấy
 
Lý do mình là pro văn học phương Tây nhưng kể từ 3 tháng đầu join group sách Việt Nam tới giờ thì mình đã out và tự hứa với lòng đéo bao giờ đặt chân vào cái động hoa quả sơn cho đám khỉ đen này thêm. Thà ở một mình hoặc tham gia cùng một nhóm người nhỏ còn hơn ở cạnh một đám khỉ đang tập đánh vần chữ.
Với mình thì đã đọc văn học kinh điển là chấp nhận sự thử thách từ chất văn, bối cảnh, văn hóa của phương tây nó khó hòa hợp như thế nào đối với một độc giả Việt Nam và cái khó đó dành để vượt qua, để suy ngẫm chứ không phải hành xử mấy trò thiểu năng, tự bắn vào chân ăn vạ nằm giãy đành đạch như group sách Việt Nam.
Các bạn không biết ư? Ồ vậy để tôi kể về kỉ niệm 3 tháng ở group sách Việt Nam cho các bạn nghe nhé: ngoài những post về self help, tản văn, khoe săn sale sách, khoe bìa đẹp, khoe cái ghế ngồi đọc, khoe cái dáng mình đang ngồi đọc sách selfie thì tôi không chấp NHƯNG CÁI TỘI NẶNG NHẤT là rất ít bài bàn về nội dung, nhân vật, văn hào mà chiếm phần lớn là post bài lên review hướng tiêu cực về nội dung sách, nào là không hiểu sách viết về cái gì mà không hề trích ra hẳn một điểm khó hiểu mà chỉ nói chung chung là quyển này đọc méo hiểu gì? thậm chí có những bài tự vã mõm như khoe thành tích đọc Đồi Gió Hú trong vòng chỉ 1 ngày? (lạy chúa tôi đọc 3 ngày), đọc Chiến tranh và hòa bình trong vòng 1 tuần và lên mạng khoe ta đây chả hiểu gì về yếu tố chiến tranh và lịch sử của nó. Lướt chữ như lướt xa lộ thế kia bảo sao!
Sau đó tận dụng cái trải nghiệm méo mó, cụt què của mình để so sánh Đồi gió Hú và loạt tác phẩm kinh điển khác nội dung bình thường chả khác gì phim lẻ, chả khác gì anime, manga thời nay. Nghĩ sao đem so một tác phẩm văn học kinh điển với những bộ anime thời nay? Dù cái lý do đơn giản nhất đã là classic thì mức độ gây ảnh hưởng của nó lên các sản phẩm sau này thì đâu đó nó lấy ý tưởng nên coi thấy sự tương đồng là hiển nhiên.
Biết bao tác phẩm kinh điển khiến cả thế giới say mê một thời, khiến biết bao bậc ông bà, cha chú chúng ta từng lấy novel làm một phần lý tưởng sống nhưng bị tụi sinh sau đẻ muộn thời nay vấy bẩn lên mà không chút gớm tay.
Hội sách Việt Nam FB, nên đổi tên thành hội phá hoại làng văn học Việt Nam. Cá nhân mình cũng không hề có bất kì một kiên thức nền tảng nào về văn học, lịch sử, văn hóa về phương tây cả. Mình cùng cái đầu rỗng tuếch và nhảy vô đọc hẳn những tác phẩm kinh điển và từ đó học hỏi, tích lũy dần. Mình đồng ý rằng ai cũng có cái lần đầu về sự sai lầm, sợ hãi, bấp bênh nhưng đó chỉ được phép diễn ra trong thời gian đầu tập đọc, còn cái group sách thì đếm coi bao nhiêu năm rồi vẫn kẹt trong cái vũng bùn lầy không lối thoát đó? vẫn là viễn cảnh đứa này hùa đứa kia dè bỉu, báng bổ những tác phẩm kinh điển, so sánh sách với phim, manga, anime để nâng tầm thứ này, đá đổ thứ kia. Chỉ vì nó không chấp nhận bản thân mình cần phải trau dồi thêm thay vì cố chấp và ra sức phá hoại văn học như thế. Sau này nghiệp quật vào mõm coi chừng đỡ không kịp à nha. Có những người mắc sai lầm nhưng họ học được thứ gì đó từ nó, hoặc chi ít không mắc cùng một sai lầm đến tận 2 lần. Nhưng group sách Việt Nam FB đã làm gì để tôi tin rằng họ học được gì từ sai lầm họ hay là lại ôm cái sai đó làm tài sản cá nhân cả đời không chí cầu tiến? Họ đã làm gì? Chẳng làm được đéo gì cả, cứ chê chửi tác phẩm kinh điển tiếp đi, cuộc đời cái đám đó cũng chả khá lên tí nào vì điều đó đâu.
Cái đất nước này không xứng đáng để được đi lên, chừng nào cái mớ group sách Việt Nam FB vẫn còn tồn tại.

240252611_1778149592356962_5336312140299207193_n.jpg
 
Last edited:
Có 2 khúc mắc trong cuốn Nhà thờ đức bà Paris mà tôi chưa hiểu, anh nào đọc rồi thì lí giải hộ tôi để tôi có cái nhìn toàn diện về tác phẩm bất hủ này
1. Vì sao người đàn bà Ai cập bắt cóc Esmeralda lại đưa cho cô kỉ vật để cô tìm lại được mẹ ruột? Vậy bắt làm gì nhỉ?
2.Mẹ của Esmeralda làm mẹ nhưng không biết con mình là người ai cập ư? Lại đi thù ghét người ai cập? Với boheimien với ai cập là 1 à anh em?
 
Back
Top